K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

Quản lý môn Ngữ Văn giúp em với

26 tháng 11 2019

Tôi là cuốn sách Ngữ văn 6, tập 1 vốn được rất nhiều bạn nhỏ yêu quý. Họ hàng chúng tôi ai cũng hãnh diện, nhất là dịp đầu năm mới khi được các bạn nhỏ mang ở nhà sách về. Nhưng có lẽ không được may mắn như các bạn, tôi có một cuộc sống thật tẻ nhạt bên cạnh cậu chủ lười biếng.

Khi năm học mới sắp bắt đầu, chúng tôi đã được các anh chị nhân viên sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp lên những giá sách sạch sẽ và dễ nhìn thấy. Chúng tôi háo hức và chờ đợi. Lần lượt các bạn tôi được những bạn nhỏ mang về nhà, được yêu quý chăm sóc cẩn thận. Tôi biết điều đó vì sau một thời gian gặp lại ở trường học, tôi thấy bạn nào cũng vui vẻ, tươi tắn, bạn nào cũng được mặc những chiếc áo bóng kính sạch sẽ, dán nhãn vở xinh xinh... Nhìn lại mình tôi thấy thật tủi thân.

Vừa mới ở nhà xuất bản ra, tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi thấy mình thật có ích và thầm hứa sẽ có gắng hết mình để giúp các bạn học trò. Hôm đó, ngày cậu chủ của tôi đến hiệu sách, tôi đã rất ấn tượng với cậu. Cậu bé chạy nhảy khắp nơi, đến kệ sách này rồi qua kệ sách khác. Nhưng đợi mãi vẫn không thấy cậu đến bên những cuốn sách giáo khoa. Có lẽ cậu bé chỉ thích ngắm nhìn thôi, thích đọc những quyển truyện tranh nhiều hình vẽ, màu sắc. Đến khi bố gọi, cậu ấy mới miễn cưỡng đến bên chúng tới, lấy những cuốn sách một cách thờ ơ, lạnh nhạt. Lúc đó bao nhiệt huyết, háo hức trong tôi bỗng dưng tan biến. Trong lòng ủ dột nhưng tôi vẫn hi vọng đó chỉ là giây phút ham chơi của cậu học trò nhỏ mà thôi.

Sau đó, những ngày tháng của tôi ở nhà cậu chủ đã bắt đầu. Nếu một ngày của các bạn tôi vui vẻ, có ích thì một ngày trôi qua của tôi sao mà ảm đạm. Tôi rất buồn vì cậu học trò lười nhác. Từ hôm được mang về nhà, tôi vẫn yên vị trong chồng sách giáo khoa, lẫn lộn với những quyển cũ, quyển nháp không dùng nữa. Cuốn sách mới tinh, thơm tho như tôi chẳng mấy đã chuyển sang màu ngà. Thất vọng hơn nữa khi năm học mới thực sự bắt đầu. Bạn bè tôi nô nức, kể với nhau bao nhiêu chuyện hay về cô cậu chủ tốt bụng của họ. Chỉ riêng tôi nằm trong ngăn bàn tủi thân đến rơi nước mắt. Tôi không có áo mới, không có nhãn vỡ, cũng không được lật mở từng trang nhẹ nhàng, mép sách không được vuốt phẳng phiu....Tôi không muốn nhìn thấy ai nữa. Thỉnh thoảng tôi còn bị cậu viết vẽ bậy lên mặt nữa. Có đôi khi tôi còn bị cậu chủ dùng làm đồ lia, ném vào bạn. Bộp...bộp...mỗi khi rơi xuống đất như thế tôi đau khắp mình mẩy, đã vậy lại còn bị những bàn chân to khỏe của các cậu học trò giẫm lên. May thay, một bàn tay ấm áp của cô bé học trò nhấc tôi lên bàn, phủi bụi bẩn trên tôi, xoa xoa để tôi bớt đau đớn.

Ở lớp là thế, về nhà tôi còn buồn hơn nữa. Tôi không được cậu chủ chăm sóc hay để mắt tới bao giờ. Về nhà là cậu vứt tôi năm một xó. Có lẽ chỉ những dịp có bài kiểm tra cậu mới lôi tôi ra mở mở, đọc đọc. Tôi cũng chẳng vui vẻ hay hứng thú gì vì dùng xong cậu sẽ lại bỏ rơi tôi ngay. Thế là ngày qua ngày, tháng qua tháng, từ một cuốn sách Ngữ văn trắng trẻo, thơm tho tôi bị lớp bụi bán bám đầy, thỉnh thoảng mấy cậu gián còn đến “hỏi thăm” khiến tôi khóc thét. Nếu như ngày trước tôi háo hức, vui vẻ yêu đời bao nhiêu thì giờ tôi lại ủ rũ, buồn chán bấy nhiêu. Còn cậu chủ thì vẫn ham chơi, lười học như thế. Từng xấp bài kiểm tra điểm kém cậu mang về, nhìn thấy mà tôi càng ngán ngẫm, tôi chỉ muốn biến mất khỏi nơi đây vì bao cố gắng của tôi vẫn không làm cậu thay đổi...

Một hôm, vì bố mẹ mắng, cậu tức giận ném phắt tôi ra xa bay gần tới gầm giường. Vừa đau vừa giận cậu chủ tôi tìm cách trốn thoát. Tôi cố lết gần hơn nữa vào gầm giường, ra khỏi tầm mắt của cậu. Tôi không còn muốn giúp cậu chủ học nửa, cậu ấy làm tôi thất vọng quá. Nằm trong đó tôi sầu thảm nghĩ rằng thế là cuộc đời tôi sẽ mãi mãi ở đây không còn thấy ánh sáng và không còn có ích cho cuộc đời nữa.

