K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những người bạn tốt     A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp...
Đọc tiếp

Những người bạn tốt

     A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

    Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

    Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.

    Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được  ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Theo LƯU ANH

Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

Cá heo biết cứu giúp người nghệ sĩ.Cá heo là người bạn tốt của con người.Cá heo biết thưởng thức nghệ thuật.Cá heo biết thưởng thức nghệ thuật, biết cứu giúp nghệ sĩ và là bạn tốt của con người.
1

TL:

Cá heo biết thưởng thức nghệ thuật, biết cứu giúp nghệ sĩ và là bn tốt của con ng.

HT

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !". Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      "Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay." — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?

(Hoàng Phương)

(Hoàng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?

a. Vì cô không có quần áo đẹp.

b. Vì cô không có ai chơi cùng.

c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

Câu 2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

c. Ngồi trò chuyện với cụ già.

Câu 3. Cụ già đã nói gì và làm gì ?

a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”

b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

a. Cụ già đã qua đời.

b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

5. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?

a. Là một người kiên nhẫn.

b. Là một con người hiền hậu.

c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác . 
 

6
29 tháng 6 2020

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5: c

29 tháng 6 2020
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
cbabc
4 tháng 12 2017

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. 

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 

"Cháu hát hay quá!". Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. 

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. 

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. 

"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

cậu hãy đọc rồi làm đáp án 

4 tháng 12 2017

đáp án a

 PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6I – Bài tập về đọc hiểuBiển nhớ   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì...
Đọc tiếp

 

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6
I – Bài tập về đọc hiểu
Biển nhớ
   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
   Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ?
   Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức... Nhiều ! Nhiều lắm ! ...
   Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
(Theo Nam Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Tác giả tả những nét gì nổi bật ở biển Tân Mỹ An?
a- Ánh trăng, tiếng hát, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
b- Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
c- Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh
2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?
a- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo
b- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng
c- Chảy khắp cành cây, kẽ lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo
3.  Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?
a- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội
b- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
c- Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
4. Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả?
a- Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị
b- Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả
c- Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức
II – Bài tập về Luyện từ và câu.
Câu 1. a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A

B

(1) Hữu nghị

a) dùng được việc

(2) Hữu ích

b) tình cảm thân thiện giữa các nước

(3) Hữu hiệu

c) có ích

(4) Hữu dụng

d) có hiệu quả

Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho thích hợp 
(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất ……………
(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình,……………….
(3) Chúng ta phải đồng tâm,………………để xây dựng công ti lớn mạnh
(4) Họ…………..làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.
( Từ cần điền : hợp tác, hợp lí, phù hợp, hợp lực )
Câu 2.  Thêm một từ vào những vị trí khác nhau trong câu: “Xe bò lên dốc” để có hai câu diễn tả 2 ý khác nhau :
(1)…………………………………………………………..
(2)…………………………………………………………..

làm hết ko

7

???Bn gửi từng câu 1 thôi,bn cop lại rồi gửi từng câu 1,chứ hỏng hết phông chữ rồi ai mà hiểu câu 1 từ đâu đến đâu,câu 2 từ cái gì đến cái gì hở...gửi lại vào phần câu hỏi đấy,đừng gửi vào phần tl để mn còn lm nó nhanh hơn ok?

30 tháng 10 2021

khác gì làm hộ bài đâu

17 tháng 8 2018

Mình không phải Fan của BTS nên mình không tìm hiểu nhiều về BTS nên mình không biết làm 

Sorry 

17 tháng 8 2018

Không đăng câu hỏi linh tinh!!!

20 tháng 1 2019

câu ghép là câu: phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh...Đồ Sơn

chủ ngữ: phía xa kia là đảo Cát Bà; là hòn đảo Hòn Dấu;ở bãi biển đồ sơn

cn lại là vị ngữ

k mk nhé, mk cx ko chắc nx

30 tháng 3 2018

bạn thử lên google xem

Mình vào coccoc ko tìm thấy 

Mà để làm gì vậy , KB nhe

30 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN    Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.    Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát?...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

   Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

   Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”

  - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Hoàng Phương

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)

Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)

Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu

Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)

a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì ....nên....

b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: ...càng.......càng......

 

150

bạn ơi đăng âu dài như vậy ít khi đượ trả lời lắm

15 tháng 5 2021

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5: 

Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. 

Câu 6: Nhận xét về cụ già :

- Là người tốt bụng

- Là người biết động viên người khác đúng cách

Câu 7 :  CN1 (Phương) VN1 (đến lớp trễ)

CN2 (Cô giáo); VN2 (lấy làm lạ, hỏi mãi)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

 Câu 10 ):

- Vì mưa nên tôi đi học muộn.

- Trời càng mưa to, sấm càng lớn.