K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2021
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm

 - Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, từ khí hậu - thuỷ văn đến thổ nhưỡng - sinh vật và cả địa hình, nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

- Bên cạnh tính chất nền tảng là nóng ẩm, tự nhiên Việt Nam có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau

2. Việt Nam là một nước ven biển

- Nước ta có vùng biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền. Biển Đông có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta.

- Sự tương tác của đất liền và biển hoà quyện với nhau, duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi

- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.

 Thuận lợi

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú…

- Vùng núi cao có thể phát triển các cây trồng cận nhiệt đới hoặc nghỉ mát, du lịch,...

+ Khó khăn

- Nhiều thiên tai: sạt lở, bão lũ. …

- Môi trường khí hậu dễ biến đổi.

4. Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp 

 - Sự phức tạp, đa dạng của tự nhiên nước ta đã được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên với nhiều loại đất, đá, khí hậu, sinh vật,..

- Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên.

- Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hoá nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.

là 1 nc ven biển nc ta có những thuận lợi trong pt kinh tế là 

   + pt du lịch biển 

   +khai thác dầu khí 

   +bắt hải sản 

   +chế biến thủy hải sản 

19 tháng 4 2021

–  Tính chấ– Tính chất  ven biển hay  tính chất bán đảo.

– Tính chất  đồi núi.


– Tính chất đa dạng và phức tạp.t nhiệt đới gió mùa ẩm.

17 tháng 3 2019

Biển nước ta giàu hải sản (cá, tôm…), khoáng sản (dầu khí, ti-tan…), có nhiều vũng vịnh sâu, nhiều bãi biển đẹp… thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác than hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải biển, dụ lịch…

5 tháng 6 2017

- Hãy tính xem ở nước ta 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển?

Trả lời:

- Diện tích đất liền (S1)=33000km2 (làm tròn).

- Diện tích biển Việt Nam (S2)=100000 km2.

- Tỉ lệ S2:s1=3,03.

Như vậy 1km2 đất liền ứng với trên 3km2 mặt biển.

- Là một nước ven biển, Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

Trả lời:

Biển nước ta giàu hải sản (cá, tôm…), khoáng sản (dầu khí, ti-tan…), có nhiều vũng vịnh sâu, nhiều bãi biển đẹp… thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác than hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải biển, dụ lịch…

5 tháng 6 2017

- Diện tích đất liền (S1) = 330000km2 (làm tròn).

- Diện tích biển Việt Nam (S2) = lOOOOOO km2

.- Tỉ lệ S2: S1, = 3,03.
Như vậy 1km2 đất liền ứng với trên 3km2 mặt biển.

8 tháng 5 2021

a )Biển nước ta giàu hải sản (cá, tôm…), khoáng sản (dầu khí, ti-tan…), có nhiều vũng vịnh sâu, nhiều bãi biển đẹp… thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác than hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải biển, dụ lịch…

b)

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (Hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà...).

+ Trồng rừng đầu nguồn.

+ Nạo vét lòng sông.



 

8 tháng 5 2021

Thuận lợi:

Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...

- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

- Biển Đông là một biển lớn trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến, nằm trong vùng nhiệt đới gó mùa Đông Nam Á, Diện tích 3447000km

- Biển Đông tương đối kín, thông với TBD và ÂĐD qua các eo biển hẹp

- Vùng biển Việt là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1000000km2

b. Đặc điểm khí hậu của biển

- Chế độ gió

+ Hướng gió Đông Bắc ( Tháng 10 đến tháng 4),hướng gió Tây Nam hoặc hướng Nam (từ tháng 5 – tháng 9)

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền

+ Chế độ nhiệt; Mùa hạ mát hơn , mùa đông ấm hơn đất liền

+ Nhiệt độ TB năm của nước biển ở tầng mặt là 23C

+ Chế độ mưa: Thường ít hơn trên đất liền

c. Đặc điểm hải văn:

- Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.

- Nhiều chế độ triều Độ muối TB 30- 33%o

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường bển Việt Nam

a. Tài nguyên Biển Phong phú và đa dạng, có giá trị về nhiều mặt nhưng không phải là vô tận

- Khóang sản: Muối, dầu mỏ, khí tự nhiên… khai thác khoáng sản biển

- Hải sản: Cá , tôm, cua… khai thác hải sản.

- Mặt nước biển, giao thông vận tải

- Các bãi biển… để phát triển du lịch

b. Môi trường biển

- Môi trường biển Việt Nam khá trong lành, tuy nhiên một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm

- Nguồn lợi hải sán có chiều hướng giảm sút

 

17 tháng 3 2022

Tham khảo

- Thuận lợi: + Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. + Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. + Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. + Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. - Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Giải pháp: 

- Phát triển nghề  trồng cây lúa ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên,...

- Phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.

- Khai thác nguồn khoáng sản sẵn có

- ...

5 tháng 3 2022

tham khảo :

*  Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

-  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

*  Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :

- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;

- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;

- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;

- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

22 tháng 4 2022

1)

Vị trí về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến (Vị trí nhiệt đới).

- Vị trí gần trung tâm ĐNA.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền & ĐNA hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật

Ảnh hưởng: Biến VN thành một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái, dễ dàng hội nhập và giao lưu với các quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm (Xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời,...).

C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 

C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.

11 tháng 2 2018

Vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì về diện tích, giới hạn, đặc điểm tự nhiên?

– Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
– Diện tích :3477000 km2, rộng và tương đối kín.

– Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
– Chế độ hải văn theo mùa.
– Chế độ mưa: 1100 – 1300mm/ năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
– Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
– Độ mặn trung bình: 30 – 33%

Biển nước ta có thuận lợi khó khăn gì với sự phát triển kinh tế xã hội ?

- Thuận lợi:
+ Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...) thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản.
+ Khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại) giúp cho việc khai thác và cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến khoáng sản.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, dễ dàng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo.
+ Có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản,
+ Tạo điều kiện cho phát triển giao thông vận tải biển...
+ Là cửa ngõ nối liên các đường vận tải biển thuận lợi cho việc giao lưu và buôn bán với các nước khác trên thế giới.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
+ Nhiều khoábg sản ở vùng khó khai thác còn chưa thể khai thác được.
+ Khó khăn trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo vì có đường bờ biển kéo dài và nhiều đảo, quần đảo ngoài xa.

11 tháng 2 2018

Vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì về diện tích, giới hạn, đặc điểm tự nhiên?

- Biển Đông là một vùng biển lớn, có diện tích khỏang 3 447 000 km2 , tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc.

- Vùng Biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, diện tích khaorng 1 triệu km2 .

Đặc điểm tự nhiên:

- Chế độ gió: Hướng gió đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại, ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.

- Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình trên mặt biển khoảng 23 độ C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, 1100- 1300 mm/ năm.

- Dòng biển: Dòng biển trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.

- Chế độ triều phức tạp, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.

- Độ muối trung bình của biển Đông khoảng 30- 33 %.

Biển nước ta có thuận lợi khó khăn gì với sự phát triển kinh tế xã hội ?

* Thuận lợi:

- Giao thông thuận tiện hơn, giao hơn giữa các nước dễ dàng hơn.

- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá, tôm, mực,...

- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt,...

- Phát triển du lịch.

- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả nước. Đời sống nhân dân cũng được cải thiện hơn nhờ nguồn lợi từ biển.

* Khó khăn:

- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây ra tổn thất lớn về người và của.

- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất.

- Gây bất đồng về chủ quyền các nước.