Những ngày sau đó, tôi âm thầm theo dõi cậu chủ từ trong gầm giường. Nhìn cậu có vẻ gì đó băn khoăn. Cậu biết là mất tôi chưa nhỉ, cậu có buồn không, có lo lắng không...? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu tôi khiến tôi như muốn nổ tung. Rồi tôi thấy cậu tìm tìm thứ gì đó. Tôi cũng muốn nhích ra ngoài một chút để cậu nhìn thấy tôi, muốn được cậu mang ra nhưng tôi không làm được, tôi vẫn giận cậu lắm. Rồi hai tuần trôi đi nhanh chóng. Bỗng một tiếng thét làm tôi giật mình tỉnh giấc mộng. Tôi mở đôi mắt thật to thì bắt gặp đôi mắt đen tròn, ánh lên niềm vui sướng của cậu chủ. Cậu nhanh tay nhấc bỗng tôi lên, lấy chiếc khăn sạch sẽ thơm tho lau cho tôi, rồi từng ngón tay cậu nhẹ nhàng vuốt phẳng những nếp quăn lâu ngày.... Chao ôi! Tôi có nằm mơ không nữa. Sao cậu chủ lại thay đổi đến nhường vậy, hay tôi nằm mơ chăng. Nhưng những tia nắng tinh nghịch nô đùa ngoài cửa sổ làm tôi chói mắt đã khẳng định đó là sự thật. Cậu chủ đã thay đổi rồi. Trong lòng tôi tràn đầy niềm hạnh phúc.

Mấy ngày sau khi đến lớp tôi biết lí do vì sao cậu chủ lại thay đổi tích cực như thế. Cậu đã nhận ra giá trị của những cuốn sách - người bạn thân của tất cả mọi người và đặc biệt với những cô cậu học trò. Sách không chỉ mang đến kiến thức khoa học, sách còn cho ta hiểu những bài học đế làm người. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội đế có đủ những cuốn sách. Vì tế hãy biết yêu và giữ gìn sách các bạn nhé. Sách là bạn thân đấy!

7 tháng 1 2018


Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

7 tháng 1 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

30 tháng 8 2016

Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.

Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.

Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học.  Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.

Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!

30 tháng 8 2016

   Xin chào tất cả các bạn, như các bạn đã biết tôi là một cái giá sách, chủ nhân của tôi là một cô chủ học ở lớp 7A, trường THCS Võ Thị Sáu.

     Tôi được sinh ra ở một xưởng gỗ ngoài vùng ngoại ô. Nhờ những đôi bàn tay khéo léo của các thợ mộc nên trông tôi rất đẹp. Tôi sống cùng cha mẹ, bác , cô và ông bà. Được sống trong tình yêu thương và tôi ngày càng lớn. Mẹ tôi nói với tôi:

- Con đã lớn và trưởng thành hơn đã đến lúc con nên ra ở riêng rồi.

Tôi chỉ mỉm cười. Hôm ấy, trời nắng đẹp tôi được trưng bày trong một cửa hàng nội thất rất sang trọng, tôi đã gặp một cô bé trông cô có vẻ là một người rất sáng sủa, cô đã thấy tôi và cô reo lên chắc có lẽ do cách trang trí và bộ trang phục tôi đang mạc khiến cho cô thích tôi. Tôi được đưa về gia đình cô và được chăm sóc rất cẩn thận.Tôi được đặt ở cạnh giường ngủ của cô chủ. Tôi khoác trên mình bộ áo màu vàng lấp lánh. Tôi cao 2m, được chưa làm 5 ngăn, Mỗi ngăn cô đều sắp xếp rất gọn gàng. Ngăn cô để những bài tập kiểm tra, quyển vở,...

 Từ khi , tôi về nhà cô mỗi lần đi học về coo đều mang những bài kiểm tra toàn điểm 9, điểm 10 về với khuôn mặt rạng rỡ vui vẻ lúc đó trông cô chủ rất dễ thương. Tôi đưa tay ra và nói:

  - Chúc mừng cô chủ, cô có thể đưa bài đây tôi sẽ giữ giùm cho cô

Nhưng rồi một hôm, tôi thấy cô về nhà với bài kiếm tra chỉ được 7 điểm , cô định xé bài kiểm tra đó đi nhưng may mà tôi đã kịp ngăn cô lại:

- Xin cô đừng xé bài kiểm tra đó đi, hãy giữ lại để lấy nó là nguồn động lực để cô tiến xa hơn nữa. Cô sẽ rút kinh nhiệm cho bài kiểm tra sau. Cô đưa đây tôi giữ cho cô.

  Từ hôm ấy có bài kiểm tra nào là cô đều thức muộn để học bài, mẹ cô đã lên phòng và nhắc nhở cô ngủ sớm những cô vẫn làm bài. Chị đèn, anh quạt thức suốt đêm để giúp cô hoàn thành bài vở cho tốt. Và đến hôm sau, bài kiểm tra với điểm 10 sáng chói với khuôn mặt ngập tràn niềm vui. Hôm nào cũng thế tôi đều được lau dọn một cách sạch sẽ, sắp xếp một cách gọn gàng. Tôi đã từng hi vọng cô sẽ mãi chăm sóc tôi như bây giờ những tôi đã sai.

