K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

- B1: Lựa chọn sự việc chính- giúp bà cụ qua đường lúc xe đông

- B2: lựa chọn ngôi kể- ngôi thứ nhất (có thể ngôi thứ 3)

- B3: Xác định thứ tự kể ( trình tự sự việc)

   + Hoàn cảnh gặp bà cụ muốn qua đường (địa điểm, thời gian)

   + Quá trình, hành động giúp bà cụ qua đường

   + Tâm trạng của bà cụ và bản thân em sau khi bà cụ qua đường

B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự

   + Dáng đi, nét mặt của bà cụ

   + Bối cảnh xung quanh đông người và nhiều xe qua đường

   + Cảm nghĩ khi làm được việc có ý nghĩa

B5: Viết bài theo những dàn ý đã lập

Bài 1:

Khi ánh đèn đường sáng lên cũng là lúc màn đêm dần buông xuống, giữa đường vẫn còn rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, tôi thấy 1 bà lão tóc bạc, lưng còng, tay chống gậy cứ nhìn xung quanh với vẻ mặt lúng túng. Chắc do tại xe đông quá nên bà không dám sang. Thấy vậy, tôi nhanh nhẹn qua đường và đến bên chỗ bà cụ , nắm lấy khuỷu tay bà và nói : " Để cháu sang đường cùng bà nhé!" Thế là tôi đã cùng bà đi qua đường trên lối dành cho người đi bộ. Sau khi chào tạm biệt bà, tôi vui lắm, vui vì đã giúp đỡ được người khác.

_ Cre : đầu tự nghĩ ạ ko chép mạng nha('.')

_ Cậu có thể tham khảo bài làm tren đây ạ, chúc cậu học tốt'.'

11 tháng 10 2017

Trên đường đi học về. xe cộ lúc này đông đúc, còi kéo inh ỏi; có một bà cụ đứng sát bên lề đường. Như có một điều gì đó như đang "bắt buộc" em phải dẫn cụ qua đường. Xe cộ càng lúc càng đông. Hình dáng bà gầy gò, ốm yếu; trên đôi mắt và vầng trán đã có nhiều nếp nhăn. tóc bà trắng như cước, miệng nhai trầu trông bà "đẹp lão" không bao giờ hết. Em nắm chặt tay bà rồi hai bà cháu cùng qua đường. Ôi !lòng bàn tay bà mới ấm áp làm sao. Gía như mà bà ngoại em còn sống nhỉ?-ý nghĩ ấy thoáng qua rồi lại vụt mất. trước mặt tôi giờ đây là một bà cụ với nụ cười thật tươi, không ngừng cảm ơn em. Em chào tạm biệt bà rồi đi về nhà. Ôi thật sung sướng hạnh phúc biết bao khi tìm lại được một chút cảm xúc, tình cảm yêu mến mãnh liệt nơi sâu thẳm trong trái tim, trong tình yêu thương của em dành cho cụ-bà ngoại trong kí ức em.

11 tháng 10 2017

Có bao giờ bạn tự hỏi” bạn đã làm bao nhiêu việc tốt chưa?”. Trong cuộc sống thực tế chắc rằng ai cũng đã làm việc thiện chẳng qua là làm ít hay làm nhiều. Còn với tôi, tôi cũng đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng sự việc mà tôi nhớ nhất là lúc tôi giúp một bà cụ sang đường giữa đông người và xe cộ đi lại. Hôm ấy, vào một buổi trưa hè nóng nực, những tia nắng chói chang cháy bỏng chiếu rọi xuống mặt đất. Tiếng ve sầu kêu râm ran trên những đóa hoa phượng đỏ thắm làm nổi bật cả một góc trời xanh cao vút. Tan học, đôi đạp nhanh chân để về nhà để có thể ngồi trước cánh quạt quay vù vù, để uống những giọt nước mát xua tan đi bao cái ánh nắng cháy da cháy thịt. Bỗng nhiên, từ xa tôi thấy một bà cụ đang đứng bên vệ đường, cụ giống bà ngoại tôi quá, lưng còng tay chống cái gậy, có lẽ bà đang chờ ai đó. Đến gần tôi càng thấy bà cụ càng đẹp lão, bà có khuôn mặt đầy phúc hậu, hiền từ, hằn rõ những nếp nhăn của tuổi già, bà có mái tóc trắng bạc, những sợi tóc trắng như cước. Người bà nhỏ bé gầy guộc cùng với đôi bàn tay gần xơ xác dường như chỉ còn da và xương, hiện rõ những gân xanh, chân bà cứ bước tiến rồi lùi lại, à thì ra bà muốn sang đường. Tôi nhìn hai bên đường, mọi người đều đang hối hả để về nhà khi cái nóng gay gắt đang bao trùm mọi cảnh vật, tôi dừng xe lại, tôi chạy đến bên bà và nói.

