K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2021

-Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngựợc về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
-Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Én cũng quên đường về.
-Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !

-Chạp đốn đau, giêng mau hái
-Nhất sòng Cao xá
Nhất rá Kẻ Rền
Nhất đền Hùng Vương
Nhất hương Sơn Thị
_Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
- Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê
-Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?

-Bưới Chí Đám Quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
-Tháng Ba nô nức hội Đền
Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay

6 tháng 2 2021

dấu - là 1 câu

22 tháng 1 2021

1,Nước sông pha lẫn nước đồng
Con gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm

2,Ai ơi mua dó khó lòng,
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.

3,Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

3,Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

4,Làng Ẻn cất ma,
Sơn Nga chống gậy.

5,Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.

5,Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.

6,Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.

7, Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
8, Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê
9, Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?

10,Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !
11, Chạp đốn đau, giêng mau hái.
12,Nhất sòng Cao xá
Nhất rá Kẻ Rền
Nhất đền Hùng Vương

13,Bưới Chí Đám Quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
14,Tháng Ba nô nức hội Đền
Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
15, Dong Mơ, Cọ Khống
16,Lau Tạ Xá, lá Phú Khê
17,Cơm đồng Á, cá Đồng Vầy

có môt số câu hơi ... =>

22 tháng 1 2021

1. Dù ai đi ngược về xuôi
Váy ngắn quá gối là người Văn Lang

2. Văn Lang có một con lươn

Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.

3. Em lên rừng

Em bứt quả bứa chua
Em xuống khe
Em bắt cái ốc lặn, cùng cái ốc lội
Em tra vào giỏ
Em bỏ vào thời
Em “vê nó màng”
Em mang nó về
Em thả vào nồi
Em bẵng nó lên
Nó sôi sùng sục
Nó sủi sình sịch
Em đổ nó ra
Em xóc chí cha
Là cha chí chát
Em xơi lên bát
Em múc lên loa
Em mút chí cha
Là cha chí chút
Chì chà là chà chì chụt
Canh ốc thì ngọt
Canh bứa chua loè.

25 tháng 2 2021

- Ai về Phú Thọ cùng ta 

Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười 

- Ai làm cái nón có thao

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh. 

-Ai về Phú Thọ cùng ta 

Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.

- Ai lên Phú Thọ thì lên 

Lên non cổ tích, lên đền Hùng Vương. 

- Cơn mưa đàng ghềnh lấy trành hứng nước

Cơn mưa đằng ngược chẳng có nước rửa chân.

- Dù ai đi ngược về xuôi 

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. 

- Dù ai buôn bán gần xa 

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười 

- Phú Thọ quạt nước hỏa lò 

Hải Dương rọc lá giã giò gói nem. 

- Tháng ba nô nức hội đền

Nhớ ngày giỗ tổ bốn nghìn năm nay. 

-Tháng giêng giỗ thánh Sóc Sơn 

Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về. 

-Sông Thao nước đục người đen 

Ai lên phố Én cũng quên đường về.

Hẳn 11 câu luôn nha!

25 tháng 2 2021

Ai ơi mua dó khó lòng , không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì 

22 tháng 8 2021

Con vua thì lại làm vua,                         Con sãi ở chùa thì quét lá đa. 
Bao giờ dân nổi can qua,                      trên đây là câu tục ngữ phong tục tập quán                      

Con vua thất thế lại ra ở chùa.​

Người trên ở chẳng chính ngôi

đây là câu tục nghĩ về kinh nghiệm triết lý

  1. Ai ơi cứ ở cho lành,
    Tu nhân tích đức để dành về sau.
  2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng
  3. . Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
  4. . Của phi nghĩa có giàu đâu
    Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền
  5. Ở hiền gặp lành
    Ác giả ác báo. 
22 tháng 8 2021

Bạn tham khảo

5 tục ngữ về phong tục tập quán

=> Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mỳ Quảng, tình quê mặn nồng.

 

=> Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.​

=> Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.​

=> Chùa nát nhưng có Bụt vàng, 
Tuy rằng miếu đổ thành hoàng còn thiêng.


=> Cô gái lòng son
Không bằng tô don Vạn Tượng.



 

31 tháng 7 2021

      Tấm lòng yêu thương là một truyền thống quý báu của dân toocjj ta từ xưa đến nay, truyền thống ấy đã đc ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thg ng như thể thg thân."Thương người như thể thương thân" nhắc nhở chúng ta phải bt yêu thg mọi ng như thg chính bản thân mk. Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt.

13 tháng 1 2020

Mình cũng vậy. Giúp mình với. Mình ở Hải Dương nha

13 tháng 1 2020

Google là để làm gì bạn ơi!

2 tháng 11 2023

Kh có đâu tự lm đi

18 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Như chúng ta cũng đã biết , học tập là con đường vô cùng gian nan và vất vả. Nếu chúng ta không cố gắng học tập thì chúng ta sẽ mãi bị tụt lùi lại phía sau. Chính vì vậy , để mở rộng và tăng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân thì chúng ta phải đi nhiều nơi , khám phá nhiều điều. Để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học , nhân dân ta có câu : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Để hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ , trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từng từ trong câu. Đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội. Còn "Sàng khôn " là nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ . Như vậy, câu tục ngữ mượn hình ảnh ngôn từ đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học.

 Cuộc đời rộng lớn , kiến thức của con người là vô cùng, vô tận. Những hiểu biết của chúng ta kì thực rất hạn hẹp so với thế giới rộng lớn ngoài kia.Hiểu được điều này, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi và đi đến nhiều nơi , nhiều vùng đất mới để mở mang kiến thức và khai thông đầu óc của mình.

Con người cần đi đến nhiều nơi , học hỏi nhiều điều từ cuộc sống. Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Có đi nhiều nơi thì ta mới tiếp xúc được với nhiều người , biết được những phong tục và văn hóa của những vùng đất khác nhau.Nhờ vậy , tri thức của con người được mở mang, tầm nhìn của con người được mở rộng.

Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai chỉ biết giam chân mình trong bốn bức tường nhỏ bé. Ta không đi ra ngoài làm sao biết thế giới ngoài kia rộng lớn và khôn cùng. Với những người chỉ có học vẹt, học tủ,… bên trang sách thì sẽ mãi mãi có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu thực tế cuộc sống.Không có định hướng trong học tập, không biết học để làm gì thì mãi mãi ta chỉ là những con người nông cạn , thụt lùi trước cuộc sống. Chính vì thế ta cần loại bỏ những suy nghĩ sai lầm này , cần đi đây , đi đó nhiều hơn để mở mang vốn hiểu biết của mình.

Có thể nói , câu tục ngữ trên là vô cùng chính xác. Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống. Có như vậy ta mới có thể mở mang đầu óc và hiểu biết nhiều hơn , phong phú hơn về cuộc sống. 

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

 

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.