K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Bác Hồ kính yêu được xem là bậc đại trí, đại nhân của dân tộc Việt Nam với những phẩm chất tuyệt vời từ trong con người Bác. Đã có bao tác phẩm thi ca nhạc họa ra đời để bày tỏ sự ngưỡng mộ, biết ơn và ca ngợi lối sống của vị cha gìa kính yêu của chúng ta. Và nét độc đáo nhất trong phong cách Hồ Chí Minh có lẽ chính là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất tất khác nhau, thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu hồng đúc nên Người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Bác tiếp thu chọn lọc, chắt chiu những tinh hoa của nhân loại để làm phong phú thêm lối sống của mình nhưng không Bao giờ Bác rời xa lối sống bình dị, phương đông - nơi Người đã sinh ra và lớn lên. Đó chính là một nét đẹp lớn, là sự tiếp thu biết chắt lọc vốn văn hóa nhân loại và đây cũng chính là bài học lớn cho mỗi người trên bước đường hội nhập với năm châu.

16 tháng 5 2021

Ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

Thành phần biệt lập: Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản.

Phép liên kết lặp:  "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới.

Phép liên kết nối: Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

 

 

Em có thể xem thêm ở phần ghi chú SGK nhé :

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du

1 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du