K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2019

tao thấy câu đấy nó xàm hơn là đúng đắn

4 tháng 8 2016

Đề 2 nhé bạn

Từ xưa tới nay, cha ông ta luôn để lại những đức tính tốt hay những câu nói chí lý về cuộc sống và đạo đức làm người.Từ đó dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lên hàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.

Đề 3

Trong cuộc sống bây giờ, cái quan trọng nhất là kiên trì muốn hoàn thành tốt một công việc gì đó cần sự cố gắng không ngừng. Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim " Đừng vì một chút thất bại hay vấp ngã mà nản chí hãy vì cái lỗi đó mà đứng dậy ắc sẽ có ngày thành công.

 

16 tháng 9 2016

đề 1 Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

26 tháng 10 2019

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

23 tháng 9 2017

Chọn đáp án: C

25 tháng 3 2023

Việc sử dụng bao bì ni lông có tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

Câu trần thuật: Bao bì ni lông được sử dụng rộng rãi cho quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, chúng không bị hủy trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, chúng trở thành một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất.

Câu cảm thán: Có bao giờ bạn nghĩ đến tất cả những chiếc bảo ni lông đã từng sử dụng trong cuộc sống của mình không? Đó là hàng triệu rác thải nhựa rải rác trên mặt đất và trong cả biển. Hãy cùng nhau chấm dứt việc sử dụng bao bì lông để cứu lấy môi trường.

Câu yêu cầu: Hãy hành động ngay để bảo vệ môi trường để thay thế hệ thống tương lai. Thay vì sử dụng bao bì ni lông, chúng ta có thể sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường như tái chế túi giấy hay sử dụng các loại bao bì tái sử dụng được. Hãy cùng nhau giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường của chúng ta.

27 tháng 4 2020

Khi bước chân vào lớp một, chúng ta thường chỉ có suy nghĩ đơn giản: Học để được điểm chín, điểm mười, để về nhà được bố mẹ khen thưởng. Nhưng khi lớn dần, học cao lên, khó đi, mỗi chúng ta dù có ý thức hay vô thức, đều tự xác định cho mình mục đích của việc học, để từ đó có cơ sở phấn đấu vươn lên. Vậy, mục đích học tập như thế nào là đúng? Trước nhất, học là để hiểu biết, để có tri thức. Một đứa trẻ, từ chưa biết gì đến trường học đc học chữ, biết đc vì sao trái đất quay quanh mặt trời, hiểu đc lịch sử phát triển ''ngàn năm văn hiến'' của đất nước. Đứa trẻ ấy sẽ biết đc rằng, bể tri thức của con người thật bao la, rộng lớn biết bao, sẽ càng hăng say học tập,tìm hiểu để trở thành người có ích. Mục đích trước mắt, thực tế nhất là học để sau này ra ngoài xã hội có thể kiếm đc việc làm tốt, có thể tự lập, tự nuôi sống bản mình mà ko phải dựa vào người khác. Chúng ta bằng chính công sức, chính tri thức mà mình học đc từ trong nhà trường và trong cuộc sống, làm giàu cho chính mình và cx làm giàu cho xã hội. Có tri thức, chúng ta có thể tự khẳng định mình. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, đó là điều ai cx mong muốn. Nhưng để làm được điều ấy ko phải dễ dàng. Đó là cả một quá trình rèn luyện, ko chỉ về trí tuệ mà còn cả về nhân cách.

~Chúc học tốt~

12 tháng 5 2020

Ôi! Học tập là gì? Đó là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

30 tháng 3 2020

Không cần nói câu thật dài, 1 câu ngắn cũng có thể khiến người nghe hiểu và có thể thực hiện được nhưng cần xác định đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ:

- Bạn A: Bạn hãy đóng cửa lại đi, trời lạnh quá!

- Bạn B: Được!

 Bạn tham khảo nha!!!

 CHÚC BẠN HỌC TỐT ^-^

31 tháng 3 2020

-theo mjk, khi cần yêu cầu hay đề nghị 1 việc cấp bách hay gấp gáp thì phải ns theo 1 cách vừa ngắn gọn vừa tóm tắt đc chủ đề mjk cần biểu đạt.

-Vd: vào 1 hôm đi cắm trại A sơ ý trượt chân ngã xuống hố B vội vàng ns " Cầm lấy tay tớ".

  • CHÚC BẠN HC TỐT
  • Nếu mjk làm ko đúng bạn cứ cm để mjk khắc phục😁