K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

Tham khảo

1. Khi đeo và gỡ kính phải dùng hai tay
- Một số người vẫn có thói quen dùng một tay, điều này thường gây các tác hại không nhỏ đến chiếc kính như gây nên sai lệch gọng kính và tâm của mắt kính, qua đó sẽ có những ảnh hưởng đến tuổi thọ kính, yếu tố thẩm mỹ, thị trường nhìn.. từ đó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho đôi mắt, làm giảm hiệu quả làm việc.
2. Không nên thay đổi hay cải tiến hình dạng của gọng kính thời trang

- Không được tự ý thay đổi hay cải biến hình dạng ban đầu của kính, tránh để gọng kính bị trầy xước, vì đó có thể là nguyên nhân làm yếu và gẫy gọng.

- Đối với gọng dẻo, tuy là loại gọng khó gây ra các biến dạng. Nhưng nếu cố ý bẻ cong, vặn hoặc tác động lực mạnh thì vẫn có thể gây hỏng, gãy hoặc biến dạng. Do vậy, không được cố tình bẻ hay vặn gọng kính và tránh các va đập mạnh.

- Đối với loại gọng kính xẻ cước (gọng bán vành): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được đỡ bằng nẹp dạng nguyên liệu sợi (chủ yếu là sợi nylon - cước) nên có thể xảy ra trường hợp khi dùng lâu sẽ bị hao mòn, yếu đi dẫn tới bị đứt, làm cho mắt kính bị rơi ra. Ngoài ra, các loại sợi này cũng có thể bị yếu, đứt do nhiệt hoặc do bị kéo căng, nên không được đặt ở những nơi có nhiệt độ cao và tránh các va đập mạnh.

- Với loại gọng khoan (không có phần bao đỡ mắt kính): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được khoan các lỗ vít để bắt vào gọng kính. Vậy nên, cần đặc biệt chú ý tới độ chặt của các lỗ vít hay sự biến dạng của gọng. So với các loại gọng kính liền vành và bán vành thì loại này thường rất dễ vỡ mắt nên phải cẩn thận khi sử dụng. Và tốt hơn là phải sử dụng loại mắt chuyên dụng cho loại gọng này.

- Với loại gọng dung bản lề dạng lò xo (có thể gọi là nhíp): Cần tránh việc mở hai càng của gọng kính quá mạnh hay quá rộng cũng dễ gây hỏng, tránh tiếp xúc với khí ẩm, bụi có thể gây gỉ sét hay kẹt lò xo. Khi vào nhà tắm, tắm hơi, tắm biển.. nên tháo kính.

- Khi ốc vít của gọng kính chính hãng bị hỏng hoặc gọng kính bị biến dạng dễ làm cho mắt kính bị rơi ra, trong trường hợp như vậy tuyệt đối không dung keo để gắn lại sẽ làm cho mắt kính bị ảnh hưởng như mất thị trường nhìn và những mảnh mắt kính bị vỡ rơi ra làm tổn thương đến mắt, nên ngưng sử dụng và mang kính đến cửa hàng Mắt Kính Chính Hãng để sửa chữa, thay thế miễn phí.(Nếu mua kính tại cửa hàng).

3. Không được cầm tay vào mắt kính
- Cầm tay vào mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi vì mắt kính rất dễ bắt dính dầu và mồ hôi, tay bị bụi bẩn cũng có thể làm cho kính bị trầy xước, ố màu làm cho khả năng quan sát bị hạn chế có thể gây nên nhức mỏi mắt, đau đầu..

4. Tránh khí nóng, lửa

- Các loại gọng kính làm bằng chất liệu celluloid và mắt kính làm bằng nhựa tổng hợp thường bị biến dạng ở nhiệt độ khoảng 600C, bị nóng chảy ở nhiệt độ trên 1700C.

- Không được đặt kính gần các vật có nhiệt độ cao như bêp ga, lò nướng, lò sưởi, bàn là nóng..

- Không được rửa kính bằng nước nóng, không sử dụng kính khi tắm hơi hoặc dung máy sấy, lò sấy để làm khô kính.

