K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

so sorry kt ko giúp đượt 

16 tháng 12 2021

Mk lm bài onl mà bạn :(

14 tháng 1 2022

gấp quá ta lên mạng lướt đấy bạn rảnh quá chớ người ta ko rảnh đừng có tưởng ko biết nhắn lên đây để lấy điểm nhận vé vip đâu

15 tháng 1 2022

là sao

8 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.

3 tháng 7 2018

Lão Hạc là một ng` nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo ko lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão ko còn sức đi làm thuê nữa. Ko còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó " lão chế tạo được món gì, ăn món nấy ". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng ko ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.

ủng hộ nhé~~~

Cách mạng Tháng Hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa, thành lập được hai chính quyền là chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết.

14 tháng 8 2016

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

 

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

 


 

16 tháng 10 2017

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Tôi chợt tỉnh giấc. Rồi tôi nghĩ lại giấc mơ của tôi. Tôi nhìn nhận lại bản thân và hành động của mình đối với thiên thiên rồi dút ra bài học :Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...

19 tháng 4 2020

cây tre trong bài cây tre việt nam được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào ? GIÚP MÌNH VỚI