K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2018

Hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo 2 con đường: phân giải kị khí và phân giải hiếu khí. Quá trình phân giải kị khí không cần sự có mặt của oxi. Quá trình phân giải hiếu khí cần có sự có mặt của oxi. Oxi trong phân giải hiểu khí đóng vai trò là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền electron. Nếu không có oxi quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật không diễn ra, tạo ra ít năng lượng.

Tham khảo!

- Khái niệm hô hấp ở thực vật: Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời, tạo ra ATP và nhiệt năng.

- Phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:

+ Năng lượng (dưới dạng ATP) sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây như tổng hợp và vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng,…

+ Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể thực vật diễn ra một cách bình thường.

+ Các sản phẩm trung gian được tạo ra từ quá trình hô hấp ở thực vật (đường 3 carbon, pyruvate,…) là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như protein, acid béo,…

18 tháng 9 2017

Một số biện pháp bảo quản nông sản:

- Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường được sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16°C tùy theo từng loại hạt.

- Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 – 7°C.

- Bảo quản trong nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đị và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi poolietilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

8 tháng 8 2023

Tham khảo: Quá trình thoát hơi nước ở lá là động lực phía trên để hút hơi nước từ rễ. Tế bào lông hút có không bào chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng hàm lượng chất tan trong tế bào chất của rễ. Dung dịch đất chứa nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.

16 tháng 4 2018

- Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mắt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng khí oxi từ khí cacbonic và nước.

- Hô hấp là quá trình oxi hóa sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP

→ Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 và O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là O2 và H2O lại là chất xuất phát để tổng hợp nên và giải phóng ra ôxi trong quang hợp.

10 tháng 1 2017

Đáp án D

Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là: Tạo ra các sản phẩm trung gian

7 tháng 10 2019

    * Cấu trúc hiển vi

a) Hình dạng

- Ty thể thường có dạng hạt hoặc sợi.

- Hình dạng dễ dàng biến đổi theo theo tình trạng sinh lí của tế bào: áp suất, pH, bệnh lý,…

b) Kích thước và số lượng

- Ở trạng thái bình thường, ty thể có dạng hình trứng đường kính 0.5-2μm và dài 7-10μm.

- Ty thể có nhiều trong các tế bào tích cực chuyển hóa năng lượng: tế bào gan, tế bào cơ,….

    * Cấu trúc siêu vi

- Cấu tạo từ màng kép bản chất là màng lipoprotein bao lấy khối chất nền (matrix) ở phía trong.

    + Màng ngoài không gấp khúc.

    + Màng trong gấp khúc tạo thành các mào (crista) do đó làm tăng bề mặt lên gấp 3 lần so với màng ngoài.

    * Cấu trúc phân tử

Ty thể chứa protein (65-70%) và lipit (25-30%). Ngoài ra còn có ADN và ARN.

a) Màng ngoài

- Dày 6nm

-Gồm protein (60%) và lipit (40%)

-Gồm nhiều kênh protein, kênh ion để vận chuyển ion và các chất.

b)Xoang gian màng

- Là khoảng giới hạn bởi màng trong và màng ngoài.

- Là nơi trung chuyển các chất giữa màng trong và màng ngoài.

- Chứa nhiều proton H+

c)Màng trong

-Số lượng mào của màng trong tỉ lệ với cường độ chuyển hóa năng lượng ATP.

-Gồm 80% protein và 20% lipit.

-Trên màng trong có:

    + Protein vận chuyển

    + Các phức hợp của chuỗi chuyền electron

    + Phức hợp ATP-sintetaza có chức mang tổng hợp ATP.

-Cytocrom P450.

d)Chất nền ty thể chứa:

-Enzim hô hấp tham gia chuyển hóa đường và các chất hữu cơ thành ATP.

-Riboxom ty thể: tương tự riboxom của vi khuẩn.

-ADN ty thể - mtADN: +phân tử ADN vòng, dạng trần

    +Trong ty thể có 5-10 mtADN

-Ion và các chất vô cơ, hữu cơ.

Tham khảo!

- Vai trò của hô hấp đối với sự hút nước và khoáng của cây:

+ Cung cấp năng lượng, vật chất để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát của bộ rễ – bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng hút nước và khoáng của cây.

+ Cung cấp năng lượng $ATP$ cho hoạt động hấp thụ chủ động chất khoáng của cây, đảm bảo duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào rễ cao hơn của môi trường. Nhờ đó, dòng nước và muối khoáng có thể dễ dàng đi từ môi trường vào trong tế bào.

- Ý nghĩa của những hiểu biết về vai trò của hô hấp đối với sự hút nước và khoáng của cây trong trồng trọt: Hiểu được vai trò của hô hấp đối với sự hút nước và khoáng của cây, do đó, trong trồng trọt, cần áp dụng các biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho cây hô hấp hiếu khí giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, qua đó, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất cây trồng. Một số biện pháp canh tác giúp tạo môi trường thoáng khí, cung cấp đủ $O_2$ cho cây hô hấp hiếu khí thuận lợi như làm đất (cày, bừa, xới đất) trước khi gieo hạt, làm cỏ sục bùn, vun gốc, đảm bảo hệ thống cấp và thoát nước trong canh tác để tránh ngập úng,…

3 tháng 3 2017

Chọn đáp án C.

Các phát biểu I, II và IV đúng.

- I, II đúng: Sự hấp thu nước và vận chuyển nước đi lên các bộ phận mặt đất rất cần năng lượng được cung cấp cho quá trình hô hấp của cây, đặc biệt là của hệ thống rễ. Nếu hô hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm vào có thể bị ngừng. Ta có thể quan sát thấy hiện tượng đó khi cây bị ngập úng, do thiếu oxi mà rễ cây hô hấp yếm khí, không đủ năng lượng cho hút nước, cây bị héo. Hạn sinh lí có thể xảy ra khi thiếu oxi trong đất, cây không hút được nước đủ để bù đắp cho lượng nước thoát đi và dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Để khắc phục hạn sinh lí thì ta tìm cách đưa oxi vào đất cho hệ rễ hô hấp như chống úng, sục bùn, làm đất tơi xốp trước khi gieo…

- III sai: Mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và sự hút khoáng: trong trường hợp sự xâm nhập chất khoáng vào rễ ngược với gradien nồng độ thì nhất thiết phải cung cấp năng lượng. Vì vậy, hô hấp của hệ rễ là rất cần thiết để cho quá trình hút khoáng chủ động. Nếu hô hấp của rễ giảm thì sự hút khoáng cũng giảm (tuy nhiên không phải ngừng hẳn, vì một số ion khoáng xâm nhập theo chiều gradien nồng độ thì quá trình đó không cần cung cấp năng lượng – quá trình hút khoáng thụ động).

- IV đúng: Hô hấp cũng tạo ra các nguyên liệu cho sự trao đổi các ion khoáng trong dung dịch đất và trên keo đất. Hô hấp của rễ tạo ra CO2. Chất này tác dụng với nước để tạo ra axit cacbonic rồi sau đó sẽ phân li cho các ion H- và . Ion H+ sẽ làm nguyên liệu để trao đổi với các cation (K+, Ca2+…) còn  sẽ trao đổi với các anion ( , ..) để các ion được hút bám trao đổi trên bề mặt rễ và sau đó vận chuyển vào bên trong rễ

- Vai trò của hô hấp: Quá trình hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được $O_2$ từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, giúp đào thải $CO_2$ sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Thông qua trao đổi khí với môi trường, $O_2$ được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, $CO_2$ sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường \(\rightarrow\) Quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.