- Không để kính trên các vật hấp thụ nhiệt mạnh như mặt bàn, bãi cát.. dưới ánh nắng mặt trời trên 300C.

- Không nên để kính trong xe ôtô khi đỗ xe dưới trời nắng.

- Không để kính trong cốp xe máy vì nhiệt độ trong cốp xe sẽ làm chảy những lớp phủ chống các tia UV, tia hồng ngoại... của tròng kính.
5. Các thao tác vệ sinh kính
- Trong quá trình sử dụng, kính sẽ thường xuyên bị bám bụi bẩn và việc vệ sinh kính cần phải tiến hành thường xuyên.
- Khi vệ sinh chiếc kính quý vị và các bạn nhớ nên xả nước rửa trước rồi lau. Vì khi mắt kính dính bụi bẩn, nếu lau ngay thì chính lớp bụi bẩn đó sẽ trà xát làm xước mắt kính.
- Tuyệt đối không được dùng nước rửa chén, xà bông, xà phòng... vì những chất này sẽ làm bay mất các lớp phủ của tròng kính (khi mua kính tại Mắt Kính Chính Hãng các bạn sẽ được tặng 1 chai nước rửa kính chuyên dụng), tránh xả nước vào hộp lò xo bản lề (những chỗ này khi bị đọng nước thường gây hiện tượng gỉ sét làm hỏng kính). Rồi sau đó mới lau gọng kính và thấm nước ở mắt kính. Lưu ý khi lau cần phải dùng khăn lau kính chuyên dụng hoặc khăn giấy loại tốt (mềm, mịn, dai, có độ thấm nước cao)
- Chú ý lau nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước mắt kính, gẫy gọng kính, đứt sợi nylon (cước), đặc biệt với các loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời mắt.
- Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, một số người đeo kính do sự tiện lợi thường lau kính bằng cách này. Quần áo đang mặc thường có bám bụi bẩn, và chúng cũng sẽ làm trầy xước kính rất nhanh.

- Ve kính (miếng đệm để tỳ lên sống mũi): là vật dễ bị hao mòn, nên sáu tháng hay một năm một lần hãy đến cửa hàng kính để kiểm tra và thay thế nếu cần thiết.(Mắt Kính Chính Hãng sẽ thay ve kính miễn phí suốt đời nếu mua kính tại cửa hàng).

6. Nên cất kính vào hộp khi không đeo
- Khi không đeo kính Quý vị và các bạn nên bảo quản kính ở trong hộp (hay vỏ bao), như vậy sẽ tránh được các trường hợp kính vô tình bị va đập, rơi vỡ, trầy xước. Hay thậm chí trẻ em nghịch ngợm gây hỏng hóc v.v..

7. Cẩn thận khi mắt kính tiếp xúc với mỹ phẩm

- Khi dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm nên tháo kính. Nếu những hoá mỹ phẩm này dính vào gọng hoặc mắt kính, ta nên rửa và lau sạch.

- Không để kính tiếp xúc với các loại etxăng (benzine), thinner hay cồn vì đó là nguyên nhân làm cho kính bị hỏng như gọng bị ăn mòn, mắt bị rỗ, biến chất, đổi màu..

8. Với những người dễ bị dị ứng

- Trong trường hợp gọng kính bị trầy xước, gỉ sét hay vỡ lớp bọc ngoài cùng, nếu cứ tiếp tục sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho da.

- Khi bị ngứa, tróc da hay có hiện tượng là ở những phần da tiếp xúc với kính, hãy ngưng sử dụng và đến phòng khám để khám. Khi đó cùng với việc điều trị các dị ứng, sẽ phải dung những loại gọng kính có chất liệu phù hợp với cơ địa của mình.
9. Kiểm tra mắt định kỳ
- Cơ thể con người luôn phát triển hay thoái triển, gây nên hiện tượng thay đổi số độ sau một thời gian, chiếc kính đeo mắt cũng sẽ bị hao mòn và chỉ có tuổi thọ nhất định, mắt kính có thể bị ngả màu, trầy xước. Sáu tháng hoặc một năm, Quý vị và các bạn nên đến cửa hàng kính thuốc Mắt Kính Chính Hãng ít nhất một lần để kiểm tra tình trạng chiếc kính đang sử dụng, để thay thế mắt kính bị lão hoá và kiểm tra lại thị lực của mình.

19 tháng 11 2018

1. Khi đeo và gỡ kính phải dùng hai tay
- Một số người vẫn có thói quen dùng một tay, điều này thường gây các tác hại không nhỏ đến chiếc kính như gây nên sai lệch gọng kính và tâm của mắt kính, qua đó sẽ có những ảnh hưởng đến tuổi thọ kính, yếu tố thẩm mỹ, thị trường nhìn.. từ đó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho đôi mắt, làm giảm hiệu quả làm việc.


2. Không nên thay đổi hay cải tiến hình dạng của gọng kính thời trang

- Không được tự ý thay đổi hay cải biến hình dạng ban đầu của kính, tránh để gọng kính bị trầy xước, vì đó có thể là nguyên nhân làm yếu và gẫy gọng.

- Đối với gọng dẻo, tuy là loại gọng khó gây ra các biến dạng. Nhưng nếu cố ý bẻ cong, vặn hoặc tác động lực mạnh thì vẫn có thể gây hỏng, gãy hoặc biến dạng. Do vậy, không được cố tình bẻ hay vặn gọng kính và tránh các va đập mạnh.

- Đối với loại gọng kính xẻ cước (gọng bán vành): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được đỡ bằng nẹp dạng nguyên liệu sợi (chủ yếu là sợi nylon - cước) nên có thể xảy ra trường hợp khi dùng lâu sẽ bị hao mòn, yếu đi dẫn tới bị đứt, làm cho mắt kính bị rơi ra. Ngoài ra, các loại sợi này cũng có thể bị yếu, đứt do nhiệt hoặc do bị kéo căng, nên không được đặt ở những nơi có nhiệt độ cao và tránh các va đập mạnh.

- Với loại gọng khoan (không có phần bao đỡ mắt kính): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được khoan các lỗ vít để bắt vào gọng kính. Vậy nên, cần đặc biệt chú ý tới độ chặt của các lỗ vít hay sự biến dạng của gọng. So với các loại gọng kính liền vành và bán vành thì loại này thường rất dễ vỡ mắt nên phải cẩn thận khi sử dụng. Và tốt hơn là phải sử dụng loại mắt chuyên dụng cho loại gọng này.

- Với loại gọng dung bản lề dạng lò xo (có thể gọi là nhíp): Cần tránh việc mở hai càng của gọng kính quá mạnh hay quá rộng cũng dễ gây hỏng, tránh tiếp xúc với khí ẩm, bụi có thể gây gỉ sét hay kẹt lò xo. Khi vào nhà tắm, tắm hơi, tắm biển.. nên tháo kính.

- Khi ốc vít của gọng kính chính hãng bị hỏng hoặc gọng kính bị biến dạng dễ làm cho mắt kính bị rơi ra, trong trường hợp như vậy tuyệt đối không dung keo để gắn lại sẽ làm cho mắt kính bị ảnh hưởng như mất thị trường nhìn và những mảnh mắt kính bị vỡ rơi ra làm tổn thương đến mắt, nên ngưng sử dụng và mang kính đến cửa hàng Mắt Kính Chính Hãng để sửa chữa, thay thế miễn phí.(Nếu mua kính tại cửa hàng).

3. Không được cầm tay vào mắt kính
- Cầm tay vào mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi vì mắt kính rất dễ bắt dính dầu và mồ hôi, tay bị bụi bẩn cũng có thể làm cho kính bị trầy xước, ố màu làm cho khả năng quan sát bị hạn chế có thể gây nên nhức mỏi mắt, đau đầu..

4. Tránh khí nóng, lửa

- Các loại gọng kính làm bằng chất liệu celluloid và mắt kính làm bằng nhựa tổng hợp thường bị biến dạng ở nhiệt độ khoảng 600C, bị nóng chảy ở nhiệt độ trên 1700C.

- Không được đặt kính gần các vật có nhiệt độ cao như bêp ga, lò nướng, lò sưởi, bàn là nóng..

- Không được rửa kính bằng nước nóng, không sử dụng kính khi tắm hơi hoặc dung máy sấy, lò sấy để làm khô kính.

- Không để kính trên các vật hấp thụ nhiệt mạnh như mặt bàn, bãi cát.. dưới ánh nắng mặt trời trên 300C.

- Không nên để kính trong xe ôtô khi đỗ xe dưới trời nắng.

- Không để kính trong cốp xe máy vì nhiệt độ trong cốp xe sẽ làm chảy những lớp phủ chống các tia UV, tia hồng ngoại... của tròng kính.

18 tháng 11 2018

Giặt áo khi vừa mặc xong

- Nên giặt áo dài ngay sau khi vừa mặc xong, đặc biệt nếu chất liệu áo là tơ lụa.

- Thời tiết nóng ẩm dễ khiến mồ hôi để lại đốm thâm vàng trên áo. Chúng mình có thể dùng chanh hoặc dấm để xử lý vấn đề ấy.

- Tuyệt đối nói không với thuốc tẩy nhé, sẽ khiến áo dài bị xơ và phai màu

- Áo dài luôn được khuyến khích giặt bằng tay với bột hoặc nước giặt chuyên dụng, sau đó xả lại với nước xả để giúp mặt vải bóng và mềm hơn.

- Trong trường hợp bạn không có thời gian và bắt buộc phải giặt bằng máy, nhớ cho quấn áo dài vào túi giặt riêng. Cách này sẽ giúp cho quần áo không bị chà xát với những món đồ khác. Đừng quên đặt chế độ giặt ở mức nhẹ nhất

- Với những loại áo dài bằng chất liệu satin hay gấm, tuyệt đối không được sử dụng máy giặt mà nên giặt hoàn toàn bằng tay..

Phơi áo trong bóng râm

Sai lầm khá lớn của một số người là phơi áo dài ở chỗ hút nắng nhất để mau khô. Thật ra, nắng sẽ khiến vải áo dài bị khô cứng, thậm chí xổ lông, nhanh phai màu và không còn bóng nữa. Vậy nên, hãy phơi áo ở những nơi thoáng gió và nắng vừa phải

Những lưu ý khi bảo quản áo dài

- Ngoài ra khi là phẳng áo dài, nên sử dụng bàn là hơi nước và lộn trái áo để là ở mức nhiệt thấp. Còn nếu sử dụng bàn là thường, hãy đặt một mảnh vải ướt lên trên bề mặt áo trước khi là

- Khi không mặc đến, hãy gấp áo lại và cho vào túi sạch để áo không bị bám bụi và luôn mềm mại.

26 tháng 11 2019

I. Mở bài: Giới thiệu mắt kính

Ông bà ta thường có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. Để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620.

- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi

- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời

2. Cấu tạo

2 bộ phận:

- Mắt kính: Tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa

+ Mắt kính thủy tinh: Mắt kính này trong suốt nhưng có nhược điểm là dễ vỡ

+ Mắt kính nhựa: Mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước

- Gọng kính: Gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại

+ Gọng kim loại: Gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu

+ Gọng nhựa: Gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính

- Kính thuốc: Kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mắt kính

Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người, là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

26 tháng 11 2019

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: Kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài: (Có thể giới thiệu theo thứ tự: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

a. Nguồn gốc:

- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.

- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: Tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: Hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):

- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính

- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:

+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.

+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.

+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.

- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

- Mắt kính chia làm hai loại: Thủy tinh và nhựa

+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ

+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước

- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

c. Công dụng (theo từng loại kính):

- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;

3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

18 tháng 11 2018

Có rất nhiều loại kính mắt: kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính trắng không số, kính thời trang v.v... Ngoài ra còn có một loại kính không cần dùng gọng là kính áp tròng.

  • Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị). Đơn kính phải do bác sĩ nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.
  • Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.
  • Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt
  • Kính xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,...

Thấu kính chủ yếu được làm bằng chất liệu CR-39, ngoài ra có thể làm bằng polycarbonate hay trivex.

19 tháng 11 2018

Có rất nhiều loại kính mắt: kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính trắng không số, kính thời trang v.v... Ngoài ra còn có một loại kính không cần dùng gọng là kính áp tròng.

  • Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị). Đơn kính phải do bác sĩ nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.
  • Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.
  • Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt
  • Kính xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,...

Thấu kính chủ yếu được làm bằng chất liệu CR-39, ngoài ra có thể làm bằng polycarbonate hay trivex

18 tháng 11 2018

Công dụng (theo từng loại kính):

  • Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
  • Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
  • Kính râm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
  • Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt
18 tháng 11 2018

Công dụng

  • Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
  • Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
  • Kính râm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
  • Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt
19 tháng 4 2019

Một số kịch bản hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông số 1: (Kịch câm)

- 1 HS nam đi xe đạp, (bánh xe to) đạp vòng quanh sân khấu, vừa đi vừa huýt sáo.

- 1 HS nữ (đeo cặp sách), đi học về đang tìm chỗ sang đường (gần chỗ đèn xanh đèn đỏ).

- 1 thanh niên đi xe máy (không đội mũ bảo hiểm), phóng xe từ nhà ra đường.

- Cả 3 người cùng đi qua sân khấu.

- Đến giữa sân khấu, HS nam đụng phải HS nữ, HS nữ ngã xuống sân khấu.

- Thanh niên đi xe máy đến, thấy thế rút điện thoại (cách điệu) gọi 111, 112, 116, ... nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời (Anh ta lắc đầu- vứt điện thoại đi). Anh ta chay ra phía trước, phía sau để tìm cách gọi người đến giúp.

- 2 người cầm cáng cứu thương chạy vào; 1 người bác sĩ (cổ đeo ống nghe) , đặt ống nghe vào nghe nhịp tim ... Lắc đầu. Giơ chân nạn nhân lên bắt mạch ... hạ mạnh chân xuống.... vứt ống nghe ra nghe nhịp tim trực tiếp.. lắc đầu, xua tay...

Mọi người cùng đứng lại sân khấu.

Màn 2: 1 HS tuyên truyền:

Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến vụ va chạm gây chết người do vi phạm ATGT. Chỉ vì muốn nhanh một phút mà họ đã chậm cả đời phải không ạ!

Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi

Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn nạn của toàn xã hội, Nhà nước đã bỏ ra biết bao công sức, tiền của vì vấn đề này: Luật an toàn giao thông đã đến từng ngưòi dân, được triển khai đến từng học sinh trong nhà trường. Thế mà tai nạn giao thông không mấy giảm xuống, mà vẫn còn bao cảnh tang thương, con lìa xa cha, vợ lìa xa chồng, ông lìa xa cháu......

Kính thưa quý vị và các bạn! Luật lệ đã biết nhưng mọi người không chịu ý thức, không chịu chấp hành thử hỏi tai nạn giao thông sao không xảy ra.

Và hôm nay đến với hội thi, chúng em có vài lời xin tự giới thiệu

Màn 3: Tự giới thiệu: Cả đội cùng vào đứng giữa sân khấu

Kim Đồng trường chúng em đây

Học hành chăm chỉ chẳng thua trường nào

Tham gia phong trào môn nào cũng giỏi

An toàn giao thông ta nên thực hiện:

Khi đi học về

Đi đúng vỉa hè

đi theo hàng một

đi theo mà hàng một (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi theo hàng một đưa lên)

Đừng chơi dại dột

đùa nghịch trên đường

Muốn chuyển đổi phương

đưa tay ra trước

đưa tay mà ra trước (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển chuyển đổi phương phải đưa tay ra trước đưa lên)

