K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2020

tổng thống đô na trăm,  ronaldo,....

12 tháng 1 2020

Sinh viên Phan Trung Hiếu - Lớp K9 Sư phạm Toán (Đại học Hà Tĩnh)

Nguyễn Thị Mai lớp 12A1 (môn Địa lý) và Nguyễn Quang Tiến lớp 12A1 (môn Vật lý)

4 tháng 2 2020

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Bài học kinh nghiệm

Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.

Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.

4 tháng 2 2020

Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy

23 tháng 12 2017

Bây giờ tôi và Linh đã là những học sinh giỏi toàn diện, là những đội viên gương mẫu của trường, đặc biệt chúng tôi luôn là những chủ công xuất sắc trong những cuộc thi học sinh giỏi của huyện và tỉnh. Thời gian trôi qua nhanh thật! Nghĩ lại, tôi mới thấy tình bạn thật là kỳ diệu.

Trong lớp 4A hồi ấy, tôi được bạn bè khẳng định là một thằng thông minh nhưng lỳ lợm. Tôi và Linh không ghét nhau nhưng những lời gán ghép trêu chọc của bạn bè khiến chúng tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Ở trong lớp, ngoài Hùng thì Linh là đứa học ngang ngửa với tôi. Tất cả sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có một ngày.

Hôm ấy, giữa buổi học thằng Hùng ốm xin phép cô về trước. Nó nhờ tôi mang chiếc cặp về sau. Buổi học tan, trời bông dưng đổ mưa tầm tã. Tôi nán lại chút ít hỏi cô về một bài toán khó. Hỏi xong, bước ra khỏi lớp tôi chỉ thấy lác đác còn một vài bạn ở sân trường. Mưa vẫn như trút nước làm những lá bằng lăng ướt sũng, trĩu xuống quệt ngang đầu. Đám cỏ trong bồn hoa "mênh mông trong bể nước". Tôi mặc áo mưa cẩn thận, che kín hai chiếc cặp rồi vội vã bước đến nhà xe. Nhưng lạ thật! Tôi chưa phải là người về cuối cùng trong lớp, vẫn còn một chiếc xe của ai đó. Hình như nó giống xe của Ngọc Linh. Nhìn quanh, tôi thấy Linh vẫn đứng ngay ở cột salon trước cửa lớp, chỗ tôi vừa đi qua nhưng không để ý. Tôi đoán Linh không có áo mưa.

Kệ! Mình cứ về không mai lại nghe tụi nó ca "bài ca bất tử”, tôi nghĩ. Và tôi quyết định phóng xe. Nhưng vừa ra tới cổng, tôi nhớ ra mình còn dư một chiếc áo mưa trong cặp của Hùng. Giá như không có mình về cùng chẳng sao, nhưng,…

– Áo mưa này Linh, cậu về đi không tối, tôi đứng trước mặt Linh.

Hôm đó, đi đến giữa đường, tôi gặp bố Linh đi đón bạn. Bố Linh đã mời tôi về nhà và cảm ơn tôi.

Sáng hôm sau, không hiểu sao bọn lớp tôi lại biết và đúng như tôi dự đoán, bọn nó lại ca những bài ca cũ. Nhưng khác hẳn với mọi hôm, hôm nay, Linh bước đến bàn tôi nói:

– Cảm ơn cậu, từ nay bọn mình sẽ là bạn của nhau nhé!

Từ đó, thỉnh thoảng tôi và Linh lại trao đổi với nhau về những bài toán hay bài văn khó. Lũ bạn thấy tụi tôi chơi thân, cũng không còn trêu chọc nữa. Thế là tôi và Linh trở thành bạn tốt.

Năm vừa qua, tôi và Linh rất mừng khi được huyện chọn đi thi học sinh giỏi tỉnh và cả hai đều đoạt giải. Lên cấp hai, chúng tôi hứa với cô giáo cũ sẽ lại cùng giúp nhau để học tập tốt hơn.