   Hôm sinh nhật của cô, ai ai cũng đến để tặng cô những món qà và cô đã được bác tặng cho cô một chiếc điện thoại.. Từ hôm ấy cô chỉ suốt ngày điện thoại không màng tới việc học hành gì hết những điểm 9 điểm 10 của cô dần dần tụt xuống chỉ còn 5 với 6 còn tôi thì bị cô chủ bỏ bê, không chăm sóc như trước. Đồ dùng thù bừa bộn. Mỗi khi đi học về chiếc cắp sách của cô ném thẳng vào người tôi. Càng ngày tôi càng đau nhói khắp người, bụi thì bám đầy tôi bị đối sử một cách tệ bạc , ba mẹ cô đã nhắc nhở cô rất nhiều nhưng thói quen xấu của cô vẫn không thể bỏ. Tôi buồn lắm, chỉ mong cô trở về là một cô chủ ngoan ngoãn như ngày xưa., biết cố gắng nỗ lực trong học tập.  

    Là một chiếc giá sách không chỉ làm bạn với chủ nhân mà còn giúp chủ nhân có thêm động lực để bước trên con đường của mình, cô chủ đã từng nói với tôi, sau này cô một làm một cô giáo để đứng trên bục giảng và giảng dạy cho các em học sinh, Cơ hội chỉ đến co một lần, tôi mong cô chủ sẽ luôn học giỏi và trở lại làm một cô chủ chăm ngoan học giỏi như trước. 

   Các bạn đã lắng nghe tâm sự của tôi rồi đó. Các bạn hãy biết quý trọng, trận trọng giữ gìn họ hàng nhà giá sách chúng tôi để chúng tôi có thể mang lại những lợi ích đến các bạn.

30 tháng 8 2019

Cứ nghĩ lại hồi ấy, tôi lại thấy hối hận biết bao nhiêu. Giá như lúc đó, tôi không quá tham lam, không có ảo tưởng điên rồ để bây giờ lại trở về con số không, làm mất lòng tin của chồng mình thì tốt biết bao! Và chắc hẳn bây giờ các cháu đã biết tôi là ai, tôi chính là mụ vợ thật đáng ghét trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Hồi ấy, vợ chồng sống rất an bình. Tôi ở nhà may vá lưới và làm những công việc nhà, tôi còn nuôi được một con lợn mập mạp. Ông lão nhà tôi thì đi đánh cá, hôm có, hôm không. Tuy hai vợ chồng tôi già lại sống cảnh nghèo túng trong một túp lều lụp xụp trên bờ biển nhưng cuộc sống của chúng tôi vẫn đầm ấm. Cho đến một ngày…

Tội đang loay hoay trước cái máng lợn vừa bị mẻ một miếng lớn thì ông lão đi đánh cá về. Ông ấy vui vẻ kể cho tôi nghe về chuyện con cá vàng biết nói, nó hứa đáp ứng mọi yêu cầu nhưng ông lão không cần gì cả. Lúc đầu, tôi không tin, nghĩ ông ấy đùa, nhưng thấy thế, tôi tin là thật. Một cơn giận bùng lên, trong đầu tôi có ý nghĩ: "Nếu có con cá vàng ấy nói thật thì sao lão ngốc nghếch đến mức không xin gì cả? Tôi vội nói với lão chồng:

-  Ông thật quá ngu ngốc! Ông nhìn xem nhà cửa chúng ta thế nào, cả cái máng cho lợn ăn cũng tả tơi. Ông hãy ra biển xin ngay con cá vàng một cái máng lợn ăn mới đi!

Thế là chồng tôi đi ra biển. Tôi không biết ông ấy có xin con cá được không nhưng vẫn háo hức muốn nhìn thấy phép màu của con cá lạ. Tôi đợi một phút, hai phút rồi năm phút chẳng thấy gì. Bỗng, một luồng sáng bao quanh cái máng lợn.

Rồi khi ánh sáng biết mất... Trời! Trước mắt tôi, cái máng lợn mới loanh chẳng sứt mẻ gì cả hiện ra. Chồng tôi chạy về đến túp lêu và vô cùng thích thú khi thấy cái máng mới. Tôi nhìn quanh và tự hỏi: "Có con cá có phép thuật như vậy tại sao mình phải sống trong một túp lều lồi tàn rách nát này cơ chứ?". Tôi nói với chồng:

-   Thì đã có máng lợn mới rồi. Nhưng ông có thấy chúng ta đang sống trong một cái lều rách nát không? Hãy đi mau ra biển và xin con cá một ngôi nhà mới. Nhanh lên!

Thế là chồng tôi lại chạy ra biển. Tôi trông theo cái bóng khuất dần của chồng và mong chờ. Quả nhiên, chỉ một lát sau, tôi bàng hoàng khi thấy mình không còn ngồi trong túp lều tối tăm nữa mà là một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và sáng sủa. Tôi sung sướng ngắm mái nhà sơn đỏ với ống khói nhô cao. Tôi quả thật chưa bao giờ dám nghĩ mình có được ngôi nhà đẹp vậy.

Nhưng niềm vui chẳng kéo dài. Chỉ vài ngày là tôi cáu kỉnh vì ý nghĩ: "Thế khi đã có nhà mới rồi, mình vẫn phải làm những công việc nhà ư? Không! Không thể như thế! Tôi muốn có người hầu kẻ hạ”. Thế là tôi đanh mặt lại và nghiêm giọng nói với ông lão:

-   Tại sao tôi lại lấy ông cơ chứ? Ông chỉ là một gã đàn ông ngu ngốc. Tôi không muốn làm một mụ nông dân quèn nữa, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Ông hãy đi mau ra biển và xin con cá. Nhanh lên!

Chồng tôi kêu lên:

-   Bà có điên không vậy? Đã có nhà mới rồi thế mà còn muốn là nhất phẩm phu nhân ư?

Lúc đầu, ông ta lên giọng thế, nhưng tôi chỉ dọa nạt một hồi là ông phải đi. Trong chốc lát, tôi choáng váng khi thấy mình đang ở trong một tòa nhà tráng lệ. Trên người tôi, một bộ váy áo mềm mại, lấp lánh, nhìn quanh những cô gái đang quỳ dưới chân tôi. Một cô gần tôi nhất nói: "Thưa nhất phẩm phu nhân! Phu nhân còn cần gì nữa không ạ?" Thì ra điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Thế là từ bây giờ tôi có thể chơi bời thoải mái rồi!

Tôi đứng lên thềm cao, sai phái gia nhân việc này việc nọ. Tôi thấy mình thật cao quý. Bỗng tôi nhìn thấy chồng tôi, cái vẻ mặt nhếch nhác, quần áo tồi tàn đến phát ghét. Tôi đuổi ông ta xuống chăm sóc cho ngựa.

Vui vẻ được mấy hôm, rồi tôi lại nghĩ: "Dù làm nhất phẩm phu nhân đi nữa thì vẫn phải cúi mình trước những ông hoàng bà chúa! Mình phải làm nữ hoàng cho cả thiên hạ quỳ xuống dưới chân!". Thế là tôi cho gọi ông chồng đến và bắt ông ta phải đi xin con cá vàng cho tôi làm nữ hoàng. Ông lão giãy lên nói:

-  Thôi tôi xin mụ. Mụ ăn chẳng biết đường ăn nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ư?

Tức điên người, tôi tát cho ông ta một cái trời giáng, đây là lần đầu tiên tôi đánh ông chồng. Tôi gào to:

-   Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Có đi không hay là ta sai người lôi đi?

Nhìn ông lão lủi thủi đi, tôi hả hê lắm. Thế là chỉ trong giây phút tôi đã trở thành nữ hoàng, điều mà tôi nằm mơ cũng không được. Đầu đội vương miện, tôi nhấm nháp những món ăn của phương xa mà thị nữ dâng lên. Ông lão đã trở về, nhìn tôi cười:

-  Tâu nữ hoàng, bây giờ nữ hoàng đã vừa lòng rồi chứ ạ?

Tôi không thèm trả lời, ra lệnh đuổi lão đi.

Nhưng chỉ vài hôm, tôi chán làm nữ hoàng, liền sai người đi tìm ông chồng, bắt ông ta đòi con cá vàng cho tôi làm vua của biển cả. Ông ấy không dám nói một lời, lủi thủi đi. Tôi mơ màng nghĩ đến cảnh mình làm Long Vương ngự trên mặt biển, con cá vàng hầu hạ bên người tôi và làm theo mọi ý muốn của tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, lâu đài biến mất, kẻ hầu người hạ, vàng hạc cũng tan, tất cả trở về như cũ, tôi là một bà lão nghèo nàn, mặc cái váy vá ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều lụp xụp.

Dù bây giờ, ông chồng tôi đã tha thứ cho tôi nhưng không hao giờ tôi lại tha thứ cho mình. Đây chính là một hài học thật xứng đáng đối với tôi. Mong rằng đừng ai phạm sai lầm như tôi. Xin chào tạm biệt các bạn.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trong-vai-mu-vo-hay-ke-lai-chuyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-c33a1878.html#ixzz5y4UFdeF5

10 tháng 12 2020

         Giữa sân trường Bình Minh, tôi là một cây bàng non mới nở. Xung quanh tôi có rất nhiều họ hàng nhà cây. Bên trái là chị Bằng lăng, bên phải là bác Phượng vĩ già nua. Đặc biệt tôi còn sống trong không khí học tập, vui chơi của các bạn học sinh. Tuy nhiên, nếu ngày ra đời của tôi vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu thì giờ đây tôi lại đau đớn, rỉ máu bấy nhiêu. Tôi đã bị bẻ gãy.

Cuộc đời của tôi bắt đầu từ một trái bàng trên cây mẹ bàng ở một vùng núi xa xôi. Nhân một chuyến công tác, thầy hiệu trưởng đã đem tôi về ươm trồng ở trường Bình Minh này. Khi chia tay mẹ và các anh chị, tôi vừa buồn vừa vui. Buồn vì phải xa gia đình thân yêu của mình, vui vì tôi sẽ được khám phá một vùng đất mới. Ngày đầu tiên đến ngôi trường này, tôi được vun vào đất. Lúc đó xung quanh tôi chỉ là một màu tối tăm, không chút ánh sáng, chỉ cảm nhận được sự ấm áp mà đất mẹ truyền sang cho mình. Thời gian trôi qua. Bỗng, một ngày trên đầu tôi le lói một luồng ánh sáng, tôi đã cố vươn mình lên, tách khỏi lớp vỏ xù xì. Giây phút đầu tiên vươn mình ra khỏi mặt đất có lẽ là giây phút hạnh phúc và sung sướng nhất trong cuộc đời của tôi. Tất cả mọi người đều vui mừng khi tôi ra đời. Ông Mặt trời cười rạng rỡ, bác Phượng vĩ rất mừng đung đưa những cánh tay già nua của mình, chị Bằng lăng cười tươi với sắc hoa tím. Tôi cảm thấy mình như được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ và anh chị em, không còn cảm giác rụt rè, cô đơn và lạ lẫm. Được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người, chẳng mấy chốc tôi đã trở thành một cậu bàng non bụ bẫm với những chiếc lá xanh mơn mởn, đầy sức sống.