Không đi đường ngược

không bám đuôi xe

để khỏi bị chê

ai ai cũng nhắc

Đi đường đúng luật

để khỏi hiểm nguy

để khỏi mà hiểm nguy (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển Đi đường đúng luật để khỏi hiểm nguy đưa lên)

Bạn ơi nhớ ghi

ngồi sau xe máy

bảo hiểm đội ngay

an toàn trên hết

an toàn mà trên hết (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển an toàn trên hết đưa lên)

Cô thầy đã nhắc

cam kết đã ghi

nhắc nhở nhau đi

an toàn đúng luật

an toàn mà đúng luật (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi đường an toàn đúng luật đưa lên bước vàogiữa ngồi thấp xuống, đồng một HS ở giữa cầm biển An toàn giao thông là không tai nạn đưa lên,cùng lúc tất cả đồng thanh đọc to chậm rõ): AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ KHÔNG TAI NẠN (cả đội cùng đọc)

Trường Kim Đồng

Thắng không kiêu

Bại không nản

Vui là chính

Học tập là quan trọng.

Kính chúc hội thi thành công rực rỡ!

Trên đây là kịch bản mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho hội thi của mình, ngoài ra còn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu hữu ích về an toàn giao thông khác. Hay nếu bạn chưa hiểu về văn hóa giao thông thì cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông này nhé. Còn rất nhiều những bài viết hay và thông tin hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

Với những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú và sâu rộng về giao thông dựa trên hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để nâng cao hiểu biết và nhận thức về luật lệ giao thông.

19 tháng 4 2019

Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông. Tại hội thi, các đội sẽ tham gia dàn dựng tiết mục để góp phần tuyên truyền đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn tham khảo mẫu kịch bản dự thi An toàn giao thông trong bài viết này.

Màn chào hỏi hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông

Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).

Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:

- Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )

- Ơ này các bác ơi, về Thị trấn Thứa Lương Tài đường nào ấy nhẩy?

Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.

- À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.

Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:

Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.

(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)

Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.

Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?

Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.

Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!

Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.

Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.

Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!

(bà cắp cháu lên xe)

(Ông phóng xe rồ ga)

Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!

Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).

Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại

Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.

Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối

Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…

Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?

Cháu: Cháu không sao ạ.

Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.

Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu

Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.

(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.

(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.

Bà Chát: Đền ngay.

Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….

Bà Chát: Tại bà.

Bà An: Tại ông.

Bà Chát: Tại bà….

Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không

Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.

Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.

Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.

Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.

Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?

Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.

Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.

Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.

Ối giời cao đất dầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.

Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.

Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.

Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi

Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…

Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)

Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….

Ông Đốp: Thì sao ?

Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.

Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.

Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.

Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.

Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.

Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.

Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!

Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.

Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.

(một nhóm hs đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.

HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.

HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.

Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.

Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.

Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.

Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?

HS1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.

HS2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.

Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào

(đọc vè)

Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.

Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.

Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.

Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)

21 tháng 9 2018

hột vịt - trứng vịt

thơm - dứa

tía/ thầy/ ba/bọ - bố

má/ u/ bầm - mẹ

chén/ tô - bát

nón - mũ

heo - lợn

mô - đâu

răng - sao/thế nào

rứa - thế/thế à

giời - trời

Màn = Mùng
Mắc màn = Giăng mùng
Bố = Tía, cha, ba, ông già
Mẹ = Má
Quả quất = Quả tắc
Hoa = Bông
Làm = Mần
Làm gì = Mần chi
(dòng) Kênh = Kinh 
Ốm = Bệnh
Mắng = La, Rày
Ném = Liệng, thảy
Vứt = Vục
Mồm = Miệng
Mau = Lẹ, nhanh
Bố (mẹ) vợ = Cha vợ, ông (bà) già vợ
Lúa = thóc
Kính=kiếng

21 tháng 9 2018

Từ ngữ địa phương-Từ ngữ toàn dân:
thơm- dứa;
bẹ, bắp- ngô;
mè đen- vừng đen;
đậu phộng- lạc;
bông- hoa;
trái- quả;
lê ki ma - trứng gà
sa pu chê - hồng xiêm
Quả tắc-Quả quất
thóc - Lúa

Hok tốt

# MissyGirl #