K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản

1. Bố cục của văn bản

a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ

- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn

b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

     + Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

     + Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

     + Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi

3. Các phần của bố cục

- Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng miêu tả

- Phần thân bài có nhiệm vụ miêu tả các đặc điểm của đối tượng

- Phần Thân bài có nhiệm vụ nhìn lại một cách tổng quát đối tượng được miêu tả

b, Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng. Nếu không sẽ có sự lộn xộn trong văn bản

c, Phần mở bài không phải là sự tóm tắt phần thân bài, kết bài không phải sự lặp lại của mở bài. Bởi vì:

     + Mở bài có vai trò giới thiệu, đặt vấn đề, phần thân bài giải quyết vấn đề và phần kết bài để chốt lại vấn đề.

     + Các phần có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cùng thống nhất thể hiện một chủ đề, nội dung nhất định nhưng chúng độc lập, không trùng nhau

d, Không đồng tình với quan điểm được đưa ra bởi lẽ, các phần trong một bài văn có liên quan chặt chẽ tới nhau, nếu bỏ đi, văn bản sẽ mất cân đối, thiếu trình tự, thiếu thống nhất

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nếu một bài văn khi sắp xếp thứ tự, trình tự không hợp lý sẽ dẫn tới việc nội dung bài viết, lời nói không được hiểu đúng đắn, cặn kẽ

     + Học sinh thi hùng biện về vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng

     + Học sinh trình bày về kinh nghiệm học tập của bản thân

     + Đơn từ cũng cần trình bày theo thứ tự nhất định

Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

     + Mở bài (Từ đầu… vì khóc nhiều): Việc chia đồ chơi của hai anh em

     + Thân bài (tiếp… khuân đồ đạc lên xe): Tâm trạng của hai anh em trước ngày chia tay

     + Kết bài (phần còn lại): Phút chót của cuộc chia tay

Bài 3 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Phần bố cục của bạn khá rành mạch. Tuy nhiên cần sửa phần nội dung:

     + Cần bổ sung phần kinh nghiệm học tập

     + Bỏ ý “Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân” không nằm trong kinh nghiệm học tập

Phần kết bài cần có phần chốt vấn đề, kinh nghiệm học tập bạn muốn chia sẻ là gì, sau đó mới chúc hội nghị thành công.

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

1. 

 

Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả

Thân bài: miêu  tả về sự vật

Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó

2. 

 

– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ vãn 6, tập một, tr. 97).

– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 97).

– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện (xem lại bài 2).

26 tháng 5 2021

anh chỉ cho em nè

 

Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả

Thân bài: miêu  tả về sự vật

Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó

2. 

 

– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện 

– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện 

– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện 

24 tháng 3 2019

Đáp án B

19 tháng 9 2017
I. ĐẶC ĐIỂM

1. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) – Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6

1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
– Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
– Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
– Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
– Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
– Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn khi làm bài Văn tự sự.

1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em – Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.

– Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
– Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.

2. Với dạng bài: Kể về người
– Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.

3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
– Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. – Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện – Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.

4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng *Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
– Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
– Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
– Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. *Cách làm:
– Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) – Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
– Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

30 tháng 11 2023

- Văn bản thuật lại quá trình từ hình thành cho đến phát triển của chiến dịch “Giờ trái đất” trên thế giới mà khởi đầu là Australia.

- Bố cục của văn bản được triển khai như sau: 

+ Đoạn 1:  ( Từ đầu đến nơi chúng ta đang sinh sống): Ý tưởng cho chiến dịch Giờ trái đất xuất hiện 

+ Đoạn 2: ( Tiếp tục....đến 20h30): Quá trình hình thành và phát triển chiến dịch Giờ trái đất

+ Đoạn 3:  ( Còn lại): Sự phát triển sự phát triển, tham gia hưởng ứng của tất cả mọi người trên thế giới

19 tháng 3 2018

Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

2 tháng 4 2018

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

18 tháng 5 2017

1. bài Lao Xao ;

Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: từ đầu đến lặng lẽ bay đi: cảnh chớm hè ở làng quê.
• Phần 2: còn lại: thế giới các loài chim.

18 tháng 5 2017

2.

Bố cục bài Bài Học Cuối Cùng :

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

lập bảng hệ thống kiến thức:Thánh Gióng,Sơn Tinh,Thủy Tinh,Thạch Sanh,Em bé thông minh STT TÊN VĂN BẢN THỂ LOẠI KIỂU NHÂN VẬT NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Ý NGHĨA VĂN BẢN 2 trình bày khái niệm các thể loại dân gian:truyền thuyết,cổ tích so sánh sự giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tich \ 3 hay hoàn thành các đơn vị kiến thức:Từ mượn,số từ và lượng từ,danh...
Đọc tiếp

lập bảng hệ thống kiến thức:Thánh Gióng,Sơn Tinh,Thủy Tinh,Thạch Sanh,Em bé thông minh

STT TÊN VĂN BẢN THỂ LOẠI KIỂU NHÂN VẬT NỘI DUNG NGHỆ THUẬT

Ý NGHĨA VĂN BẢN

2

trình bày khái niệm các thể loại dân gian:truyền thuyết,cổ tích

so sánh sự giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tich \

3 hay hoàn thành các đơn vị kiến thức:Từ mượn,số từ và lượng từ,danh từ,động từ,tính từ

đơn vị kiến thức khái niệm hoat dong trong cau phân loại ví dụ minh họa

4

thế nào là văn tự sự?sự việc trong văn tự sự?nhân vật trong văn tự sự?ngôi kể trong văn tự sự?

các bước xây dựng bài văn tự sự?bố cục văn tự sự?

thứ tự kể trong văn tự sự?lời văn trong bài văn tự sự?

đặc điểm của đoạn văn tự su?

LÀM HỘ TỚ VỚI.NGÀY MAI KIỂM TRA RỒI!!!!!!!

1
27 tháng 11 2017

dài lắm lên sách sgk hoặc search google mà tìm

24 tháng 8 2016

Có nhé!!! Bố cục phân đoạn

24 tháng 8 2016

theo mik chỉ trả lời các câu hỏi SGK thôi  còn phần bố cục bn có thể chuẩn bị trước ra nháp hoặc nhớ trong đầu