      Các bạn học sinh đã biết đến sự hiện diện của tôi. Một cô bạn học sinh đã reo lên sung sướng khi phát hiện ra tôi. Hằng ngày, vào giờ ra chơi, cô thường lấy nước tắm mát và chăm sóc tôi rất ân cần. Cô học sinh đó tên Ịà Mai. Cô và các bạn luôn có những buổi thảo luận sôi nổi bên cạnh tôi. Mặc dù chỉ là cây bàng non nhưng tôi cũng cảm nhận được sự chăm chỉ của các bạn học sinh đó. Tôi ước gì mình sẽ lớn thật nhanh để trở thành một chàng bàng với tán lá rợp mát để Mai và các bạn ngồi học bài được mát mẻ.

        Tuy nhiên, ngoài các bạn học sinh chăm chỉ đó còn nhiều bạn học sinh nghịch ngợm hay chơi những trò đá bóng, đuổi bắt… mà không chú ý gì đến sự non nớt của một cái cây như tôi. Ngày định mệnh trong cuộc đời tôi là ngày bầu trời u ám, tôi thấy lòng bất an nhưng không hiểu là có chuyện gì. Từ sáng, tôi không thấy Mai và các bạn đâu. Bỗng, từ xa, một nhóm học sinh nam hùng dũng tiến về phía tôi. Bạn cao nhất trong số đó nói rằng: “Cái Mai đã không cho chúng ta chép bài trong giờ kiểm tra Toán hôm nay, giờ chúng ta phải tìm cách trả thù”. Cả nhóm xì xào: “Đúng đấy! Đúng đấy!”. Tôi nghe và biết ngay rằng đó là những bạn lười học và nghịch ngợm trong lớp của Mai. Trong khi mọi người đang nghĩ kế thì một bạn nam mặc áo trắng reo lên: “A! Tớ nghĩ ra rồi. Cái Mai rất yêu quý và chăm sóc cây bàng non này. Giờ chúng ta hãy bẻ gãy nó để trả thù”. Nghe đến đây, cả người tôi run lẩy bẩy, tôi không tin được những điều mình vừa nghe thấy: “Bẻ gãy tôi ư? Thật vậy sao? Tôi sẽ chết ư? Chẳng lẽ cuộc đời tôi lại ngắn ngủi như vậy?…Trời ơi!”. Tôi choáng váng. Bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng cố gắng can ngăn. Bác Phượng vĩ rung mình đưa những cánh tay già lên che chở cho tôi, chị Bằng lăng cố gắng hét lên. Nhưng dường như các bạn nam không để ý, một bạn nam to béo nhất tiến sát lại tôi, giơ tay lên. Tôi van xin, khóc lóc mà cậu bạn đó vẫn tóm lấy thân tôi, tim tôi đau nhói. Bây giờ một việc duy nhất tôi làm được lúc này là gồng hết sức lực để chống đỡ lại bàn tay to khỏe của cậu bạn kia. Nhưng dù thế nào đi nữa thì tôi cũng chỉ là một cây bàng non, không thể làm gì nổi trước sức mạnh của cậu bạn nam. Cậu bắt đầu bẻ thân làm tôi chảy máu, những giọt nước mắt tuôn trào. Không chỉ dừng lại ở đó, các bạn kia còn xúm lại bứt từng chiếc lá của tôi. Thân thể tôi đau đớn khôn cùng…Từ một cậu bàng non cành lá mơn mởn giờ đây tôi chỉ còn là một cái cây trơ trụi, rướm máu, ngã gục. Bên cạnh nỗi đau thể xác, trong lòng tôi đau đớn vô vàn vì thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của các bạn nam kia. Tại sao các bạn lại không nghĩ đến tâm trạng của tôi, nỗi đớn đau của tôi? Các bạn đó đã không nghĩ đến quy định của nhà trường, không chịu học hành, chỉ biết quay cóp bài. Các bạn đó không nghĩ đến lợi ích mà tôi sẽ đem lại đó là bóng mát, bầu không khí trong lành cho ngôi trường này. Nếu mọi người đều như các bạn nam kia thì những cây xanh như tôi sẽ không còn cơ hội để sinh sống. Đến lúc đó, trái đất sẽ là một màu xám của bụi bẩn.

       Tôi cố gắng vươn mình nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn, thân thể đau nhói, nhức buốt, tôi không thể sống được nữa. Tôi nhìn lại lần cuối khung cảnh quen thuộc, vĩnh biệt bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng, vĩnh biệt các lớp học, vĩnh biệt cô bạn Mai tốt bụng… Hi vọng sau cái chết của tôi, các bạn nam sẽ hiểu ra sai lầm của mình, biết trân trọng loài cây chúng tôi, bảo vệ môi trường và học tập chăm chỉ hơn. Nếu được như thế tôi sẽ thấy được an ủi vì sự ra đi của mình không phải quá vô nghĩa…

10 tháng 12 2020

                                                     Bài làm 

    tôi là một cây cổ thụ sống ở đây cũng đã được 100 năm nhưng do đã già rồi , càng ngày lại càng yếu ớt đi . không còn được bóng bẩy , mạnh khoẻ như trước nữa ! Do vậy , các anh ở bộ phận làm đẹp cho thiên nhiên đã bàn bạc với nhau để loại bỏ tôi ra khỏi nơi  đầy những thôn làng xinh đẹp này vào ngày mai.

