K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2021

Tham Khảo !

1. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen e ngoan. Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh xảy ra việc

Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn.

Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường.

Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợ.

Tôi chấp nhận đi học trễ để giúp bà cụ qua đường.

b. Diễn biến sự việc

Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?

Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”.

Tôi đề nghị giúp bà qua đường.

Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý.

Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng.

Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau.

Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học trễ.

Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe.

Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình: Tôi tự hào về việc làm của tôi. Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa

1 tháng 1 2022

he he

17 tháng 10 2016

đề 1:

Trong cuộc đời mỗi người ai cũng trải qua thời thơ ấu. Có những người có tuổi thơ đẹp, hạnh phúc, không ít người phải chịu cảnh khổ cực bất hạnh. Nhưng dù là ai và rơi vào hoàn cảnh nào cũng đều có kỉ niệm vui buồn của thời tuổi thơ. Kỉ niệm đáng nhớ đối với em là kỉ niệm năm học lớp 4.

Đó là năm em học lớp 4A Trường Tiểu học Uy Nỗ. Năm học đó em đã chăm chỉ, nỗ lực, hăng say học tập. Và sau những ngày thi vất vả chúng em được nghỉ học một thời gian ngắn để đón chờ ngày tổng kết năm học. Rồi cái ngày vui sướng ấy cũng đến. Cô giáo bước vào lớp nhìn chúng em mỉm cười. Sau những lời tổng kết ngắn gọn tình hình năm học, cô thông báo lớp có năm bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi, mười chín bạn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Cô còn thông báo rằng bạn học sinh có điểm tổng kết cao nhất lớp cũng đồng thời là bạn có điểm tổng kết cao nhất khối lớp một trong trường. Chúng em nghe vậy thì hồi hộp lắm! Không biết mình có trong danh sách học sinh giỏi không? Và không biết ai là người học sinh đặc biệt kia? 

Cô đọc tên từng bạn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến một. Không có tên em trong đó! Em run run ngồi im thin thít. Rồi đến danh sách năm bạn học sinh giỏi: 

– Phạm Đức Duy! 

– Ngô Đức Nhung! 

– Ngô Minh Tuyết! 

– Nguyễn Ngọc Tuấn! 

Và… 

– Phạm Bảo An! 

Cô cũng xin thông báo: Bạn Phạm Bảo An đồng thời cũng là bạn học sinh có kết quả học tập xuất sắc nhất lớp ta! 

Em như không tin vào tai minh nữa, tim em như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cả lớp vang lên những tràng pháo tay giòn giã. Tất cả mọi ánh mắt trong lớp đổ dồn về phía em. Em bất chợt đứng dậy và ôm chầm lấy người bạn cùng bàn như một hành động vô thức.Sau khoảnh khắc vui sướng và bất ngờ ấy, những tràng pháo tay đã ngớt, mọi người im lặng ngẫm nghĩ về kết quả của mình em mới rời tay khỏi người bạn của mình, nhìn sang bạn đó em chợt nhận ra đó là một bạn nam. Cả lớp lại được một phen cười bể bụng, còn em và bạn trai đó thì xấu hổ đỏ mặt không giám nhìn đi đâu.

Sau không khí nào nhiệt đó, mọi người cũng dần im lặng để dành thời gian cho cô giáo căn dặn. Cô nhắc nhở chúng em nhìn vào kết quả học tập để tự đánh giá những nỗ lực học tập của mình và khuyên chúng em cố gắng trong năm học tới. Đã có lúc, em cảm tưởng như ánh mắt cô dừng lại rất lâu trên gương mặt em như muốn khích lệ: 

– Em cố gắng phát huy thành tích của mình nhé! 

Tan buổi tổng kết, em chạy thật nhanh về nhà. Vừa về đến cổng em đã cất tiếng rất to gọi bố mẹ. Nghe tiếng em cả nhà đi nhanh ra hè, em ôm chầm lấy mẹ – khi đó đã chạy vội ra sân. Em hổn hển thông báo kết quả học tập của mình, và cũng không quên thông báo cả thứ bậc xếp loại trong khối. 

Bây giờ thì em đâu còn nghĩ đến những ngày ấy! Hai ngày sau là ngày tổng kết năm học của trường, đón em lên nhận phần thưởng đầy vinh dự của mình là nắng vàng, gió nhẹ và những tràng pháo tay khen ngợi của bạn bè, thầy cô. Cảm giác của em khi này đã khác, thay cho niềm hồi hộp, ngỡngàng là lời tự nhủ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Sau lần đạt danh hiệu cao quý ấy, em cũng liên tiếp được nhận danh hiệu đó trong những năm học tiếp theo, những kỉ niệm về năm học lớp 4 làm em cứ nhớ mãi, vì đó là năm học đầu tiên em đạt được danh hiệu đó, kỉ niệm đó còn gắn cả với một bạn trai mà giờ đây bạn ấy là bạn thân nhất của em.

17 tháng 10 2016

Đề 1. Kể về một việc tốt mà em đã làm:

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:

– Anh gì ơi?

Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:

– Gì thế nhóc?

Em đáp:

– Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi

trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,

Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:

– Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không

thì liệu hồn con ạ!

Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:

– Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và

làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.

Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.

Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.

 

16 tháng 11 2021

1. Phần Mở bài

- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.

- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.

- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.

2. Phần Thân hài

a). Giới thiệu sự việc

- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.

- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.

- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.

b). Diễn biến sự việc

- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.

- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.

- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.

- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.

- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.

- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.

- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

3. Phần Kết bài

Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.

- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.

- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.

3 tháng 2 2019

- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

   + Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

   + Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

11 tháng 10 2018

I. MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại nghĩ là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

2. Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biết nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-    Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-     Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

chúc bn hok tốt

 
11 tháng 10 2018

a) Mở bài:

— Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn;

— Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì?

— Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em.

b) Thân bài:

(1) Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn).

(2) Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài...

(3) Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,...

(4) Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,...

(5) Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao?

(6) Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào?

c) Kết bài:

— Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô;

— Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?