K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2021

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh cùa cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

30 tháng 3 2021

 

Mặc dù “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cách xa chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng những câu thơ trong “Truyện Kiều” vẫn cứ réo rắc, ngân nga, lặng lẽ chảy vào trong chiều sâu văn hóa, tâm hồn của mỗi người dân Việt. Ta không khó để có thể bắt gặp những con người yêu Kiều như bói Kiều, vịnh Kiều và ngâm Kiều… Vậy, đâu là điều làm nên sức ảnh hưởng và sực sống lâu bền ấy của tác phẩm? Đó không chỉ nhờ có phương diện nội dung mà còn có cả những đóng góp về yếu tố nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Một trong các thủ pháp nghệ thuật đạt tới đỉnh cao hiếm có trong “Truyện Kiều” là thủ pháp “tả cảnh, tả tình” (hay còn gọi là tả cảnh ngụ tình). Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một minh chứng tiêu biểu cho sự thành công về mặt nghệ thuật ấy.

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Nếu như ở những câu thơ trước, khung cảnh thiên nhiên và bức tranh lễ hội mùa xuân hiện lên thật sống động, tươi vui, chan chứa sức sống với lòng người rộn rã, náo nức, đông vui vào lúc sáng sớm dưới ánh sáng bình minh ấm áp, thì đến sáu câu thơ cuối, nhịp thơ như chùng xuống, chậm lại nhẹ nhàng trong bức tranh của buổi chiều hoàng hôn, thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đó là khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Từ láy “tà tà” rất giàu tính tạo hình, lại vừa giàu tính biểu cảm, vừa có tác dụng diễn tả sự chuyển động về mặt không gian, lại vừa diễn tả sự vận động về mặt thời gian. Ánh nắng xuân ấm áp mươn man đã phải nhường chỗ cho ánh nắng chiều sắp tắt. Cảnh vật trở nên hư ảo, bao phủ một màu sắc của bóng tối. Vì thế tâm hồn con người cũng bắt đầu “chuyển điệu” cùng với cảnh vật. “Thơ thẩn” nghĩa là vẩn vơ, mơ mang, lan man trong suy nghĩ. Chị em Kiều dắt tay nhau trở về trong một trạng thái bịn rịn, lưu luyến ngập ngừng, chậm rãi như đang tiếc nuối trước bước đi quá vội vã của thời gian ngày xuân.

   Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ:

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Khác với bốn câu thơ mở đầu, cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, mênh mông trong sắc cỏ xanh non tít tắp, trong cánh én bay lượn trên vòm trời bao la thì đến đây, cảnh vật lại trở nên nhỏ nhắn, mềm mại, rất vừa vặn trong khung cảnh buổi chiều tà. Chả lại cho thiên nhiên sự vắng lặng, yên ả đến lạ thường. Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm.

   Nhà thơ thật tinh tế trong việc quan sát cảnh vật và phát hiện ra cái “nao nao” của dòng nước đang chảy. Tác giả như đang nhập vào hồn nhật vật trữ tình trong thơ mà cảm nhận thấm thía cái nỗi buồn bịn rịn. Thông thường, khi miêu tả nước chảy, người ta thường gắn với âm thanh “róc rách”, “rì rầm” nhưng ở đây, Nguyễn Du lại gắn dòng nước với cái “nao nao”. Nghệ thuật lấy “động để tả tĩnh” đã có tác dụng gợi lên một không gian tĩnh mịch, thanh thoát. Từ “nao nao” không chỉ cho thấy cái lưu tốc chảy thực chậm, nhẹ nhàng, dường như không chảy của dòng nước mà còn diễn tả cái tâm trạng buồn buồn vô cớ của con người. Phải chăng lòng người đang mang nỗi tâm tư nên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:

   Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

   Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

   Cảnh vật thực ra thì không buồn, nhưng thời gian thì lại đượm buồn; sắc xuân vẫn tươi thắm nhưng cảnh vật yên ắng khiến lòng người thổn thức, nao nao. Từ đó, gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

   Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả cảnh, tả tình của đại thi hào Nguyễn Du.

10 tháng 1 2023

 Trong cuộc sống có rất nhiều cảnh đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta và một lần được đi chơi ở vịnh Hạ Long thì em đã có thể thấy được cảnh đẹp hùng vĩ mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây. Khung cảnh nơi đây thơ mộng đã tạo nên cảnh kì quan địa chất đầy sự kì vĩ.Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời. Vịnh Hạ Long là một nơi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều vẻ đẹp kì lạ của thiên nhiên lung linh mà huyền ảo. Và đặc biệt gây chú ý nhất chính là các hòn đảo trôi nổi trên nước, vịnh Hạ Long được  ghi nhận có hơn 700 hòn đảo lớn nhỏ quần tụ dày đặc tạo nên một sự lung linh, một vẻ đẹp hiếm nơi nào có được. Nhờ có những hòn đảo thơ mộng hay những hang động gây "sửng sốt" bởi vẻ đẹp kì lạ của nó đã khiến Hạ Long trở nên quyến rũ, đẹp một cách lạ thường. Và những vẻ đẹp trên đã trở thành những yếu tố cơ bản giúp cho vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tóm lại, vịnh Hạ Long là một nơi rất đẹp và rất đáng cho chúng ta đặt chân tới để du lịch. Đó chính là khung cảnh đẹp nhất là em đã được quan sát.

13 tháng 6 2020

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa


Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bàQua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.

24 tháng 3 2023

bóng hình người bà tảo tần khuya sớm qua câu nói:'' bóng bà đổ xuống đất đai'' làm cho người đọc cảm thấy xúc động về người bà. Nói về người bà lo cho người cháu suốt tuổi thơ. Người bà khi hoàng hôn buôn xuống môi bà quạnh thẩm, khi vào buổi ban trưa bà vẫn phải làm việc. Bà rất thương yêu người cháu và những hình ảnh ngẹn ngào nước mắt như:

 

 

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

 

 

Chở sớm chiều tóm tém

 

 

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

 

 

Bóng bà đổ xuống đất đai

 

 

người bà luôn chăm sóc, luôn che chở cho chúng ta nhưng có những lúc bà la mình thì mình phải tiếp thu vì chúng ta cần phải biết bà la mình là thương mình. Chúng ta còn cần phải biết quý trọng những người thân trong gia đình không nên có những hành động vô l

13 tháng 5 2019

- Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn

18 tháng 4 2019

Anh viết cho em, tự đảo này
Cu-ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
Ở đây say thật, say trời đất
Sóng biển say cùng rượu mật, say...

Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu-ba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đào tươi một dải lụa đào bay.

Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương.

Anh mải mê nhìn, anh mải nghe
Mía reo theo gió, những thân kè
Tóc xanh xoã bóng, hàng chân trắng
Có phải tiên nga dự hội hè?...

      *

Mừng bạn ngày vui, chén rượu đầy
Hết buồn, chưa hết nhớ chua cay
Em ơi, mía ngọt từng khi mặn
Máu trộn bùn vun gốc mía này.

Ngày xưa... bạn hỡi, mới dăm năm
Roi vọt trên lưng, thịt tím bầm
Như mía... Ngày xưa bao trận cháy
Đã bùng, như mía, lửa hờn căm!

      *

Đêm đã qua rồi. Những buổi mai
Anh đi quanh phố, dọc đường dài
Biển xanh trước mặt, bao la biển
Gió lộng triều vui dội pháo đài

Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma
Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta
Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!
Chẳng thấy Cu-ba đứng đấy à?

      *

Cho lũ bay rình, giương mắt trông:
Cu ba đây, chói ngọn cờ hồng
Cu-ba đạp sóng trùng dương tiến
Oai hùng như chiến hạm Rạng Đông!

Mặc ai sợ, mặc ai run
Ta đi, đèo núi, bước không chùn
Nghĩa quân, một chiếc thuyền xưa ấy
Há chẳng tung hoành, dậy nước non?

Chào cô em gái, nữ dân quân
Súng vác ngang vai, đẹp tuyệt trần
Lóng lánh mắt đen nhìn biển biếc
Trưa hè đứng gác, giữ ngày xuân!

Trông em mà tưởng ở quê nhà
Cô gái Hòn Gai canh biển xa
Nhớ chị miền Nam lùng đuổi giặc
Giữa lau Đồng Tháp, mía Tuy Hoà

      *

Ở đây với bạn, mỗi ngày qua
Anh nhớ vô cùng đất nước ta!
Mai mốt, em ơi, rời xứ bạn
Anh về, e lại nhớ Cu-ba...

18 tháng 4 2019

bài văn mà bạn

13 tháng 5 2019

C4: câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống cần có lòng kie trì vượt khó thì mới có được chìa khóa thành công . chỉ có như vậy chúng ta mới chiến thành số phận bản thân . câu nói là lời khuyên cho mỗi con người

C3: những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)..

C2: Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

Khong gian:Bien

Thoi gian:Buoi sang

19 tháng 1 2019

- Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.

29 tháng 3 2016

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!