     Tôi còn nhớ vài hôm trước , do yếu ớt nên khi trời nổi phong ba , tôi đã bị gãy đi một 'cánh tay ' . Vừa đau nhức lại vừa tê tái , ui da ! đau quá ! nhớ lại mà tôi vẫn còn cảm thấy sót . Máu của tôi chảy dòng dòng ra như suối  khiến cho bất kì ai nhìn đều phải cảm  thấy bi thương . Vừa lúc đó , có một cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà lao tới để 'băng bó ' lại vết thương cho tôi .Vậy mà , chỉ sau vụ đó vài ngày mà tôi đã phải rời xa cậu bé ấy và thôn làng này . Nghĩ đến cái cảnh mà tôi bị chày máyu ở ' cánh tay ' là tôi đã xót . Nay lại còn lớn hơn , tôi bị các anh trong bộ phận đó chặt bằng răng cưa sắc nhọn , thì cảm giác nó còn đau đớn như thế nào nữa ? vừa nghĩ tôi vừa khóc , nước mắt xanh biếc chảy  hàng dài trên thẩn mình tôi.Vậy mà tôi chỉ mới nghĩ được một lúc thôi mà cũng đã tới ngỳ hôm sau rồi . Các anh trong bộ phận đó mang xe cẩu , cưa thật lớn để chuần bị chặt tôi . Khi tôi vừa liếc mắt nhìn vào chiếc cưa thì nước mắt tôi lại tràn ra một cách đau dớn . Chiếc răng cưa chạm vào thịt tôi,máu từ từ rỉ ra từng giọt một từ từ rơi xuống .Đau đớn tôi nghĩ thôi giờ là tạm biệt thôi cánh đồng ơi , cậu bé ơi , thôn làng ơi , hẹn gặp lại vào kiếp sau nhé ! ....

      Rồi tôi từ từ lặng lẽ chườn xuóng mặt đất để đi gặp một nơi nào đó rất xa , tự rưng tôi thấy dường như không còn  bất kì nỗi đau nào ...

29 tháng 11 2019

Hai hạt lúa được đổ lên thùng một chiếc xe tải với hằng triệu hạt lúa khác để trở về nhà máy chế biến họ thành những hạt gạo. Một hạt lúa có tên là Tự Đại có khẩu khí rất lớn, biết vận dụng văn chương cho nên anh ta khá hùng biện. Tự Đại biết mình là nhân vật của lý tưởng, mang trong mình một kỳ vọng rất lớn do đó anh ta thao thao nói. "Khi tớ được ra khỏi nơi đây thì tớ sẽ làm ông tổ của hằng tỷ tỷ hạt lúagiống, dòng tộc nhà tớ sẽ nuôi sống hàng tỷ người..." Nghe Tự Đại nói mà những hạt lúa khác bèn bày tỏ phản xạ khác nhau, kẻ gật đầu tán thưởng, kẻ bĩu môi bày tỏ nghi ngờ, phần còn lại thì chẳng thèm quan tâm.

Nằm bên cạnh Tự Đại là hạt lúa khác là Thiên Phúc, có bản tính thật thà. Tâm hồn của Thiên Phúc trong trắng như hạt sương mai, nhưng vì hay e thẹn cho nên hắn chỉ biết quan sát mọi thứ xung quanh và suy nghĩ mà chẳng hắni ra suy tư thầm kín của mình. Vốn ít nói cho nênkhẩu khí của Thiên Phúc không được trui rèn rồi lại cả bị chút cà-lâm,cho nên khi muốn phát biểu điều gì anh ta chỉ thì thì... mà... mà... rồi ngồi xuống mặt đỏ gay gắt.

Hôm nay do bị đặt vào cùng một chỗ với Tự Đại, và nghe anh ta biện thuyết, Thiên Phúc như được tiếp thêm nguồn cảm hứng. Anh ta mạnh dạn giơ tay muốn nói lên một điều gì đó, nhưng khi mở miệngthì cái tật cà-lâm khiến cho Thiên Phúc không thể bày tỏ nổi suy tư trong thâm tâm, và hậu quả là những hạt lúa khác đã biến Thiên Phúc thành trò cười để họ tha hồ trêu chọc.

*

Chiếc xe tải đi qua một khúc cua, ‘khục...khục... khục’ chiếc xe phải băng qua một vài cái ổ trâu, rồi đến vài cái ổ voi khiến cho cả chiếc xe bất ngờ lắc lư hất tung mọi thứ trong thùng rơ-moóc. Cả Tự Đại và Thiên Phúc đều bị hất cao lên rồi cả hai đều bị ném xuống chòm đấtbên cạnh đường.
Qua khoảnh khắc của sợ hãi cả Tự Đại và Thiên Phúc phải nằm im lắng nghe mọi động tĩnh xung quanh. Bỗng nhiên Tự Đại cất tiếng kêu thất thanh.

"Ái chà! Ôi thôi, tôi sẽ chết mất! Thôi rồi tôi sẽ mất tất! Không còn lý tưởng… chẳng còn tương lai!"

Hắn còn đang cố kêu to hơn để than thân, trách phận thì cũng là lúc một cơn mưa rào ầm ầm kéo tới, tiếp theo là những giọt nước mưa lộp bộp rơi xuống ngay bên cạnh. Nước bắn lên tung toé và chỉ trong giây lát, toàn bộ thân thể của Tự Đại bị nhấn chìm bởi nước mưa. Hắn ta nhìn thấy thân mình bị đưa đẩy, rồi nước ngấm qua làn vỏ trấutiến sâu vào thân thể của mình. Tự Đại trở nên sợ hãi cùng cực. Hắn xanh mặt hét toáng lên.

“Bọn nước mưa này... Đám chất ẩm kia sao các người thật hỗn láo!Bộ bọn mày không biết rằng tao là hạt lúa giống đã được lựa chọn rất kỹ hay sao?”

