K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2022

Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi gạo sống qua ngày. Một hôm, tôi đang lúi húi chặt cây thì bất ngờ có một con hổ nhỏ xông tới. Không kịp chạy, tôi đành vung rìu lên đánh nhau với nó. Hổ con bị tôi giáng mạnh một rìu vào trán nên ngã lăn quay. Vừa lúc ấy, hổ mẹ về tới nơi. Sợ quá, tôi vội quăng rìu rồi leo tót lên cây để trốn.

       Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy hổ mẹ chạy đến gốc cây gần đỏ, bứt mấy cái lá rồi nhai nát mớm cho con. Một lúc sau, hổ con sống lại, vẫy đuôi mừng rỡ. Đợi hổ mẹ tha hổ con đi xa, tôi đào cả gốc cây lạ mang về nhà.

      Từ khi có cây thuốc quý, tôi cứu sống được rất nhiều người. Con gái phú ông bị bệnh nặng sắp chết, tôi chữa cho cô ta sống lại. Phú ông gả con gái cho tôi. Hai vợ chồng tôi sống với nhau êm ấm, thuận hoà. Một lần, vợ tôi sảy chân bị ngã vỡ đầu. Tôi đắp rất nhiều lá thuốc mà cô ấy vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, tôi nặn thử một bộ óc bằng đất sét, đặt vào đầu như cũ rồi rịt thuốc. Không ngờ, cô ấy sống lại, tươi tỉnh như thường, chỉ khổ nỗi từ đấy mắc chứng hay quên.

      Tôi dặn vợ đừng bao giờ tưới nước giải vào cây thuốc quý, nhưng rồi cô ấy đãng trí lại đem thứ nước ô uế đó tưới cho cây. Cây đa lung lay gốc dữ dội, rồi cứ thế lừng lững bay lên trời.

      Vừa lúc ấy, tôi đi kiếm củi về, vội nhảy bổ đến túm vào rễ cây cố giữ cây lại. Nhưng cây thuốc cứ bay lên cao, cao mãi kéo cả tôi theo. Bên tai tôi gió rít ù ù. Tôi sợ quá nhắm chặt mắt. Cây bay suốt mấy ngày, mấy đêm rồi dừng lại trên cung trăng. Thế là tôi mãi mãi phải sống cô độc trên mặt trăng lạnh lẽo. Tôi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ quê hương lắm! Tháng nào cũng vậy, cứ đến đêm rằm trăng sáng, tôi lại ngồi dưới gốc cây đa, nhìn xuống trần gian và không nguôi ao ước: "Bao giờ tôi mới được trở về dưới ấy?".

16 tháng 4 2022

k nha bn

21 tháng 12 2016

Họ hàng bọ hung chúng tôi đi đâu cũng bị ghét bỏ, khinh bỉ. Có lúc, tôi đã tự ghét bỏ chính mình, ghét những việc mà mình đã làm trước đây. Không hiểu sao, tôi rất muốn được làm người như trước, không muốn sống trong cái kiếp bọ hung đáng khinh bỉ này.

Kiếp trước, tôi cùng từng là con người sống trên trần gian. Tôi tên là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau những lần làm việc sai trái tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ biết chui rúc ở những xó hôi hám. Tôi đã bị trừng phạt bởi vì đã đối xử tệ bạc với Thạch Sanh - cậu em trai kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là một người tốt bụng, ăn ở hiền lành, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Tôi đã lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh em, lừa cái tính thật thà của cậu. Khi về ở cùng với mẹ con chúng tôi, cậu ta làm việc rất chăm chỉ, không than vãn hay đòi hỏi ai thứ gì. Ấy vậy mà tôi lại lấy oán báo ân. Tôi đã lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay tôi vì chỉ muốn lừa Thạch Sanh và cướp đi công lao của cậu.Sau khi đem đầu Chằn Tinh đến cung vua, tôi được phong làm quận công, được bao nhiêu kẻ hầu người hạ còn Thạch Sanh chỉ biết quay lại túp lều cũ dưới gốc đa. Sống trong sung sướng nên dần dần, tôi đã quên mất người anh em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, vua mở hội kén rể cho công chúa. Không may lúc công chúa chuẩn bị ném quả cầu may thì bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ, ông liền sai người cho đi tìm công chúa và hứa sẽ gả công chúa cho người tìm được. Trong tôi niềm vui sường ngập tràn nhưng vẫn còn một chút lo lắng. Và một lần nữa, tôi lại được Thạch Sanh giúp đỡ. Nhưng tôi lạinhẫn tâm lợi dụng cậu và cũng một lần nữa tôi lại cướp đi công lao của cậu. Tôi đã cho người lấp của hang và nghĩ rằng cậu ta vĩnh viễn không bai giờ lên được. Tôi đang vui mừng vì sắp được làm phò mã của công chúa nhưng dường như ước muốn ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực. Từ khi cứu công chúa từdưới hang trở về, nàng lại bị câm, không nói năng gì. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng bó tay.