-Bà ơi, để cháu giúp bà sang đường.

Tôi nắm tay bà và vẫy tay xin nhường đường cho một đứa trẻ và một cụ già yếu ớt. Mọi người đang tấp nập bỗng như chậm lại, thế là tôi đã đưa bà cụ sang mé đường bên kia, Bà nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, nở nụ cười thân thương và nói.

-Cảm ơn cháu, cháu đúng là một đứa trẻ ngoan.

Chao ôi! cái nụ cười thân thiện ấy khiến lòng tôi không bao giờ quên phải ghi nhớ mãi. Tôi như đang lạc vào thế giới tràn đầy niềm hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi nhìn theo bà đi được một quãng đường dài, tôi lại tiếp tục hành trình trên con đường về nhà, tôi tung tăng trong niềm vui mừng hạnh phúc khi đã làm được việc tốt mà quên đi cái nóng của bầu trời mùa hè. Đó chỉ là một trong những việc làm tốt của tôi.

Việc thiện ấy tưởng chừng đơn giản, bình thường nhưng đối với tôi đó là một việc làm thật đáng tự hào mà tôi ghi nhớ mãi trong lòng. Tôi cũng hiểu sâu sắc rằng: con người không có ai là hoàn hảo cả, vì vậy mỗi con người phải sống làm sao để thể hiện là người sống có tình có nghĩa. Ta nên rèn luyện lòng yêu thương con người để góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

17 tháng 10 2017

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn và đông dân.Bình thường các con đường tấp nập người và xe cộ giống như những con sông cuồn cuộn nước tuôn chảy ra biển lớn.Giờ cao điểm nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông.Vì thế nên việc đi lại hết sức khó khăn,đặc biệt là dành cho người đi bộ.Ngày nào đi học em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước,em về đến đây thì đèn đỏ bật lên.Mấy người vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ.Có một bà cụ tay chống gậy,vẻ mặt lo lắng chưa dám bước qua.Em đến bên cụ nhẹ nhàng bảo :"Bà ơi,bà nắm lấy tay cháu,cháu sẽ dắt bà".Bà cụ mừng rỡ:"Thế thì tốt quá!Cháu giúp bà nhé!"Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa ủy ban Quận 10.Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp,sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em cùng đi với bà một quãng rồi chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận.Bà cười móm mém và xiết chặt tay em :"Bà cảm ơn cháu!Cháu ngoan lắm,biết thương người già yếu!Bà sợ qua đường vì đã bị cậu bé qua đường vượt đèn đỏ đụng phải,ngã một lần rồi.Gớm!Người ta bây giờ chạy xe cư ào ào,gây ra biết bao nhiêu tai nạn.Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ?Hôm nay may mà bà gặp được cháu.Thôi,cháu đi nhé!"

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng bước đi chậm chạp,run run của bà cụ mà trong lòng em trào lên tình cảnh xót thương.Giúp bà qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy rất vui.Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở:"Hãy thương nguời như thể thương th
ân,cháu ạ!Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là thế đây!

Chúc cậu học tốt ~

11 tháng 10 2018
thành phố Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân.Bình thường các con đường tấp nập người và xe cộ giống như những con sông cuồn cuộn nước tuôn chảy ra biển lớn.Giờ cao điểm nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông.Vì thế nên việc đi lại hết sức khó khăn,đặc biệt là dành cho người đi bộ.Ngày nào đi học em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước,em về đến đây thì đèn đỏ bật lên.Mấy người vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ.Có một bà cụ tay chống gậy,vẻ mặt lo lắng chưa dám bước qua.Em đến bên cụ nhẹ nhàng bảo :"Bà ơi,bà nắm lấy tay cháu,cháu sẽ dắt bà".Bà cụ mừng rỡ:"Thế thì tốt quá!Cháu giúp bà nhé!"Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa ủy ban Quận 10.Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp,sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em cùng đi với bà một quãng rồi chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận.Bà cười móm mém và xiết chặt tay em :"Bà cảm ơn cháu!Cháu ngoan lắm,biết thương người già yếu!Bà sợ qua đường vì đã bị cậu bé qua đường vượt đèn đỏ đụng phải,ngã một lần rồi.Gớm!Người ta bây giờ chạy xe cư ào ào,gây ra biết bao nhiêu tai nạn.Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ?Hôm nay may mà bà gặp được cháu.Thôi,cháu đi nhé!"