Tự Đại nén đầy khí vào lồng phổi mà thét to hơn. “Bộ bọn mày không biết rằng tao đang có một dự định rất lớn cho đời, và cho một tương lai đầy sáng lạn hay sao?” Hắn quát thét để nêu lên sự quan trọng của đời mình trước làn nước cứ đang từ từ ngấm vào thân xác nó. Tự Đại nói to, thét lớn như một đứa trẻ đi trong bóng đêm và vì sợ sự bí hiểm của bóng tối cho nên hắn hét to để tự trấn tĩnh mình.

“Tao là một hạt lúa giống! Tao có tương lai thật huy hoàng! Tao sẽkhông cho phép đám ẩm ướt này làm hư hại thanh danh của tao.”

Nhưng tiếng quát thét của Tự Đại không làm cho đám ẩm ướt lui binh. Chúng cứ tiếp tục lấn át. Tự Đại suy nghĩ. “Nếu ta để cho bọn ẩm ướt này tiếp tục ngấm vào, chúng nhật định sẽ tàn phá phôi thai!Bọn này nếu chỉ cho hắn tiến một li, thì hắn sẽ đi vào cả một dặm...”

Bọn ẩm ướt thì chẳng quan tâm cái sợ của Tự Đại, chúng được đà cứ lướt tới chiếm thế thượng phong. Tự Đại gồng mình lên, mang ra hết; nào là vỏ cám, nào là chất béo, chất đường... tất cả cho phòng vệ. Bây mọi tiềm năng của Tự Đại chỉ tập chung vào một mục đích duy nhất, đó là thành lập một tuyến phòng thủ, để tự vệ. Tuy đã tạo mọi nỗ lực thì cũng chỉ một thời gian ngắn trong một hai ngày Tự Đại hốt hoảng nhìn thấy thân thể của hắn bị sưng phồng lên và tệ hơn: cái phôi trên đầu của hắn bị phình to ra vượt quá tầm kiểm soát.

"Ái chà! Môi trường độc hại bên ngoài... Ôi cuộc đời bên ngoài sao mà ghê sợ đến thế!" Tự Đại run rẩy khóc than. Tài hùng biện và sức thuyết phục của hắn hôm qua nay đã trở thành cái tài biện hộ cho khả năng phòng thủ tự vệ. Quá sợ hãi cho nên khi thấy cái rễ trắng muốtđang cố tình thò ra để tìm nước giải khát thì Tự Đại lớn tiếng hét lên.

“Tao cấm mày không được bước ra khỏi nơi đây!” Tự Đại cảnh cáo. “Mày không được phép mò ra khỏi cái vỏ trấu này để đến với cái thế giới bên ngoài đầy nguy hiểm kia!” Hắn phùng mồm, trợn mắt nghiêmcấm không cho cái rễ được phép vươn ra khỏi vòng vỏ trấu.

“Mày mà mò ra khỏi nơi đây thì mày sẽ chết!”

Cái rễ đã sẵn sàng bung ra để cho một cuộc đời mới, nhưng vì hắn không được phép bước ra mà chỉ luẩn quẩn trong cái không gian rất hạn hẹp của vỏ trấu. Không được phép bung ra mà chỉ co quắp, rễ và mầm tuyệt nhiên bị teo đi, và hoàn toàn biến thái. Cả rễ trắng và mầm phôi nay đã chuyển từ màu trắng đầy sức sống sang thành màu thâm.Nhưng Tự Đại chẳng thèm quan tâm đến sự biến đổi ấy.

Hắn chỉ lo nghĩ đến cái sợ, và Tự Đại trở nên lo âu, lấm lét, sợ sệt. Mọi việc hắn nghĩ và làm bây giờ chỉ với một mục đích duy nhất: cố thủ trong cái vỏ trấu để bảo vệ mình thoát khỏi cái sợ. Và rồi, thời gian cứ trôi đi. Một tuần, rồi hai tuần, phôi thai của hắn bị ung thối. Chính cái ý chí tự thủ đã bức tử tất cả mọi thứ từ ước mơ cho đến kỳ vọng củahắn khi Tự Đại được tiếp nhận cơ hội có một không hai trên đời để biến ước mơ thành hiện thực.

*

Hoàn cảnh của chàng Thiên Phúc cà lâm thì cũng chẳng khác gì hoàn cảnh của Tự Đại. Thiên Phúc bị hất văng ra khỏi thùng xe và rơi xuống chòm đất bên đường. Sau khoảnh khắc của thất lạc và hãi sợ, hắn còn đang nghe ngóng mọi động tĩnh, thì một con trâu thủng thỉnh bước tới. Trâu vô tình đạp cả bàn chân to tướng với tấm thân nặng hàng tạ ấy lên trên thân thể của Thiên Phúc và nhấn hắn chìm xuống bùn sâu. Thiên Phúc sợ hãi khóc lên một sự nghiệt ngã: “Vậy là đời ta kết thúc từ đây! Ta sẽ mãi mãi bị chôn vùi trong đám bùn đất này!”

Tủi nhục kia còn chưa hết. Ngay lúc đó, con trâu còn vô tình cong đuôi lên tặng luôn cho hắn mấy ký chất thải đen ngòm, nóng hổi, thối rình lên thân hắn. Thiên Phúc còn chưa kịp bịt mũi thì con trâu kia lại xả xuống thêm hằng mấy lít nước vàng khè, cái loại ‘bia’ thượng thặngấy ngay thẳng lên trên đầu hắn. Phân và nước tiểu của trâu đã làm cho Thiên Phúc bị ngất xỉu.

Thiên Phúc vừa cà lâm vừa thút thít than thân trách phận khi bừng tỉnh dậy.