Trong ngục tối, bỗng vang lên mộttiếng đàn. Tiếng đàn nghe rất du dương, vang vọng đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa bỗng cười nói vui vẻ.Nàng xin vua cha cho gặp người gãy đàn. Tôi linh tính có chuyện không hay sắp xảy ra, không ngờ lại gặp được Thạch Sanh. Thật éo le làm sao, mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần chỉ trong chốc lát. Bao ước mơ giàu sang, phú quý giờ đây lại vụt mất. Có lẽ tôi sẽ chết nhưng nhờ Thạch Sanh tốt bụng tha chết, cho về quê sinh sống, làm ăn nhưng ông Trời không thương tình nên đã trừng phạt hai mẹ con chúng tôi. thế là từ đó tôi hóa kiếp thành bọ hung, chui rúc ở những xó tối tăm bị người đời ghét bỏ.

Cậu em kết nghĩa của tôi đã lấy được công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Chưa bao giờ có một lễ cưới tưng bừng như thế. Nhưng họ lại bị vướng vào một cuộc chiến tranh với các nước chư hầu vì lúc trước đã bị công chúa từ hôn. Tôi đã nghĩ rằng chỉ dựa vào một mình Thạch Sanh sẽ không chống đỡ nổi nhưng nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì, cậu đã thắng giặc, không cần phải có sự hi sinh hay mất mát nào.

Tôi rất khâm phục tài trí của Thạch Sanh. Tôi hối hận lắm vì những việc làm sai trái của chính mình. Đời đời, tôi chỉ là một con bọ hung dơ bẩn bị khinh miệt. Tôi ao ước được trở thành người dù chỉ một lần để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Tôi mong mọi người hãy bênh vực cái thiện, chống lại cái ác, noi gương tráng sĩ Thạch Sanh.

 

 

  
17 tháng 12 2017

Họ hàng bọ hung chúng tôi đi đâu cũng bị ghét bỏ, khinh bỉ. Có lúc, tôi đã tự ghét bỏ chính mình, ghét những việc mà mình đã làm trước đây. Không hiểu sao, tôi rất muốn được làm người như trước, không muốn sống trong cái kiếp bọ hung đáng khinh bỉ này.

