K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2017

Thực vật là cỏ thì có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.

8 tháng 7 2017

Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo...). Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau
trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật


8 tháng 7 2017

- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật ăn cỏ, nếu thiếu thực vật thì chúng sẽ không có nguồn thức ăn. Nên nơi nào có nhiều thực vật thì nơi đó có nhiều loài động vật ăn cỏ, kể cả động vật ăn thịt vì thức ăn chính của động vật ăn thịt là động vật ăn cỏ.

- Thực vật là nơi sinh sống của động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Ví dụ như chim làm tổ trên cây; sóc sống trong hốc cây; hổ, báo sống trong rừng,... Vì vậy nơi nào có nhiều cây cối như rừng thì có rất nhiều động vật hoang dã ở đó.

- ....

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật:

Khí hậu và nguồn nước

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.

- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng của nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.

Ví dụ: cây ưa bóng thường sống và phát triển tốt nơi đầy đủ ánh sáng, cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.

Ví dụ: Cây cà chua phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 21oC, nhiệt độ tối thấp ở 13oC, nhiệt độ tối cao ở 35oC. Vượt quá giới hạn nhiệt này lá cây sẽ vàng úa dần rồi chết.

+ Nhiệt độ cũng quyết định đến sự phân bố các loài.

Ví dụ: Những loài chịu lạnh phân bố ở hàn đới, ôn đới, những loài chịu nóng phân bố ở vùng nhiệt đới.

- Nước và độ ẩm không khí:

+ Nước tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trường và phát triển của sinh vật.

Đất

- Nguồn sinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.

- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

- Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

Địa hình

Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua độ cao, hướng sườn và độ dốc.

Ví dụ: Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ càng thưa.

Sinh vật

Các sinh vật cùng sống trong môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.

=> Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

Con người

- Tạo các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố các loài.

- Thu hẹp nơi sinh sống nhiều loài sinh vật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

3 tháng 2 2023

Ví dụ (Dân cư, lao động): những khu vực đông dân cư hệ thống giao thông vận tải sẽ phát triển mạnh ngược lại những khu vực dân cư thưa thớt giao thông vận tải cũng hoạt động kém phát triển hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy ngành thương mại phát triển.

- Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong phú tập quán, thói quen tiêu dùng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

Ví dụ: những khu vực tập trung dân cư đông đúc nhu cầu tiêu dùng, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khác với khu vực thưa dân.

3 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.

- Khả năng tiếp cận thị trường.

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.

Lời giải chi tiết:

Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.

Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.

- Khoa học – công nghệ:

+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.

+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...

Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

4 tháng 11 2017

- Vị trí địa lí: Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.

 - Khoáng sản: Cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta tập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% sản lượng than của cả nước. Hay các nhà máy xi măng của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang)...

 - Nguồn nước: Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp (luyện kim đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,...

 - Khí hậu: Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện nhiều cây trồng, vật nuôi phong phú, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

 - Các nhân tố khác: Đất đai - địa chất công trình ảnh hưởng đến xây dựng các nhà - Dân cư và nguồn lao động: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, giày da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và "chất xám" cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử tin học, cơ khí chính xác...

 - Dân cư và nguồn lao đông: Nơi có nguồn lao động dôi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, giày 1 da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghê và chuyên môn cao. Noi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, cổng nhân lành nghề gắn vói các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và "chất xám" cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử 1 tin học, cơ khí chính xác...

 - Tiến bộ khoa học kĩ thuật:

   + Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Ví dụ: phương pháp hóa than ngay trong lòng đất cho phép thay đổi hẳn điều kiện lao động, đồng thời khai thác những mỏ than sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.

   + Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ, trước dãy các xí nghiệp luyện kim thường gắn với mỏ than và quặng sắt, nhưng hiện nay nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố đã thay đổi.

 - Thị trường: Có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ. nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các ngành dệt may, chế biến thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước và quốc tế (Hoa Kì, EU,...).