K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Tham khảo!

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

4 tháng 3 2023

  Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

- Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

- Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

     Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

1 tháng 11 2021

?

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

19 tháng 10 2017

a, ý đúng: D

b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

   + Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.

   + Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt

   + Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt

   + Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.

- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:

   + Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ

   + Nàng khiêm nhường trước Ra-ma

   + Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn

- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng

- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta

- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.

7 tháng 3 2023

Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt được hiện ra qua đôi mắt của nhân vật Thanh. Đây là nhân vật chính, xuyên suốt tác phẩm. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy vừa phác họa bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên, con người; lại vừa có thể biểu thị nội tâm, suy nghĩ của nhân vật chính trước cảnh vật.

29 tháng 8 2023

Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”

- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.

- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:

+ Hồi trống thách thức: Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.

+ Hồi trống giải oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho Quan Công.

+ Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.

+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công.

+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

→ Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.

5 tháng 3 2023

- Phân tích:

+ Là câu chuyện về sự hiểu lầm và hóa giải sự hiểu lầm xảy ra giữa hai anh em kết nghĩa huynh đệ Quan Công – Trương Phi.

+ Ba anh em Lư – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào, tình cảm huynh đệ sâu sắc.

+ Trương Phi thấy Quan Công hàng Tào cho là bội nghĩa, lại thấy quân mã của tào kéo đến khiến sự hiểu lầm, nghi ngờ thêm trầm trọng.

+ Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống hóa giải nghi ngờ nơi Trương Phi.

+ Đánh giá: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa huynh đệ thủy chung sâu sắc, chân thành của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Liên hệ với những kiến thức bên ngoài đã tìm hiểu, học, hay đọc.

Lời giải chi tiết:

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp ngã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp gợi nhớ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

4 tháng 3 2023

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăn Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp gã, nơi có những  kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp ta gợi nhờ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

24 tháng 10 2021

!?

24 tháng 10 2021

bạn ơi trl lại giúp mk đc ko ạ