K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2016

Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
a) Sự sinh trưởng
Ở động vật, trứng được thụ tinh thành hợp tử. Hợp tử phân chia liên tiếp làm cho khối lượng và kích thước của cơ thể tăng lên. Sự sinh trưởng ở động vật có 22 đặc điểm:
- Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều, lúc chậm, lúc nhanh, có lúc rất nhanh.
- Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận, các cơ quan, các mô khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau.
Khác với thực vật, động vật không có giai đoạn ngừng hắn sinh trưởng trong một thời gian dài như thực vật ở giai đoạn hạt. Nhưng trong điều kiện bất lợi, một số động vật cũng có thể tạm ngừng lớn (hiện tượng ngủ đông, đình dục...). Sự ngừng sih trưởng của các bộ phận trong cơ thể cũng có mức độ khác nhau vào những thời kì khác nhau. Đến tuổi trưởng thành, mỗi loài động vật có một kích thước nhất định.
b) Sự phát triển
Trong đời sống của mỗi loài động vật, có nhiêu giai đoạn phát triển khác nhau với những đặc điểm hình thái, sinh lí đặc trưng.
Người ta căn cứ vào sự sinh trưởng cá thể non và hình thái cơ thể để phân chia các giai đoạn phát triển ở động vật.

25 tháng 3 2019
Nhân tố sinh thái (đơn vị) Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái Dụng cụ đo
Nhiệt độ môi trường (oC) Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Nhiệt kế
Ánh sáng (lux) Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật. Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng
Độ ẩm không khí (%) Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật. Âm kế
Nồng độ các loại khí: O2, CO2, ... (%) Nồng độ O2 ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật. CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, nồng độ CO2 quá cao thường gây chết đối với hầu hết các loài sinh vật. Máy đo nồng độ khí hoà tan
pH Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của thực vật và do đó, ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng. Giấy quỳ tím
31 tháng 7 2019

Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. Trong số các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Sự thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp,… Ví dụ: Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên gây chết nhiều động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát,…

Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể,,… có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trong quần thể. Ví dụ: Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài động vât ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,…thì khả năng sống sót của con non thụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú ăn thịt (hổ, báo,…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.

1 tháng 1 2018

    * Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng dân số:

      - Mức độ sinh sản: Sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia. Để phát triển dân số bền vững, cần có các biện pháp nhằm hạ mức độ sinh.

      - Mức độ tử vong: Mức độ tử vong là một yếu tố có tác động tới tỉ lệ tăng dân số. Nếu mức độ tử vong thấp và sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện biện pháp giảm mức độ sinh.

      - Xuất cư và nhập cư: Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một vùng, của một quốc gia có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy cần phân bố dân cư hợp lí đảm bảo sự cân giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.

    * Ví dụ:

      Dân số ở Việt Nam tăng khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm dân số đã tăng 18 triệu (năm 1945) lên tới 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần.

29 tháng 4 2017

- Sức sinh sản: tỉ lệ sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia.

+ Để phát triển dân số bền vững, cần có các biện pháp nhằm hạ tỉ lệ sinh. Ví dụ, như ở Việt Nam chúng ta đang cố gắng hạ tỉ lệ sinh từ 2% xuống còn 1,7%.

+ Để làm được việc đó cần phải thực hiện cuộc vận động xây dựng quy mô gia đình ít con (từ 1 đến 2 con/ gia đình), lần sinh thứ nhất cách lần thứ 2 là 5 năm, thực hiện đúng tuổi kết hôn là 20 tuổi,...

- Mức độ tử vong: mức độ tử vong là 1 một yếu tố có tác động tới tỉ lệ tăng dân số.

+ Với một quốc gia, nếu mức độ tử vong thấp và sức sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng.

+ Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội phát triển, tuổi thọ của con người ngày một nâng cao, điều đó đồng nghĩa với mức độ tử vong ở các lứa tuổi trẻ sẽ ngày một giảm dẩn. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ sinh.

- Xuất cư và nhập cư: là hiện tượng tăng (hoặc giảm) dân số cơ học.

+ Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một quốc gia, dân số của một vùng có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy, phân bố dân cư hợp lí. thực hiện di dân có kế hoạch sẽ đảm bảo sự cân đối về dân số giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.

+ Ở nước ta, hiện tượng di dân tự do tới các vùng núi cao, cao nguyên vẫn thường xuyên xảy ra, hậu quả là tài nguyên đất, rừng bị xâm phạm và suy thoái.



26 tháng 4 2017

Trả lời:

- Sức sinh sản: tỉ lệ sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia.

+ Để phát triển dân số bền vững, cần có các biện pháp nhằm hạ tỉ lệ sinh. Ví dụ, như ở Việt Nam chúng ta đang cố gắng hạ tỉ lệ sinh từ 2% xuống còn 1,7%.

+ Để làm được việc đó cần phải thực hiện cuộc vận động xây dựng quy mô gia đình ít con (từ 1 đến 2 con/ gia đình), lần sinh thứ nhất cách lần thứ 2 là 5 năm, thực hiện đúng tuổi kết hôn là 20 tuổi,...

- Mức độ tử vong: mức độ tử vong là 1 một yếu tố có tác động tới tỉ lệ tăng dân số.

+ Với một quốc gia, nếu mức độ tử vong thấp và sức sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng.

+ Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội phát triển, tuổi thọ của con người ngày một nâng cao, điều đó đồng nghĩa với mức độ tử vong ở các lứa tuổi trẻ sẽ ngày một giảm dẩn. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ sinh.

- Xuất cư và nhập cư: là hiện tượng tăng (hoặc giảm) dân số cơ học.

+ Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một quốc gia, dân số của một vùng có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy, phân bố dân cư hợp lí. thực hiện di dân có kế hoạch sẽ đảm bảo sự cân đối về dân số giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.

+ Ở nước ta, hiện tượng di dân tự do tới các vùng núi cao, cao nguyên vẫn thường xuyên xảy ra, hậu quả là tài nguyên đất, rừng bị xâm phạm và suy thoái.

20 tháng 3 2018

    * Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

    * Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:

     - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,…

     - Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập mặn, quần xã hồ cá, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,…

17 tháng 7 2017

Chọn đáp án B

Quan hệ làm lợi cho các cá thể cùng loài thì đấy đều là hỗ trợ cùng loài

26 tháng 4 2017

Trả lời:

- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Sự khác nhau giữa quàn thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,...

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hổ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,...'.

28 tháng 4 2017

Bài 3. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và đối dịch:

Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối địch có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.