K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2023

Không tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã bởi vì chúng có thể là các ổ chứa virus gây bệnh nguy hiểm cho con người. Do vậy, cần tiêm phòng định kì cho vật nuôi như các loài gia cầm, lợn, chó, mèo giúp ngăn chặn dịch bệnh phát sinh.

23 tháng 3 2023

- Một số bệnh do vi khuẩn:

+ Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.

+ Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.

+ Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.

+ Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.

+ Bệnh lao gây ra từ vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis 

- Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Đeo khẩu trang khi ra đường. 

+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.

+ Rửa tay tahajt kĩ trước khi ăn

+ Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.

+ Tiêm phòng đầy đủ.

25 tháng 3 2022

TK:Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết,  chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

25 tháng 3 2022

Tham Khảo

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng

8 tháng 11 2023

Tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả vì: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay trước khi kháng nguyên gây hại.

23 tháng 3 2023

• Các giai đoạn gây bệnh của HIV:

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng; thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ (sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức xương khớp,…).

- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm; số lượng tế bào lympho T giảm dần nhưng cơ thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Ở giai đoạn 1 và 2, do người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó biết mình nhiễm bệnh (trừ khi đi xét nghiệm), do đó, họ có thể lây nhiễm bị động cho những người xung quanh.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Tế bào lympho T giảm mạnh, xuất hiện các bệnh cơ hội làm cơ thể suy yếu và dẫn đến tử vong.

• Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Đồng thời, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh HIV hữu hiệu. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm HIV cần:

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu:

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

+ Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

+ Quan hệ chung thủy một vợ một chồng.

+ Áp dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ như sử dụng bao cao su.

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường từ mẹ sang con:

+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai.

+ Nếu mang thai, người mẹ nhiễm HIV cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang con.

23 tháng 7 2019

Bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền theo các con đường khác nhau:

- Truyền ngang:

    + Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.

    + Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

    + Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày…

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

- Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ bệnh, các triệu trứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa.

→ Như vậy muốn phòng tránh bệnh do virut cần tiêm vacxin, kiếm soát vật trung gian truyền bệnh (muỗi, ve, bét…), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống; cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

23 tháng 3 2023

Khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra là vì:

- Động vật kí sinh (giun tròn) và người đều là các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào nhân thực nên cơ chế tác động của thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ví dụ: Thuốc Fugacar được bào chế ở dạng viên nén nhai làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP nguồn cung cấp năng lượng cho kí sinh trùng. Tuy nhiên, dạ dày của người sử dụng cũng chịu tác dụng của thuốc.

- Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ, có cấu tạo khác nhiều so với tế bào nhân thực. Do đó, người ta có thể điều chế các loại thuốc kháng sinh chỉ ảnh hưởng đến tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế bào của người dựa trên những điểm sai khác đó.

covid-19 là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra và được phát hiện  ở  Trung Quốc .Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới

Biện pháp:

+ Hạn chế ra ngoài chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết 

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

+ Đi ra ngoài bắt buộc phải đeo khẩu trang 

+ Khi tiếp xúc cần cách xa khoảng cách 2m 

+Súc miệng bằng nước muối thường xuyên

+Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng

+...

16 tháng 3 2022

covid là một loại virus đường hô hấp thuộc loại virus kiểu vương miệng 

để phòng bềnh ta thực hiện thông điệp 5k của bộ y tế và tiêm cacine

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

Lipit có tác dụng giữ nhiệt nên các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới.