K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2019

Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.

6 tháng 10 2017

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

>>>>Bạn tham khảo<<<<

12 tháng 4 2017

- Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài nhằm:

   + Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng "Thuế máu"

   + Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

   + Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.

  - Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất "hút máu" của bọn thực dân:

   + Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn.

   + Phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra.

   + Phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.

   → Cả ba phần nêu lên bản chất thâm độc, tráo trở của bọn thực dân trên nước thuộc địa.

27 tháng 3 2017

Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản

- Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy

- Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp

- Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.

15 tháng 12 2021

Trong lòng mẹ

9 tháng 10 2017

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

9 tháng 10 2017

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai,càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.

Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.

21 tháng 4 2021

Mn giúp e vs ạ,nay e pk gửi bài cho cô r