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng bước đi chậm chạp,run run của bà cụ mà trong lòng em trào lên tình cảnh xót thương.Giúp bà qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy rất vui.Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở:"Hãy thương nguời như thể thương tâhn,cháu ạ!Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là thế đây!
Tick nha !!! :3
8 tháng 11 2018

Có bao giờ bạn tự hỏi” bạn đã làm bao nhiêu việc tốt chưa?”. Trong cuộc sống thực tế chắc rằng ai cũng đã làm việc thiện chẳng qua là làm ít hay làm nhiều. Còn với tôi, tôi cũng đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng sự việc mà tôi nhớ nhất là lúc tôi giúp một bà cụ sang đường giữa đông người và xe cộ đi lại. Hôm ấy, vào một buổi trưa hè nóng nực, những tia nắng chói chang cháy bỏng chiếu rọi xuống mặt đất. Tiếng ve sầu kêu râm ran trên những đóa hoa phượng đỏ thắm làm nổi bật cả một góc trời xanh cao vút. Tan học, đôi đạp nhanh chân để về nhà để có thể ngồi trước cánh quạt quay vù vù, để uống những giọt nước mát xua tan đi bao cái ánh nắng cháy da cháy thịt. Bỗng nhiên, từ xa tôi thấy một bà cụ đang đứng bên vệ đường, cụ giống bà ngoại tôi quá, lưng còng tay chống cái gậy, có lẽ bà đang chờ ai đó. Đến gần tôi càng thấy bà cụ càng đẹp lão, bà có khuôn mặt đầy phúc hậu, hiền từ, hằn rõ những nếp nhăn của tuổi già, bà có mái tóc trắng bạc, những sợi tóc trắng như cước. Người bà nhỏ bé gầy guộc cùng với đôi bàn tay gần xơ xác dường như chỉ còn da và xương, hiện rõ những gân xanh, chân bà cứ bước tiến rồi lùi lại, à thì ra bà muốn sang đường. Tôi nhìn hai bên đường, mọi người đều đang hối hả để về nhà khi cái nóng gay gắt đang bao trùm mọi cảnh vật, tôi dừng xe lại, tôi chạy đến bên bà và nói.
"- Bà ơi, để cháu giúp bà sang đường."
Tôi nắm tay bà và vẫy tay xin nhường đường cho một đứa trẻ và một cụ già yếu ớt. Mọi người đang tấp nập bỗng như chậm lại, thế là tôi đã đưa bà cụ sang mé đường bên kia, Bà nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, nở nụ cười thân thương và nói.
"- Cảm ơn cháu, cháu đúng là một đứa trẻ ngoan."
Chao ôi! cái nụ cười thân thiện ấy khiến lòng tôi không bao giờ quên phải ghi nhớ mãi. Tôi như đang lạc vào thế giới tràn đầy niềm hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi nhìn theo bà đi được một quãng đường dài, tôi lại tiếp tục hành trình trên con đường về nhà, tôi tung tăng trong niềm vui mừng hạnh phúc khi đã làm được việc tốt mà quên đi cái nóng của bầu trời mùa hè. Đó chỉ là một trong những việc làm tốt của tôi.

Việc thiện ấy tưởng chừng đơn giản, bình thường nhưng đối với tôi đó là một việc làm thật đáng tự hào mà tôi ghi nhớ mãi trong lòng. Tôi cũng hiểu sâu sắc rằng: con người không có ai là hoàn hảo cả, vì vậy mỗi con người phải sống làm sao để thể hiện là người sống có tình có nghĩa. Ta nên rèn luyện lòng yêu thương con người để góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

23 tháng 10 2020

Đề A

Gợi ý

Khởi đầu: Lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động. Ví dụ:
+ Em ngồi thẫn thờ trước một loj hoa đẹp đã vỡ tan..chỉ vì một chút vội vàng mà em phải trả giá…
+ Thế là cái lọ hoa bố em thích nhất đã bị vỡ…
- Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết.
VD: + Lọ hoa vỡ thành từng mãnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc bị vỡ vụn…
+ Em ngồi ngắm nghía, mân mê…
+ Thu dọn các mãnh vỡ…
+ Bố mẹ, anh, chị, em về chứng kiến.
Kết thúc: Suy nghĩ cảm xúc bản thân, tình cảm người thân. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ dùng trong khi viết đoạn văn:
VD: - Miêu tả hình dáng, màu sắc, chất liệu... vẻ đẹp của lọ hoa.
- Biểu cảm: Suy nghĩ, tình cảm, sự trân trọng, sự nuối tiếc, ân hận.

