K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2021

a, BPTT: Nhân hóa

Khi viết tác giả dựa vào hình ảnh của những cô gái mới lớn điệu đà và thích làm đẹp để ví về hình ảnh của những con Cào cào đáng yêu

b, Câu văn đã tái hiện giúp cho người đọc hình dung phần nào về hội võ, giúp cho họ hiểu ra giá trị của hội võ

9 tháng 4 2020

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian

* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :

- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống

- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):

- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo

- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ

-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):

Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân

- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình

- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

26 tháng 4 2021

woww

 

11 tháng 12 2017

a. - 2 từ ghép: khuôn mặt, làm dáng.

- 2 từ láy: chầm chậm, ngượng ngùng.

b+c. + Khuôn mặt: là bộ pơhaanj trên cơ thẻ người.

+ Làm dáng: điệu đà, chải chuốt làm đẹp.

+ Chầm chậm: Chậm bình thường.

+ Ngượng ngùng: ngại, hay đỏ mặt, xấu hổ.

Đọc đoạn văn sau:Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trỏ ngồi gục đầu bên tăng đá cuội.Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phần, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đói chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cảnh bướm non, lại ngắn chùn chùm. Hình như cánh yếu quả, chưa quen mở, mà cho...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trỏ ngồi gục đầu bên tăng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phần, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đói chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cảnh bướm non, lại ngắn chùn chùm. Hình như cánh yếu quả, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:

– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo tùng. Mẩy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chẳng tơ ngang đường đe bắt em, vật chân vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

— Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Câu 1  Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 . Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện
Câu 3  Nhà Trỏ bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào. Em có cong tinh với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 - 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4  Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dê Mền? Để Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với dế Mèn trong đoạn văn em được học
Câu 5  Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gi? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

0
1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đâyKhung cảnh mặt trời...
Đọc tiếp

1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đây

Khung cảnh mặt trời mọc:...................................................

Mặt trời được so sánh:.............................................................

Nhận xét về cách so sánh của tác giả

2.Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã đc miêu tả qua chi tiết,hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn?Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy

3.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển sông,núi hay ở dồng bằng mà em đã quan sát đc

Ai lm nhanh nhất mk tik cho vs cả Câu 1 và 2 đều ở bài cô Tô

4
11 tháng 3 2018

Tự làm đi.

Sống trên đời là phải động não.

...

11 tháng 3 2018
bọn này ko rảnh tự mà làm lấy
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phongcảnh quê hương Bác như sau:« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìnxuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt củalúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanhbiếc và nhiều màu xanh khác nữa. »a. Đọc...
Đọc tiếp

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong
cảnh quê hương Bác như sau:
« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn
xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của
lúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanh
biếc và nhiều màu xanh khác nữa. »
a. Đọc đoạn văn trên , em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng
từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác? (2đ)
b. Hãy kể tên tác phẩm, tác giả của một văn bản đã được học trong chương trình Tiếng
Việt tiểu học cũng sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc rất hay để miêu tả cảnh nông thôn
(0,5đ)
c. Học tập các nhà văn, em hãy sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc để miêu tả một bức
tranh phong cảnh đã in sâu trong tâm trí em (3đ)

các bạn giúp mình với 

0
3 tháng 4 2020

câu 1: bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên vùng sông nước vùng cà mau .tác giả miêu tả theo trình tự :tả cảnh thiên nhiên rồi sau là cảnh sinh hoạt của con ng .Dựa vào trình tự miêu tả ta chia đoạn văn làm 2 đoạn :

Đoạn thứ nhất :từ đầu đến .... khói sóng ban mai. Đoạn này miêu tả quang cảnh thiên nhiên của vùng sông nc cà mau .

Đoạn thứ hai là phần còn lại tả cảnh sinh hoạt của con ng ở vùng cà mau.

Câu 2: ấn tượng đó là :

Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện .Trên trời  thì xanh , dưới thì nước xanh ,xung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá . Cái âm thanh đơn điệu triền miên của tiếng sóng biển dội vào .ấn tượng này đc diễn tả qua thị giác và thính giác

                                       FROM Hải Anh WITH LOVE<3 Chúc Bạn Học Tốt

Câu1:     Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát...
Đọc tiếp

Câu1: 

   Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

 a. Đoạn văn trên được trích từ VB nào? của ai?

 b. Tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và hành động của Dế Mèn? Tác giả đã sử dụng từ ngữ gì để miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật?

 c.  Kết hợp miêu tả ngoại hình và hành động để bộc lộ nét tính cách nào của Mèn?

Câu 2: Từ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đầu tiên cho mình là gì?

Câu 3: Từ đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”em học tập  được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Câu 4: Viết một đoạn văn  miêu tả tâm trạng của Dế Mèn khi gây ra cái chết cho Dế Choắt?

 Câu 5: Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích trong tác phẩm nào? của ai?

 Câu 6: Liên hệ với chợ ở địa phương, em thấy chợ Năm Căn có điểm gì độc đáo?

Câu 7. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau mà em đã học. 

0