K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

Quả thịt:

Đặc điểm: khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả bên trong

Quả thịt gồm 2 loại:

Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng

VD: cà chua, cam, chanh, đu đủ, dưa hấu, ...

Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy cả hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt

VD: đào, táo ta, quả mơ, quả mận, ...

học tốt

13 tháng 3 2020

Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy cả hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt

Quả thịt:Đặc điểm: khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả bên trong

Học tốt

Đăc điểm của quả hạch khác với quả mọng : Quả hạch có 1 lớp hạch cứng bao quanh hạt. Quả mọng chứa toàn thịt quả . 

Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm : là quả ăn được. Động vật ăn thịt quả, còn hạt thường có vỏ cứng, bền không bị tiêu hóa, nên được gieo rắc khắp nơi cùng với phân của động vật (quả ổi, quả sim, quả cà chua, quả ớt...). Hoặc quả có gai, móc, lông cứng bám vào lông động vật, được động vật mang đi khắp nơi (quả ké, quả cỏ xước, quả cây xấu hổ...).
Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là : nhị và nhụy 

Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa phát triển thành quả : Bầu nhụy 

Ở thực vật tế bào sinh dục cái có trong :noãn 

# Học tốt#

13 tháng 3 2020

Đặc điểm quả hạch khác với quả mọng: - Quả mọng khác với quả hạch ở chỗ: quả mọng có phần thịt quả rất dày và mọng nước (quả chanh, quả hồng, quả đu đủ...). - Ở quả hạch, ngoài phần thịt quả, còn có hạch rất cứng chứa hạt bên trong (quả nhót, quả mơ, quả táo...).                        

Quả và hạt phân tán nhờ động vật có đặc điểm: Quả và hạt phát tán nhờ động vật có các đặc điểm là quả ăn được: động vật ăn thịt quả, còn hạt thường có vỏ cứng, bền không bị tiêu hóa, nên được gieo rắc khắp nơi cùng với phân của động vật (quả ổi, quả sim, quả cà chua, quả ớt...). Hoặc quả có gai, móc. lông cứng bám vào lông động vật, được động vật mang đi khắp nơi (quả ké, quả cỏ xước, quả cây xấu hổ...).

Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa: Những bộ phận có chức năng sinh sản chủ yếu là nhị và nhụy vì chúng chứa hạt phấn và noãn.

Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa phát triển thành quả: 

- Hạt do noãn đã thụ tinh phát triển thành

- Noãn sau khi thụ tinh:

+ Hợp tử phát triển thành phôi

+ Vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt

+ Phần còn lại phát triển thành nội nhũ (chất dự trữ)

- Quả do bầu nhụy phát triển thành, quả có chức năng bảo vệ hạt và phát tán hạt.

Ở thực vật tế bào sinh dục cái có trong noãn.

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).

Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo.

Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

 

12 tháng 5 2017

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).

Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoà

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá)

* Quả khô:

- Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng.

- Chia thành 2 nhóm:

+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.

Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan……

+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.

Vd: quả thìa là, quả chò….

*  Quả thịt :

- Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.

- Chia thành 2 nhóm :

+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước.

Vd: quả cam, cà chua….

+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.

Vd: quả xoài, quả nhãn….

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá)

Quả thịt:Quả thịt khi chín,quả mềm,chứa nhiều thịt quả.

-Có 2 loại quả thịt:quả mọng và quả hạch.

+Quả mọng:khi chín,quả mềm,có mọng nước.

VD:quả đu đủ,quả sầu riêng.quả cam,v.v..

+Quả hạch Quả có hạch cứng bao bọc hạt.

VD:quả xoài,quả cóc,quả táo ta,v.v..

Quả khô:khi chín,vỏ quả khô,cứng,mỏng.

-Có 2 loại quả khô:quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

+Quả khô nẻ:khi chín khô,vỏ quả tự nứt ra.

VD:quả cải,quả đậu,quả điệp,v.v..

+Quả khô không nẻ:Khi chín khô,vỏ quả không tự nứt ra.

VD:quả dừa,quả me,quả cau,quả bàng.v.v..

1: do bầu nhụy chứa noãn đc thụ tinh tạo thành 

2: quả hạch là một loại quả trong đó phần mềm (vỏ quả ngoài hay đơn giản gọi là vỏ, và vỏ quả giữa hay phần cùi thịt) ở bên ngoài bao bọc quanh một "hạt" (hạch hay hột) bao gồm lớp vỏ quả trong đã cứng lại cùng với hạt giống(một số trường hợp cũng gọi là nhân) ở bên trong. 

vd:hạnh nhân , óc chó 

3:Giống nhau : có thân và lá thật, thân chưa phân cành, có chất diệp lục. 

4: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:

+Màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn sâu bọ
+Có hương thơm và mật ngọt quyến rũ sâu bọ
+Hạt phấn to, có gai
+Đầu nhụy có chất dính
Lấy ví dụ về các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
+Hoa hồng, phong lan, hoa cúc,bí đỏ, mướp, hoa cải,nhài, quỳnh, dạ hương...

19 tháng 2 2016

Bạn Nhớ cho mình nha. Mỗi cái mình lấy 2 VD nha bạn.

Phát tán nhờ gió là những quả và hạt có cánh hoặc 1 túm lông nhẹ.

VD: Bồ Công Anh; quả chò ...v..........v........

Phát tán nhờ động vật là những quả và hạt có hương thơm vị ngọt hạt cứng hoắc có các móc bám.

VD: Hạt Thông; Kẻ Ngựa ...v..........v........

Tự phát tán là những quả khô nẻ có vỏ tự tách ra là hạt tự phát tán.

VD: Quả Cải; Quả Chi Chi ...v..........v........

Nhớ cho mình nha khi nào hỏi mình  mà biết mình giải cho nha.

19 tháng 2 2016

lên mà tra google

3 cách phát tán đó là: 

+ Phát tán nhờ gió

+ Phát tán nhờ động vật

+ Tự phát tán

13 tháng 3 2019

vào lick này tham khảo nha: https://h.vn/hoi-dap/question/19194.html

Mà bn Nguyễn Ngọc Khánh Ly sai đề nha

Sự luân phiên ngày, đêm.

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Giờ Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, ( giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ba đầu.

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT.

Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt trời.

Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa ( tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt trái đất) được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh. Ở Trái đất, hiện tượng này chỉ cần lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23º27N ( ngày 22 – 12 cho tới 23º27B ( ngày 22 – 6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23º22’N, điều đó làm cho ta có cảm giác Mặt trời di chuyển.

Hiện tượng mùa.

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục trặc của Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất không đổi phương trong không gian.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân ( 21 – 3), hạ chí ( 22 – 6), thu phân ( 23- 9) và đông chí( 22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 3 đến 23 – 9 , bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, đó là mùa xuân và hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm.

Trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 9 đến 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc độ chiếu sáng lớn, đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại.

Riêng hai ngày 21 – 3 và 23 – 9, Mặt thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau.

Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm khác nhau, càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.

8 tháng 12 2019

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số  nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).

Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường  chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).

Lực  làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động (hình 5.4).

Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...

Số học sinh lớp 6A là:

15:(1-1/4-1/3)=15:5/12=15*12/5=180/5=36 bạn