K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa lư – (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra vào các ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sử sách cho biết: Trong nhiều triều đại phong kiến, lễ hội Trường Yên là một quốc lễ, vì đây là nơi, là dịp tưởng niệm các vị hoàng đế, anh hùng dân tộc: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Về dự lễ hội Cố đô Hoa Lư, các thế hệ công dân của nước Đại Cồ Việt xưa và nước Việt Nam ngày nay cùng tiếp nối, khơi thêm dòng chảy của lịch sử cộng đồng dân tộc từ hàng nghìn năm trước với sứ mệnh: dựng nước, giữ nước, chấn hưng, phát triển và tự chủ.

Lễ hội Cố đô Hoa Lư đã được bắt đầu ngay khi nhà Lý dời đô về Thăng Long – Và trên nền móng của cung điện Hoa Lư, hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê được tạo dựng. Để có được một hình thức lễ hội như hiện nay là cả một quá trình mà trong đó hoà quyện những sự kiện lịch sử và truyền thuyết dân gian. Hình thức của lễ hội gồm có: Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Tập trận cờ lau, Tế nữ quan, Kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm thi và những tiết mục biểu diễn, thi đấu quen thuộc đối với nhiều lễ hội truyền thống dân gian khác.

Vào buổi sáng ngày khai hội hàng năm thường diễn ra Lễ rước nước. Cuộc rước này được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng. Từ nhiều hôm trước ngày khai hội, người ta “trồng” ở sông Hoàng Long (gần cửa Đại Hoàng xưa) một cây tre lớn cành lá xanh tốt. Trên ngọn tre có treo một dải phướn màu vàng, ghi lời chú. Nội dung những lời chú đại lược là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đãcứu giúp vị Hoàng Đế nước Đại Việt – sau dựng nên cơ nghiệp nhà Đinh, dẹp được loạn sứ quân cát cứ, thu giang san về một mối; Cầu mong thần Sông giữ cho dòng nước mát hiền hoà, phù trợ cho dân nước Đại Việt tránh mọi điều ác dữ…

Giờ thìn ngày khai hội, khi mặt trời sắp ló lên khỏi đỉnh Mã Yên Sơn, đoàn rước nước khởi hành từ đền Vua Đinh. Dẫn đầu là những người mang cờ ngũ sắc các loại, đi hàng đôi. Kế tiếp là phường nhạc bát âm và cả một phường trống.

Tiếp đến là một kiệu bát cống lớn, trên kiệu có hương án, bên trong đặt một bình sứ, ngoài phủ vải điều do tám nam thanh niên khoẻ mạnh khiêng. Trang phục của họ tựa như lính túc vệ nhà Đinh xưa, áo đỏ, vàng, tay áo cộc, cổ áo viền xanh có thêu hoạ tiết lối cổ, đầu chít khăn đỏ, vàng theo lối “thủ rìu”.

Ngay sau kiệu rước này là các vị quan khách, đại biểu các cơ quan, đoàn thể, địa phương. Rồi tiếp đến là những kiệu bát cống có tán, lọng song hành trên vai các trinh nữ, mang các lễ vật. Đi bên mỗi kiệu là một bô lão vận trang phục “thượng đẳng thần”. Lại có cả một vị trong trang phục hoàng đế – thiên tử đi rước nguồn nước quý để cuộc rước thêm ý nghĩa tối thượng, tối linh. Đoàn người đi sau chỉnh tề hình khối là các bô lão, những đội tế nữ quan của nhiều địa phương xa gần, đủ sắc màu, nghiêm trang, háo hức.

Đoàn rước ra đến bến sông Hoàng Long thì hương án có đặt bình sứ được đưa xuống thuyền nan trước tiên, sau đó là rồng vàng, sư tử... Vị chủ tế trịnh trọng đọc bản sớ trình xin rước nước, bốn trinh nữ vận áo tân thời, đầu vấn khăn xếp nhẹ nhàng thanh thoát múc nước sông thiêng đổ vào bình sứ, để đưa về đền Vua Đinh làm lễ dâng hương.

Vị chủ tế cùng các vị “quần thần” đốt tờ sớ trình thả xuống dòng sông. Trống chiêng vang lên cấp tập. Đoàn rước lên bờ, trở về đền Vua Đinh theo thứ tự lúc khởi hành.

Cuộc rước nước truyền thống ở lễ hội Cố đô Hoa Lư hàng năm biểu hiện mối liên hệ mật thiết, hữu cơ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cả cộng đồng, bao hàm những yếu tố: linh khí núi sông, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nước, dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Đã ngót một nghìn năm, kể từ khi kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, phong sương, hoài niệm, những âm thanh của trống hội Thăng Long vẫn luôn cộng hưởng, hùng tráng, khoan nhặt cùng tiếng trống rước nước ở Hoa Lư để hướng về cội nguồn, thêm đậm đà bản sắc dân tộc.

26 tháng 12 2021

Lỗi r

 

21 tháng 10 2016

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!


Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

16 tháng 1

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

24 tháng 9 2021

dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ vui

24 tháng 9 2021

À, xl ạ, mk lm lại cho bn nha

6 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

5 tháng 2 2018

Đinh Tiên Hoàng , húy Đinh bộ Lĩnh, là người ở động Hoa-lư (huyện Gia-viễn, tỉnh Ninh-bình), con ông Đinh công Trứ (làm thứ-sử Hoan-châu về đời tướng Dương đình Nghệ và đời Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền)). Đinh công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở,

===-=-= Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

...Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo ... ===-=-=

Sau vua cùng với con là Liễn theo Sứ-quân Trần Minh-công ở Bố-hải khẩu (Phủ Kiến-xương, Thái-bình), được tham dự binh quyền. Ông Đinh Bộ Lĩnh cưới Trần Nương và trở thành con rể của Trần Minh Công.

22 tháng 4 2018

.

19 tháng 8 2018

Quê Lưu Kiếm đồng xanh biêng biếc

Cò cánh trắng ngả nghiêng dập dàng.

Vai áo nâu nhấp nhô dưới lúa

Cánh đồng quê dài rộng mênh mang.

bạn xem lại mk xem có Biện pháp không nhé, mk hay nhầm lẫn lắm