K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2016
Trên thế giới ngày nay, ta có được một cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Mọi thứ đều hiện đại. Từ những chiếc máy bay đang bay trên bầu trời trong xanh cho đến những đồ dùng nhỏ nhất của chúng ta cũng rất tiên tiến. Chúng đều do con người tạo ra. Nhưng chúng không phải do chỉ một người, một cá nhân nào đó tạo nên mà do sự đoàn kết của nhiều người tạo nên. Tất cả thứ đó đã nói lên hai từ thật ý nghĩa: đoàn kết. Việt Nam chúng ta cũng có một lòng đoàn kết rất bền vững, và còn hơn như vậy, chúng ta còn biết đùm bọc lẫn nhau. Những người có hoàn cảnh sống tốt thì giúp đỡ những người nghèo yếu. Người Việt Nam chúng ta hình như đã hiểu được và đang cố gắng làm theo câu tục ngữ đã có từ ngàn xưa của ông cha ta: "Lá lành đùm lá rách".
Trước hết, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Đọc lướt qua, ta có thể hiểu rằng lá lành ở đây có nghĩa là một chiếc lá trên cây, còn xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống. Còn lá rách ở đây có nghĩa là một chiếc lá đã vàng úa, bị rách nát, đang sống những ngày tháng cuối cùng trên cây trước khi bị rụng. Như vậy cả câu có nghĩa rằng những chiếc lá xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống kia sẽ che chở và bảo vệ những chiếc lá già nua, vàng úa. Nhưng ý nghĩa đích thực của câu tục ngữ không dừng lại ở đó. Lá lành có nghĩa là những người đang có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Còn lá rách có nghĩa là những người nghèo, những người khuyết tật đang sống những ngày tháng cực khổ. Như vậy, cả câu có một ý nghĩa thật sâu xa: Những người đang có một cuộc sống thật hạnh phúc đầy đủ phải biết che chở, đùm bọc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vậy vì sao phải giúp đỡ những người khó khăn? Vì sao phải "Lá lành đùm lá rách"?
Trong cuộc sống, mỗi người có một hoàn cảnh sống, điều kiện sống riêng. Thế nhưng xét cho cùng, mỗi người đều có một mối quan hệ gần gũi, ràng buộc. Bạn bè cùng lứa tuổi thì cùng học chung một mái trường, một lớp hõc. Hàng xóm láng giềng thì đi cùng chung một đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Mường, Tày... đều sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. VÌ vậy, không ai có thề sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu chia sẻ ngọt bùi sẽ giúp con người được gắn bó với nhau hơn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn nữa. Từ đó, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, không còn cảnh người nghèo, người khuyết tật phài đi ăn xin...
Vậy ta phải giúp đỡ họ như thế nào ?
Ta có thể giúp đỡ họ bằng nhiều cách, nhiều hướng khác nhau. Nếu là những em học sinh còn nhỏ, chúng ta có thể đóng góp những quyển sách, quyển vở trong những phong trào của trường. Nếu chúng ta gặp một người nghèo giơ bàn tay để xin tiền, ta có thể đưa cho họ một chút ít tiền, dù dù số tiền đó rất ít ỏi nhưng họ có thể sẽ rất vui. Ta có thể giúp họ qua những tổ chức từ thiện... Nhưng ta không bao giờ nên ghét bỏ họ. Có thể họ nghèo nhưng họ có thể có một lòng nhân ái, bao dung rất tuyệt vời. Tuy việc làm của chúng ta rất nhỏ nhưng ngày qua ngày, số tiền sẽ lớn hơn, và sẻ giúp được họ trong cuộc sống chật vật này.
Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" thực sự là một lời khuyên hữu ích cho mỗi người chúng ta. Chúng có được một cuỗc sống như ngày hôm nay, thì phải nghĩ đến những người nghèo khó hơn mình. Từ đó mà cùng nhau giúp đỡ họ. Là học sinh, chúng ta cũng phải biết giúp đỡ họ bằng cách đóng góp những quyển sách quyển vở. Hãy giúp đỡ những người nghèo khó vì một đất nước Việt Nam tươi đẹp, văn minh.
2 tháng 10 2017

Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

23 tháng 3 2016

Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam từ xưa đến nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh...đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao trong kho tàng cao dao tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ ''Lá lành đùm lá rách'' là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ ình cảm giữa người với người.

25 tháng 3 2017

Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.

23 tháng 3 2016

Ngày nay truyền thống ''Lá lành đùm là rách'' ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong học tập, sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứa trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, tuổi trẻ chúng ta cần kiênquyết chống tư tưởng ỷ lại, để cao tinh thần tự lực cách sinh.

23 tháng 3 2016

" Lá lành" là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. " Lá rách" là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, vất vả. "Lá lành đùm lá rách" có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh tật, hoạn nạn,... giúp họ vượt qua khó khăn.

Có bài văn mẫu

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lên hàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : " Lá lành đùm lá rách" nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.

Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn laovề truyền thoòng đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tục truyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là " lá lành", "lá rách"? " Lá lành" là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. " Lá rách" là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. "Lá lành đùm lá rách" có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,... Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"? Vì để có thể ssống một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . "Sông có khúc, người có lúc", trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốn mọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:

" Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì "lá lành đùm lá rách". Trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng....cùng sinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ...Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chi đội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào " Góp bút cùng bạn đến trường" do công ty Thiên Long phát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng... những quy học bổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những quỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nước dành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. " Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền". Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp của dân tộc Việt nam.

Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tương thần tương thân tương ái của dân tộc.

26 tháng 4 2016

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.


 

26 tháng 4 2016

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha.Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

27 tháng 4 2016

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

27 tháng 4 2016
Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ: […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:“ Thói thường gần mực thì đenAnh em bạn hữu phải nên chọn người”Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:• trinh bay suy nghi cua em ve cau tuc ngu gan muc thi den gan den thi sang• cam nghi ve cau tuc ngu gan muc thi den gan den thi sang• suy nghi cau tuc ngu gan muc thi den gan den thi sang• Cam nhan cua em ve cau tuc ngu gan muc thi den gan den thi rang• binh luan gan muc thi den gan den thi sang• trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng• dan y cau ca dao gan muc thi den gan den thi rang• van giai thich ve cau tuc ngu gan muc thi den gan den thi sang• nghi luan cau tuc ngu gan muc thi den gan den thi rang• phan tich cau tuc ngu ngan muc thi den ma gan den thj sang, . nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay? Để nêu lên. rang • binh luan gan muc thi den gan den thi sang • trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng • dan y cau ca dao gan muc thi den gan den thi rang • van giai thich. soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực và “ đèn , câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta

 
29 tháng 4 2016

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. 
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

2 tháng 5 2016

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.

Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

20 tháng 4 2016

Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc:

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục, sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cố gắng phi thường. Từ một thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đâu ngồi kì công mài sắt thành kim như thế. Công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn cổ người không quản gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó là lời răn dạy: Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền 

Đào núi và lấp biển 

Quyết chí ắt làm nên”

cũng là nói về tinh thần không ngại khó.

Qua lời Bác dạy ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc “dào núi và lấp biển .

Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – Người Cha của dân tộc. Đất nước ta được hòa bình tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì “bền vững chí” của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người và đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống: làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu…

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê 

Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá 

Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya

(Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)

Biết bao nhiêu vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.

Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ, trước hết là ở chỗ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Không chỉ học tập những con người nổi tiếng, mà tấm gương của những người lao. động xung quanh mình cũng rất đáng tuyên dương, ở huyện em, mọi người đều yêu quý chị Lan. Chị bị liệt tay phải và một chân. Tuy phải viết bằng tay trái và đi lại khó khăn song chị là học sinh giỏi toàn diện, vừa rồi hai tác phẩm chị đã viết được xuất bản gây tiếng vang lớn. Em nghĩ chị cũng là tấm gương của lòng kiên trì đáng cho chúng ta học tập.

Qua các tấm gương trên, em thấy mình còn phải cố gắng nhiều, trước hết là lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành người công dân tốt. Đó là bước mở đầu của quá trình hình thành nhân cách con người. Là một đứa con trong gia đình, em phải học tập tốt để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, em phải cố gắng tu dưỡng nhiều để trở thành chủ nhân của tương lai.

Lời khuyên răn của ông cha luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.  

l

20 tháng 4 2016

nếu có ý chí thì sẽ làm được

2. Đặt dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi vào những vị trí thích hợp trong những chỗ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn dưới đây:     Về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát một cây ( ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vơ, cành tỏa ra như tán ( ) Nó đen đủi lắm ( ) Tất cả lá của nó bị cháy rét. lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ...
Đọc tiếp

2. Đặt dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi vào những vị trí thích hợp trong những chỗ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn dưới đây:

     Về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát một cây ( ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vơ, cành tỏa ra như tán ( ) Nó đen đủi lắm ( ) Tất cả lá của nó bị cháy rét. lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã xịt lại một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa, bỗng đâu một trận gió rét thốc tới ( ) Tức thì khối lá ào ào xao động, cây bàng buông xuống một loạt lá sạm đen, lá bay trong gió, có lá bay vèo ( ) Một trận gió nữa thốc tới ( ) Cây bàng lại trút lá, say sưa ( ) Cành của nó nhẹ bớt đi, chọc lên cao hơn ( ) Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ: thì ra ở cành trụi nhất, đã ló những chút mầm xanh rồi. Cây bàng ( ) Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới, cũ ( ) Có phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để giành lấy mùa xuân ( ) 

3
28 tháng 4 2016

 

     Về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát một cây (. ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vơ, cành tỏa ra như tán (. ) Nó đen đủi lắm (. ) Tất cả lá của nó bị cháy rét. lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã xịt lại một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa, bỗng đâu một trận gió rét thốc tới (! ) Tức thì khối lá ào ào xao động, cây bàng buông xuống một loạt lá sạm đen, lá bay trong gió, có lá bay vèo (. ) Một trận gió nữa thốc tới ( .) Cây bàng lại trút lá, say sưa (. ) Cành của nó nhẹ bớt đi, chọc lên cao hơn ( .) Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ: thì ra ở cành trụi nhất, đã ló những chút mầm xanh rồi. Cây bàng (. ) Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới, cũ (? ) Có phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để giành lấy mùa xuân (? ) 

 

28 tháng 4 2016

giúp mình với mỏi tay quábucminh

13 tháng 2 2016

- Lá phượng màu xanh non như màu mạ non.

- Lá phượng mọc hai bên cành như lá me.

- Hoa phượng nở vào mùa hè và có một mùi hương có thể giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.

- Cánh phượng mỏng như tờ giấy đỏ.

19 tháng 3 2016

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối vớinhững người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗlực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

 

5 tháng 3 2017

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.