Kiếp trước, tôi cùng từng là con người sống trên trần gian. Tôi tên là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau những lần làm việc sai trái tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ biết chui rúc ở những xó hôi hám. Tôi đã bị trừng phạt bởi vì đã đối xử tệ bạc với Thạch Sanh - cậu em trai kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là một người tốt bụng, ăn ở hiền lành, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Tôi đã lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh em, lừa cái tính thật thà của cậu. Khi về ở cùng với mẹ con chúng tôi, cậu ta làm việc rất chăm chỉ, không than vãn hay đòi hỏi ai thứ gì. Ấy vậy mà tôi lại lấy oán báo ân. Tôi đã lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay tôi vì chỉ muốn lừa Thạch Sanh và cướp đi công lao của cậu.Sau khi đem đầu Chằn Tinh đến cung vua, tôi được phong làm quận công, được bao nhiêu kẻ hầu người hạ còn Thạch Sanh chỉ biết quay lại túp lều cũ dưới gốc đa. Sống trong sung sướng nên dần dần, tôi đã quên mất người anh em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, vua mở hội kén rể cho công chúa. Không may lúc công chúa chuẩn bị ném quả cầu may thì bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ, ông liền sai người cho đi tìm công chúa và hứa sẽ gả công chúa cho người tìm được. Trong tôi niềm vui sường ngập tràn nhưng vẫn còn một chút lo lắng. Và một lần nữa, tôi lại được Thạch Sanh giúp đỡ. Nhưng tôi lạinhẫn tâm lợi dụng cậu và cũng một lần nữa tôi lại cướp đi công lao của cậu. Tôi đã cho người lấp của hang và nghĩ rằng cậu ta vĩnh viễn không bai giờ lên được. Tôi đang vui mừng vì sắp được làm phò mã của công chúa nhưng dường như ước muốn ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực. Từ khi cứu công chúa từdưới hang trở về, nàng lại bị câm, không nói năng gì. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng bó tay.

Trong ngục tối, bỗng vang lên mộttiếng đàn. Tiếng đàn nghe rất du dương, vang vọng đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa bỗng cười nói vui vẻ.Nàng xin vua cha cho gặp người gãy đàn. Tôi linh tính có chuyện không hay sắp xảy ra, không ngờ lại gặp được Thạch Sanh. Thật éo le làm sao, mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần chỉ trong chốc lát. Bao ước mơ giàu sang, phú quý giờ đây lại vụt mất. Có lẽ tôi sẽ chết nhưng nhờ Thạch Sanh tốt bụng tha chết, cho về quê sinh sống, làm ăn nhưng ông Trời không thương tình nên đã trừng phạt hai mẹ con chúng tôi. thế là từ đó tôi hóa kiếp thành bọ hung, chui rúc ở những xó tối tăm bị người đời ghét bỏ.

Cậu em kết nghĩa của tôi đã lấy được công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Chưa bao giờ có một lễ cưới tưng bừng như thế. Nhưng họ lại bị vướng vào một cuộc chiến tranh với các nước chư hầu vì lúc trước đã bị công chúa từ hôn. Tôi đã nghĩ rằng chỉ dựa vào một mình Thạch Sanh sẽ không chống đỡ nổi nhưng nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì, cậu đã thắng giặc, không cần phải có sự hi sinh hay mất mát nào.

Tôi rất khâm phục tài trí của Thạch Sanh. Tôi hối hận lắm vì những việc làm sai trái của chính mình. Đời đời, tôi chỉ là một con bọ hung dơ bẩn bị khinh miệt. Tôi ao ước được trở thành người dù chỉ một lần để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Tôi mong mọi người hãy bênh vực cái thiện, chống lại cái ác, noi gương tráng sĩ Thạch Sanh.

22 tháng 1 2018

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.

21 tháng 12 2016

Nhân vật lý Thông nha

 Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cũng không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
22 tháng 12 2016

Đề bài: Dựa vào truyện cổ tích "Thạch Sanh", em hãy đóng vai Thạch Sanh, kể lại chiến công diệt đại bàng cứu công chúa.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

thach-sanh-1

Kẻ ác đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.

Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…

Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Đúng là "ác giả ác báo".

 

 

1 tháng 10 2017

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. 

1 tháng 10 2017

Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.

Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.

Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.

Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.

Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/

Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:

“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm. 

3 tháng 3 2017

Tôi đang làm bài taapl.

Mặt trời rất nóng (sáng, chói,...)

-Chậu hoa mận là món quà của em tôi.

cấu tạo chủ ngữ em lên hoctotnguvan.net mà coi

4 tháng 3 2017

chủ ngữ là chậu hoa

5 tháng 4 2017

Cảm nhận của em về đoạn trích Cô Tô (Ngữ văn 6 - Tập II) trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân.

Bài làm

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Phan Thị Huyền

5 tháng 4 2017

xin lỗi bnPhan Thị Huyền mk viết lộn

25 tháng 1 2017

kho qua a

25 tháng 1 2017

haizzzzzzzz

20 tháng 9 2019

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.