“Thật là tội nghiệp cái thân tôi! Híc híc, hu... hu!”

Thiên Phúc còn chưa biết làm cách nào để thoát ra khỏi vùng ô nhiễm nặng nề ấy thì bỗng nhiên mấy con trâu đực khác cũng hùng hục kéo tới. Rồi chúng nó húc nhau túi bụi. Kẻ dùng sừng, đứa dùng sức trổ hết những thế võ thượng thặng để tương tàn lẫn nhau tạo ra những tiếng vang bục bịch... khục... khịch chan chát vang ra. Bước chânhung hãn của bọn trâu đực này cũng không mảy may quan tâm tớimột hạt lúa có tên Thiên Phúc đang bị chúng dày xéo. Những bước chân chinh chiến ấy của bọn trâu này còn đẩy Thiên Phúc đi xa hơn, hắn bị vùi dập lẫn lộn với phân và nước giải.

"Mẹ kiếp! Số phần gì mà lại đen hơn mõm chó!” Thiên Phúc tự than thân.

“Sinh ra làm gì mà lại sinh đúng vào cái thời tao loạn, oái oăm!” Hắn nói và khóc trong nước mắt. “Đời đang đi đến tương lai, vậy mà đến nay, bạn mất đằng bạn, đời lạc mất đời!” Hắn thở dài trong ngao ngán.

Cơn mưa kéo đến và đổ lên thân thể của Thiên Phúc. Bọn ẩm ướt cũng không tha cho hắn. Nước mưa tiến đến chiếm thế thượng phong. Một ngày, hai ngày sau, Thiên Phúc nhìn thấy thân mình bị sưng phình, cái rễ trắng và cái phôi trắng cũng mon men nhú ra, nhưng Thiên Phúc chặc lưỡi: “Mặc kệ chúng nó thôi! Ta biết làm gì bây giờ?” Hắn mặc kệ cho rễ vươn ra, và luồn lách trong bùn đất và mang vào những gì cần thiết cho sự sống.

Cả đám rễ trắng ngần cứ vươn ra mà tận hưởng tất cả những nguồn vui mà môi trường xung quanh tặng cho hắn. Chúng vươn ra hút nước. Chúng tranh nhau hút chất bổ dưỡng trong đất mà đa phần là do đám trâu bò kia thải xuống. Mầm sống trong thân của Thiên Phúccũng được bổ dưỡng, hắn có sức vươn ra cao hơn và xa hơn.Những cái rễ càng đi sâu xuống bùn bao nhiêu thì cái mầm sống càng vươn cao bấy nhiêu. Thiên Phúc khoan khoái khi nhìn thấy phôi thai trong mình cứ lớn. Rồi đám lá xanh mọc lên, hắn mơn mởn vui đùacùng nắng gió. Thiên Phúc hân hoan với những trận mưa. Hạt lúa hôm qua cũng bỗng nhiên cũng mất hết chức phận của mình. Thiên Phúccà lâm bây giờ đã thành một cây lúa, phơi phới vươn lên, hắn ngẩng mặt trêu ngươi cùng ánh nắng mặt trời.

Thời gian trôi qua, cái đòng đòng trổ mã căng tràn sự sống. Rồi mùa gặt đã đến nơi.

Nghịch cảnh đã giúp hắn vươn lên. Và rồi... Thiên Phúc là biểu tượng của mọi sự thành công. Các bác thợ gặt thấy hạt lúa thật tốt mã, họ thu hoạch rồi cho con cháu của Thiên Phúc vào nơi bảo dưỡng và nhân giống ra thành nhiều hạt Thiên Phúc khác. Hắn đã trở thành tổ phụ của muôn tỷ những hạt lúa nuôi sống con người.

Tự Đại có lý tưởng nhưng khi gặp nan đề thì cố thủ và bị mất đời vì không dám chết để trao cơ hội cho những mầm xanh và hậu quả là hắn chết chôn vùi theo bao nhiêu tiềm năng của đời. Thiên Phúc thì đơn giản, dám tin cậy và sẵn sàng để cho Đấng Tạo Hóa vận hành trong cuộc sống và Ngài khiến hắn nhận được mọi nguồn vui. Bông trái của thành công là biết trông cậy và để cho Đấng làm chủ của thiên nhiên đem ra cái mục đích chính thực của đời mình.

 

5 tháng 3 2020

Tôi đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.

Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…

Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là tôi. Tôi nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận, mà xót xa. "Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi… Anh Choắt ơi! Tôi không ngờ… Tôi dại quá!". Tôi thầm nghĩ vậy. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, tôi mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Tôi nghĩ:

"Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả là tại tôi, anh Choắt ạ! Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ anh vẫn còn sống…". Tôi nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo tôi ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình…". Tôi đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: "Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!".

Mặt trời đã gần lặn, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt soi khắp không gian. Tôi cúi xuống bốc một nắm đất đắp lên mộ cho Choắt. Tôi nhìn mộ Choắt lần cuối cùng rồi quay gót, quả quyết bước đi…

Gió vẫn thổi, cỏ cây, hoa lá lao xao rồi cúi rạp về phía mộ Choắt chào vĩnh biệt. Sương đã xuống, sương rơi từng giọt trên cỏ, từng giọt trên mộ Dế Choắt. Mặt trời đã lặn hẳn, cỏ cây vẫn như rì rào, lao xao, gió thổi mạnh sương vẫn xuống. Màn sương trắng in hình một chú Dế cúi đầu lầm lũi đi xa dần…

5 tháng 3 2020

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu trước đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo để suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đường đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.