Thế đấy các bạn ạ! Từ một việc làm rất nhỏ thôi, tôi đã có được một tình bạn lớn. Bây giờ thì tôi đã hiểu sâu sắc câu ngạn ngữ: Tình bạn là thứ quý giá nhất trên đời.

23 tháng 12 2017

Giúp mình với

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

6 tháng 5 2020

Trường học vừa là nơi trau dồi kiến thức vừa là nơi tu dưỡng đạo đức, bao thế hệ học sinh đã xem trường học như là ngôi trường thứ hai của mình. Hè đến xa mái trường thân yêu, mỗi học sinh đều cảm thấy thương nhớ mái trường với tiếng trống, hàng phượng, hàng bàng xanh tươi trước sân trường, nơi chúng tôi tụ tập chơi trò chơi, ôn tập bài vở, cùng nhau cất lên khúc ca đoàn kết. Mùa hè qua đi chúng tôi trở lại mái trường thân yêu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ học tập. Ngày tựu trường, thầy hiệu phát biểu: “Hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mà đã là nhà của mình thì chúng ta phải thường xuyên phải dọn dẹp, chúng ta không thể sống và làm việc trên đống rác được đúng không các em?”. Và thế là chúng tôi có cuộc tổng dọn vệ sinh đầu năm học.

Hôm ấy, trời trong xanh nắng đẹp, từng cơn gió hiu hiu thổi, không khí thật thích hợp cho buổi lao động. Cả trường tôi tề tựu đông đủ, các giáo viên chủ nhiệm tập hợp lớp, cho lớp trưởng thực hiện điểm danh, kiểm tra dụng cụ lao động. Trên tay mỗi học sinh đều mang theo dụng cụ đầy đủ, khối lớp 6 thì mang giẻ lau và xô chậu, khối lớp 7 mang theo chổi, khối lớp 8 và 9 lớn nhất nên được phân mang theo cuốc và xẻng.
Sau khi điểm danh và kiểm kê dụng cụ, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đưa học sinh của mình về chỗ đã được phân công dọn dẹp. Các học sinh lớp sáu nhanh nhẹn chia nhau ra lau bảng, bàn ghế, bảng và cửa kính, ai ai cũng vui vẻ hào hứng cố lau cho thật sạch sẽ các phòng học. Tiếng cười nói hân hoan của các em học sinh mới bước vào ngôi trường cấp hai yêu dấu như tiếng những chú chim non ríu rít, mang đầy phấn khởi vui mừng.

Khối lớp 7 thì một nửa được phân quét sạch sân trường, một nửa còn lại được phân công quét dọn trong các phòng học, quét sạch bụi bẩn cùng với mạng nhện. Mấy tháng nghỉ hè không có ai dọn dẹp sân trường nay đã phủ đầy lá và giấy rác từ đâu bay về, mọi người vừa quét tước vừa rôm rả nói chuyện. Tiếng cười tiếng nói hòa lẫn tiếng chổi soàn soạt, cứ quét được một đống rác to, các bạn lại dùng hốt rác hốt bỏ vào sọt rác, rồi phân công người mang đổ ra hố rác phía sau trường để, cuối buổi tổng kết bằng cách đốt cho sạch sẽ khuôn viên trường, tránh cho giấy rác bay lung lung.

Khối lớp 8 và lớp 9 là có lượng công việc nặng nhọc nhất, trường tôi có một sân học thể dục bằng đất rộng rãi, và một khu đất trống ngay phía trước hàng rào của trường, cỏ dại mọc um tùm, năm nào chúng tôi cũng tiến hành làm cỏ và san lấp mặt bằng, sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây mà thầy cô chỉ dẫn để tạo mỹ quan cho trường học. Năm nay trường chúng tôi quyết định trồng cỏ lạc để phủ xanh mảnh đất trước cổng trường, mọi người hứng thú với công việc trồng trọt này lắm, những luống cỏ lạc xanh ngắt được chúng tôi đích thân vun trồng, rồi tưới nước, hi vọng một ngày nào đó sẽ vươn rộng phủ xanh cả bãi đất và ra những bông hoa màu vàng điểm tô cho thảm cỏ xanh thêm phần xinh xắn.

Trong không khí sôi động của buổi tổng vệ sinh, thầy cô liên tục nhắc nhở, quán xuyến các lớp hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra chỗ nào còn chưa đạt thì nhắc các em học sinh của mình làm lại cho sạch sẽ, đôi khi các thầy cô còn cầm chổi, cầm giẻ đích thân lau dọn để tạo động lực cho học trò. Các thầy cô vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với các trò thân yêu, thương học sinh vất vả có giáo viên còn chạy đi mua nước uống và đồ ăn về cho học trò của mình. Chúng tôi thấy mà cảm động lắm, uống chai nước suối mà cảm thấy ngọt tận trong lòng.

Buổi lao động diễn ra trong không khí vui vẻ, vừa tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự chăm chỉ, khéo léo vừa tăng tình đoàn kết giữa các học sinh. Sau buổi lao động ngôi trường mang một bộ dáng mới, xinh đẹp, sạch sẽ, không còn bóng dáng của lá rụng, rác thải, cửa kính hay bàn ghế đều được lau chùi sạch bong, khu đất trước trường được phủ xanh bằng một lớp cỏ lạc xanh mướt, chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ có cả hoa vàng. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên học tập của năm học mới.

Những buổi lao động như thế này mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt thời học sinh. Tuy có vất vả, nhưng những giọt mồ hôi hôm nay đổ xuống là để cho ngôi nhà thứ hai của chúng tôi được sạch đẹp hơn, tạo môi trường để chúng tôi học tập thật tốt, giành kết quả cao trong năm học. Trường học không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách lao động, cách làm việc trong tập thể, tăng tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau, khiến ta thêm yêu ngôi trường – ngôi nhà thứ hai này hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-mot-buoi-lao-dong-o-truong-em-41990n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Tả một buổi lao động ở trường em, các em có thể tìm đọc: Tả quang cảnh trường em vào mùa hè, Tả lại một trận bóng đá ở trường em, Tả quang cảnh trường em trước buổi học, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em.

13 tháng 2 2020

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.Tác phẩm này được lấy một đoạn đẻ cho váo sách giáo khoa lớp 6.

13 tháng 2 2020

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên  con người ở Nam Bộ.

Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

25 tháng 3 2022

TK:Gióng lên ba vẫn chưa biết nói, khi nghe sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước thì lại “bỗng dưng cất tiếng nói”. Câu nói đầu tiên của một đứa trẻ lên ba lại là câu nói đòi đi đánh giặc. Câu nói này vừa có ý ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng với tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu và được bộc lộ vào trong những hoàn cảnh hiểm nguy của đất nước. Mặt khác nó cũng thể hiện ý thức thường trực chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, Gióng cũng như những người nông dân khác, quanh năm nhẫn nại, im lặng làm ăn, như hình ảnh chú bé Gióng ba năm không nói, không cười, nhưng chỉ cần đất nước cần thì họ lại có thể sẵn sàng vứt bỏ tất cả, đứng lên chống giặc ngoại xâm.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Gióng lên ba vẫn chưa biết nói, khi nghe sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước thì lại “bỗng dưng cất tiếng nói”. Câu nói đầu tiên của một đứa trẻ lên ba lại là câu nói đòi đi đánh giặc. Câu nói này vừa có ý ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng với tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu và được bộc lộ vào trong những hoàn cảnh hiểm nguy của đất nước. Mặt khác nó cũng thể hiện ý thức thường trực chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, Gióng cũng như những người nông dân khác, quanh năm nhẫn nại, im lặng làm ăn, như hình ảnh chú bé Gióng ba năm không nói, không cười, nhưng chỉ cần đất nước cần thì họ lại có thể sẵn sàng vứt bỏ tất cả, đứng lên chống giặc ngoại xâm.