K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

1. Vịnh Hạ Long. Nằm ở bờ Tây của Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, diện tích khoảng 1.553 km vuông bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km vuông quần tụ dày đặc 775 hòn đảo lớn nhỏ.

2. Chùa Thiên Mụ. Còn gọi là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức được xây dựng vào năm Tân Sửu (năm 1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.3. Hồ Hoàn Kiếm. Còn được gọi là Hồ Gươm, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội, hồ có diện tích khoảng 12 hecta. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là: hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ XV gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần.4. Hội An. Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc. Từ thế kỷ XVI, XVII nơi đây đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo, là nơi giao thương và là trung tâm buôn bán lớn của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia… ở Đông Nam Á.5. Phú Quốc. Hòn đảo này còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại vùng vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km vuông.

6. Ruộng bậc thang Sa Pa. Sa Pa là một thị trấn vùng cao ở phía Tây Bắc Việt Nam, nơi có các thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, trải dài như là những nấc thang vươn lên tận lưng trời,cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

7. Mũi Né. Là một trung tâm du lịch nổi tiếng vùng Nam Trung Bộ, cách trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) 22km về hướng Đông Bắc, nơi đây là một dải bờ biển xanh hoang vu với các đồi cát đỏ trải dài như sa mạc và những làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.

8. Đồng bằng sông Cửu Long. Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, còn được gọi là đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, tổng diện tích là 40.548,2km vuông. Do có bờ biển dài và sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, kênh rạch, cù lao, đảo và quần đảo lớn nhỏ, nơi đây thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá.

9. Địa đạo Củ Chi. Là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, vùng đất được mệnh danh là "đất thép", cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Tây - Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

10. Nha Trang. Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Vùng đất biển còn nổi tiếng bởi món yến sào, một trong những loại thực phẩm cao lương mỹ vị bổ dưỡng được các vua chúa sử dụng cách đây 400 năm.

31 tháng 10 2018
Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

  1. Sơn La - Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
  2. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.
  3. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.
  4. Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
  5. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh, gồm 3 trọng điểm du lịch là:

  1. Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.
  2. Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.
  3. Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.
Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  1. Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
  2. Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành…
  3. Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
  4. Thừa Thiên Huế
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  1. Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
  2. Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
  3. Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…
Vùng Tây Nguyên

gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch là:

  1. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng.
  2. Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
  3. Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.
Vùng Đông Nam Bộ

Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch:

  1. Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.
  2. Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
  3. Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Vùng này có 4 trọng điểm du lịch:

  1. Tiền Giang - Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.
  2. Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.
  3. Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.
  4. Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - mũi Cà Mau.
CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
23 tháng 10 2023

Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.

- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.

- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.

Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:

- Theo ngành kinh tế.

- Theo thành phần kinh tế.

- Theo lãnh thổ.

Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ ở nước ta phụ thuộc trước hết vào nhân tố nào sau đây?

A. Phân bố dân cư.                                        B. Điều kiện tự nhiên.

C. Phân bố sản xuất.                                      D. Tài nguyên du lịch.

28 tháng 11 2021

-Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô ở Mèo Vạc

-Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, Hà Giang

-Mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 301 – 400

-Lễ hội đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hà Giang

-Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

-Chợ phiên Hà Giang

-Mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 401 – 500

-Núi Quản Bạ

Có gì sai bạn thông cảm nhé,quê mình không phải ở Hà Giang.

22 tháng 7 2019

Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.

24 tháng 12 2020

cậu có thể tham khảo câu trả lời này nhé 

1.

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí ở đồng bằng với trung du, miền núi

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng có mật dân số cao nhất cả nước từ khoảng 501 đến 2000 người trên 1km vuông

+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ khảng 501 đến 1000 người trên 1km vuông

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người trên 1km vuông

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ  có mật độ dân cư thấp dưới 100 người trên 1km vuông

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5% (số liệu lấy từ năm 1990) xuống còn 73,1% (số liệu lấy từ năm 2005)

- Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5% (số liệu lấy từ năm 1990) lên 26,9% (số liệu lấy từ năm 2005)

còn mấy câu kia mình không biết làm nên cậu có thể tham khảo trên internet nha

Chúc cậu học tốt :)))))))))))

  

 

 

24 tháng 12 2020

Cảm ơn cậu nha ^^

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

22 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

Điều kiện thuận lợi:

Có vị trí địa lí đặc biệt thận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.Có dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớnTrung tâm kính tế lớn của cả nướcCó nhiều chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị…

Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước…

2.Một số trung tâm du lịch nổi tiếng: Sa Pa, Hạ Long, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc…

3. Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì: ... - Các thị trưởng này có vị trí địa lí gần, dân cư đông, tốc độ phát triển nhanh. - Ngược lại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường khó tính, nét văn hóa khác biệt với Việt Nam.

22 tháng 11 2021

tham khảo

 

1 Điều kiện thuận lợi:

Có vị trí địa lí đặc biệt thận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.Có dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớnTrung tâm kính tế lớn của cả nướcCó nhiều chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị…

Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước…