K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.

24 tháng 2 2016

- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

- Các khu vự có mức độ tập trung cao

  + Đồng bằng sông Hông và phụ cận

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    #  Hà Nội là trung tâm lớn nhất

    # Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Đinh

  + Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    # Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất

    # Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau...

 + Dọc theo duyên hải Miền Trung : Đà Nẵng, Huế, Nha Trang..

- Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế

18 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.

- Giải thích:

+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).

+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên

30 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

- Tình hình phát triển

+ Tổng kim ngạch liên tục tăng.

+ Tăng cả xuất và nhập khẩu, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

- Phân hóa theo lãnh thổ

+ Theo vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng Và vùng phụ cận có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao, các vùng còn lại thấp hơn.

+ Theo tỉnh: TP. Hồ Chí Minh xuất siêu, Hà Nội nhập siêu, các tỉnh khác có sự phân hóa.

31 tháng 12 2017

Gợi ý làm bài

- Có mặt ở khắp các vùng trong nước (dẫn chứng). Nguyên nhân: trâu, bò, lợn là những vật nuôi phổ biến ở các vùng nước ta từ lâu dời. Hầu hết các địa phương đều có điều kiện để chăn nuôi.

- Mức độ tập trung theo lãnh thổ khác nhau

+ Trâu

* Tập trung nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng ít.

* Nguyên nhân: trâu được nuôi để lấy thịt, sức kéo,... Trâu khỏe hơn bò, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Bò

* Được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ít ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở ven Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có chăn nuôi bò sữa.

* Nguyên nhân: bò được nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bò thích nghi với nơi ấm, khô, giàu thức ăn.

+ Lợn

* Được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

* Nguyên nhân: lợn được nuôi để lấy thịt, tận dụng phân để bón ruộng,...; thức ăn chủ yếu là tinh bột, thức ăn thừa của người, thực phẩm từ các nhà máy chế biến công nghiệp.

25 tháng 2 2016

a) Kể 20 trung tâm công nghiệp  có ngành thực phẩm

Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau.

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét :

Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển

- Giải thích :

  + Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào

  + Nguồn nguyên liệu phong phú

 

 

3 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây vùng đồi núi nước ta

- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:

+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.

+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.

b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.

24 tháng 2 2019

a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển

+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX

+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV

-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn

-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu

-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao

-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương

-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản

-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..

11 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Kể tên và sắp xếp các nhà máy thuỷ điện

- Nhà máy thuỷ điện trên 1000MW: Hòa Bình.

- Nhà máy thuỷ điện dưới 1000MW: Thác Bà, Nậm Mu, Tuyên Quang, A Vương, Vĩnh Sơn, Y-a-ly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Sông Hinh, Đrây Hling, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, Cần Đơn, Trị An.

b) Giải thích

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.

- Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.

- Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.

9 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...