22 tháng 10 2020

Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh giúp bà cụ qua đường:
- Đi học về, háo hức muốn về nhà ngay vì được điểm 10 môn Giáo dục công dân, muốn khoe với bố mẹ.
- Đường phố đông người qua lại, đi qua ngã tư rất khó khăn.
- Em nhìn thấy một cụ già đứng đó từ bao giờ, rất muốn sang đường mà không thể sang được.
Thân bài
- Tả vài nét về phố phường lúc đó: Đường rất đông người, ai cũng vội về nhà, tiếng còi xe kêu inh ỏi, không ai để ý tới bà cụ đó.
- Tả sơ qua về cụ già: khoảng 70 tuổi, người gầy, mắt kém, phải đeo kính, đi đứng chậm chạp, tay cầm tờ báo Người cao tuổi.
- Cảm xúc của em:
+ Lúc đầu em định đi ngay vì đang rất muốn về nhà.
+ Sau đó em thấy cụ già nhìn em chờ đợi với sự hi vọng em sẽ giúp đỡ cụ.
+ Em thấy cụ giống bà mình ở quê, già yếu, cần sự giúp đỡ.
+ Em nhớ tới bài kiểm tra được điểm 10 của mình về môn Giáo dục công dân, em đã viết rất hay về lòng tốt của con người.
- Kể về hành động của em: Em đến bên cụ già, chào cụ, hỏi cụ có muốn sang
đường không và xin được giúp đỡ cụ.
- Tả vẻ thái độ của cụ già: rất vui, nở nụ cười hiền hậu, cảm ơn em.
- Kể về việc em dắt cụ qua đường: Hai ông cháu qua đường cẩn thận, mọi người nhường dường, có nhiều ánh mắt thiện cảm dành cho em.
- Kể kết thúc sự việc: Cụ già nắm tay em cảm ơn. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em về nhà kể chuyện với bô mẹ. Bố mẹ khen ngợi em.
Kết bài
- Khẳng định lại cảm xúc của em về việc làm tốt ấy.
- Mong muốn sẽ làm được nhiều điều có ích hơn nữa.

8 tháng 10 2017

a) Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học.
Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập.
Buổi sáng hôm ấy.
Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi.
Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp.
Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ?
Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra.
Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm.
Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa.
Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình.
Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở:
- Bà ơi... Hu hu...!
Bà lo lắng hỏi:
- Con làm sao vậy?
- Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà...
Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ:
- Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu...
Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân.
Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.

Bạn tham khảo bài viết này nha !

9 tháng 10 2017

xc)Hôm nay là sinh nhật em. Nhưng em lại 0 nhớ hôm nay là sinh nhật mình. Mọi sinh hoạt của em hôm nay đều giống mọi ngày, nhưng 1 đều rất lạ là hôm nay cha, mẹ tỏ vẻ rất bí mật. Hôm nay cha mẹ về trể lắm, nếu như mọi ngày thì 5 giờ mẹ em đã về rồi. Đang định vào học bài thì em nghe có tiếng xe, cha em về rồi, cha còn nói:"Con vào thay đồ đi rồi cha trở con đi ăn tiệm. Ôi! Vui wá lâu lắm rồi mới được đi ăn ở ngoài. Đến quán ăn, vừa bước vào wao đông wá có bạn bè và cả mẹ em nữa, trên bàn còn có cả cái bánh sinh nhật thiệt lớn. Họ đang làm gì vậy, em chợt nhớ ra hôm nay là sinh nhật em. Cha mẹ tặng em một chiếc xe đạp bằng inox, láng bóng, thân xe để chữ Lucia trong càng đẹp hơn. Em nhận món quà mà nước mắt tôi 0 ngừng chảy xuống vì vui mừng. Em rất xúc động và vui nữa. Đêm sinh nhật đầy bất ngờ đó em sẽ nhớ mãi.