K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Tham khảo:
“Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là câu chuyện thấm đậm tình yêu thương giữa người với người, ấm áp như những chiếc áo mùa đông nảy nở trong lòng những đứa trẻ. ... Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sâng tình yêu thương,sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đều đã thức dậy. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Hai chị em Sơn ra ngoài chơi. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ quần áo mới của Sơn. Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Sơn động lòng thương, bàn với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Nghe người vú già nói, Sơn và Lan lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không tìm thấy Hiên. Khi hai chị em về nhà thì liền thấy hai mẹ con Hiên đang nói chuyện với mẹ. Mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi mẹ con Hiên ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quỷ quá, dám tự do lẩy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”

1 tháng 11 2021

Tham khảo!

Hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đều đã thức dậy, mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Hai chị em ra ngoài chơi. Mấy đứa trẻ như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần đều trầm trồ trước cái áo mới của Sơn. Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Chị Lan đến gần hỏi thăm. Biết chuyện, Sơn động lòng thương, bàn với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Đến khi về nhà, cả hai lo lắng mẹ biết chuyện sẽ mắng, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không tìm thấy ai ở nhà. Khi hai chị em về nhà thì liền thấy hai mẹ con Hiên đang nói chuyện với mẹ. Mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi mẹ con Hiên ra về, mẹ Sơn ôm hai con vào lòng rồi hỏi: “Hai con tôi quỷ quá, dám tự do lẩy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

  
18 tháng 1 2022

Tham khảo

Thạch Lam - một trong những nhà văn tiêu biểu khuynh hướng văn học lãng mạn. Một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Sơn thức dậy thì đã thấy mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ một vài hình ảnh nhỏ nhưng cũng cho thấy được sự chuyển biến của thời tiết thật rõ rệt.

 

Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.

Cuộc sống sung túc của gia đình Sơn được nhà văn khắc họa. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Ngược lại, sự nghèo khổ, khó khăn được thể hiện qua hình ảnh những đứa trẻ trong xóm chợ. Đó là những nhân vật như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Nhưng truyện giàu giá trị nhân văn khi nhà văn khắc hóa thái độ của chị em Sơn - thân thiện chứ không khinh khỉnh như chị em họ.

 

Sơn và chị gái đều là những đứa trẻ ngây thơ, lương thiện. Khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý.

Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng.

Có thể khẳng định rằng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Qua tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được những bài học về lòng trắc ẩn.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

 

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

 

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

4 tháng 12 2021

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

4 tháng 12 2021

nếu đúng cho mk 1 like

9 tháng 1 2018

Miền bắc có 4 mùa rõ rệt Xuân – Hạ – Thu – Đông nhưng với tôi có thể mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất. Mùa đông tới mang đến những cơn gió lạnh buốt và những ngày mưa rả rích. Tôi nhớ khi còn nhỏ, dù không muốn nhưng tôi rất hay bị gọi dậy sớm để giúp mẹ làm hàng. Đang nằm trong chăn ấm lại phải dậy và ngồi ngoài thời tiết lạnh như thế, đúng là một “cực hình.” Những lúc không có khách, tôi thường tranh thủ ngắm phố xá và “buôn” đủ thứ chuyện với bác hàng Phở nhà bên cạnh.

Mùa đông miền BắcNgày mới của tôi thường bắt đầu với hình ảnh những người lao động lam lũ qua lại trên đường. Một ông lão gầy gò cong lưng đạp xe chở đầy su hào. Một bà bán xôi cứ đúng 6 giờ sáng lại ôm cái thúng xôi gấc to đùng đi qua phố tôi. Mọi người hay gọi bà là bà Tiến Cóc vì lưng bà còng. Những chiếc xe chở vài ba con lợn. Tiếng rao báo lúc sáng sớm. Mấy bà bán quần áo mới dỡ hàng trên Lạng Sơn về đứng nói chuyện chờ người ra đón. Mùa đông ở miền Bắc rất lạnh, nhất là vào những đợt rét đậm rét hại.

Tôi rất phục họ bởi vì bất kể thời tiết thế nào, họ cũng chăm chỉ dậy sớm và làm việc. Chẳng như đám học trò chúng tôi, trời mới chuyển rét thôi đã ngại đi học lắm rồi. Sáng dậy muộn, đến trường vừa kịp lúc trống. Tiết một đứa nào cũng ngáp ngủ và lờ đờ, chỉ mong trống hết tiết thật nhanh để được ra ngoài cổng trường kiếm cái bánh mì nóng hay gói xôi ấm lót dạ. Không chỉ vậy, trong ngăn bàn lúc nào cũng có quà vặt: khi thì là củ khoai hay cái bắp ngô nướng, khi thì là túi hạt dẻ thơm phức.

Rét miền bắcMùa đông này chẳng có ai gọi tôi dậy sớm vào mỗi buổi sáng mùa đông nữa. Những hôm được nghỉ thì cũng cố nằm trong chăn ấm chứ chẳng muốn ra ngoài chút nào. Rồi thỉnh thoảng khi đang đi trên phố, bắt gặp những người lao động vất vả mưu sinh, tôi lại nhớ đến những buổi sáng ấy. Và chợt chạnh lòng nhớ tới bố mẹ ở nhà – họ cũng đang bươn chải như thế để kiếm tiền nuôi chị em tôi ăn học. Dẫu biết không ai được chọn bố mẹ nhưng nhiều lúc thật ganh tị với đám bạn. Tôi cũng muốn gia đình mình thật giàu có để bố mẹ không phải khổ cực như vậy. Nhưng tôi chẳng bao giờ thấy xấu hổ vì nghề nghiệp của bố mẹ vì tôi biết họ kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Tôi hạnh phúc với những gì bố mẹ đã giành cho tôi. Dù tất cả không là gì so với người khác nhưng tôi biết đó là những điều tốt nhất và là tất cả những gì họ có.

Mùa đông thường gợi những nỗi buồn vu vơ, đôi khi là nỗi nhớ nhà da diết trong lòng người. Mùa đông lạnh buốt cắt da cắt thịt với dòng người qua lại hối hả; người bán – người mua cho kịp phiên chợ cuối năm để có tiền sắm Tết. Mùa đông với những món ăn, những thứ quà giản dị gắn liền với tuổi học trò. Dù có ở bất cứ đâu trên đất Bắc, ta cũng đều cảm nhận được nét riêng của mùa đông – đẹp, đặc biệt và không nơi nào có được.

Tôi yêu mùa đông không chỉ vì đó là mùa tôi được sinh ra mà còn bởi đây là mùa cuối cùng trong năm – thời điểm để mọi người nhìn lại những gì đã qua và những điều mình đã làm được trong năm cũ. Và tôi cũng biết rằng khi mùa đông này hết thì mùa xuân đến và Tết sẽ về!

9 tháng 1 2018

kinh có copy đâu ko zậy

15 tháng 1 2023

Thuộc thể loại truyện ngắn .

15 tháng 1 2023

 

 

12 tháng 11 2021

tham khảo

 

Sơn là một em bé rất giàu tình cảm.Anh em như thể chân tay… Sơn đối với em đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn ‘kéo chăn lên đắp cho em’ đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – ‘Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá’. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Sơn là một đứa bé được mẹ chăm sóc và dạy bảo nên em rất ngoan.

Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó ‘lộ vẻ vui mừng’. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và ‘môi chúng nó tím lại…’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn ‘lại run lên’ và ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. n đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.