K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ho mk voi a Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả sử dụng ( 3- 5 dòng).  “Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”.(Nguyễn Du) “Tâm  hồn tôi là một buổi trưa hèToả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”(Tế Hanh) “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”(Nguyễn Tuân)“Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành...
Đọc tiếp

Ho mk voi a

 

Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả sử dụng ( 3- 5 dòng).

  “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

(Nguyễn Du)

 

“Tâm  hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”

(Tế Hanh)

 

“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”

(Nguyễn Tuân)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

(Hoàng Trung Thông)

“ Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

(Minh Huệ)

                                          •

“Từ đó lão Miệng, bác Tai,  Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

“Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

 

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.”

(Minh Huệ)

 

 

Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách, làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.”

(Hồ Chí Minh)

 

Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.

(Nguyễn Du)

“Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.”

(Võ Quảng)

 

  “Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.

(Ca dao)

“Chân cứng đá mềm.”

(Thành ngữ)

1
9 tháng 7 2021

 “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

(Nguyễn Du)

- Biện pháp so sánh : Lửa lựu. Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa

- Chơi chữ: điệp phụ âm " L" (lửa lựa lập lòe) kết hợp với các sử dụng từ láy tượng hình "lập lòe". Gợi tả chính xác màu sắc. trạng thái lấp ló lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng
⇒ Sự quan sát tình tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả thanh bình.

“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”

(Tế Hanh)

- biện pháp tu từ so sánh: tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

⇒ Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”

(Nguyễn Tuân)

- Phép tu từ có trong câu: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nắng giòn tan" 

⇒ Từ " giòn tan" vốn không nhìn được qua mắt mà chỉ cảm nhận được bằng vị giác, ở đây nắng được cảm nhận là " giòn tan" qua thị giác ⇒ Tạo lối diễn đạt tinh tế, giàu cảm xúc

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

(Hoàng Trung Thông)

- phép tu từ hoán dụ: bàn tay ⇒ chỉ sức lao động của con người

⇒ thể hiện sức mạnh trong lao động của con người. nếu chúng ta chăm chỉ, cần cù lao động thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ có được thành công.

“ Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

(Minh Huệ)

- biện pháp tu từ so sánh: bóng Bác cao lồng lộng - ấm hơn ngọn lửa hồng.

⇒ cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

“Từ đó lão Miệng, bác Tai,  Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

- biện pháp tu từ nhân hóa: lão, bác, cô, cậu

⇒ làm cho những sự vật, sự việc trở nên gần gũi thân thiết hơn với thế giới con người.

“Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

- biện pháp tu từ ẩn dụ: lửa hồng.

⇒ gợi lên hình ảnh những khóm hoa râm bụt đỏ rực rỡ. đồng thời biện pháp so sánh cũng giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm hơn.

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.”

(Minh Huệ)

- biện pháp tu từ ẩn dụ: người cha

⇒ Người cha là hình ảnh để chỉ Bác Hồ . Bởi vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng về phẩm chất.Hình ảnh ẩn dụ còn xóa nhòa khoảng cách giữa vị lãnh tụ vĩ đại với nhân dân . Bằng việc phân tích phép tu từ trên giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.

Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách, làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.”

(Hồ Chí Minh)

- biện pháp tu từ hoán dụ: làng xóm

⇒ làng xóm hoán dụ cho nhân dân.

Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.

(Nguyễn Du)

- biện pháp tu từ hoán dụ: đầu xanh, má hồng 

⇒ chỉ người con gái, phụ nữ còn trẻ, xinh đẹp.

“Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.”

(Võ Quảng)

- biện pháp tu từ: nhân hóa
⇒ Miêu tả làm nổi bật, sinh động dáng vẻ cây cổ thụ, những cây to như có linh hồn. Dáng vẻ thật trầm lặng và hiền từ.

“Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.

(Ca dao)

- biện pháp tu từ nhân hóa: trâu ơi! 

⇒ thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành thân thiết trong lao động và cuộc sống.

“Chân cứng đá mềm.”

(Thành ngữ)

- biện pháp tu từ ẩn dụ: chân cứng → ý chí, nghị lực, sức khỏe.

                                      đá mềm → sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được thành công.

⇒ khuyên chúng ta cần phải bền gan, vững chí vượt qua mọi khó khăn thử thách thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ đạt được thành công.

 

 

14 tháng 10 2020

ở đây phép tu từ chỉ một người nào đó phải đi xa. Từ “áo chàm” chỉ con người miền Bắc trong buổi chia tay. Màu áo chàm là màu buồn nên đã tô đậm nỗi niềm chia tay, niềm lưu luyến của dân tộc . Từ đó khẳng đinh tình quân dân thắm thiết. 

BPTT ở đây là hoang dụ nha

Chúc bạn hok tốt!

5 tháng 3 2017

a- Về hình thức: Đoạn văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả và cách dùng từ.b- Về nội dung: Đoạn văn cần chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh. - Biện pháp nhân hóa: quyên đã gọi hè -> âm thanh của chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian. - Biện pháp ẩn dụ: Lửa lựu -> hoa lựu nở đỏ trông như những đốm lửa - Chơi chữ: điệp phụ âm “l” (lửa lựu lập lòe) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập lòe” -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló, lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng -> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình
​Chúc p hk tốt

5 tháng 3 2017

+ Nhân hóa "quyên đã gọi hè": nói lên bước đi của thời gian
+ Ẩn dụ "lửa lựu": hình ảnh khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa
+ Từ láy "lập lòe": Hình ảnh đầy màu sắc,
Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tưởng của đồng quê VN

Nếu bạn thấy đúng thì cho mình 1 like nhé, thank bạn, chúc bạn học tốt

8 tháng 10 2023

- Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

BPTT: hoán dụ

- Mặt trời xuống biển như hòn lửa (BPTT: so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa (BPTT: nhân hóa)

- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao dời
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.

BPTT: điệp ngữ

- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

BPTT: ẩn dụ kết hợp nhân hóa

- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.

BPTT: hoán dụ

12 tháng 2 2020

Đối văn học thường suy nghĩ theo 2 nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng

Vậy nghĩa đen của câu thành ngữ này là gì?

” Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã ” = ” ngựa tìm đến ngựa, trâu tìm đến trâu “

Nghĩa bóng thì sao?

Câu này áng chỉ những người bạn có chung chí hướng, mục đích sẽ tìm đến nhau để kết bạn cho dù mục đích đó là tốt hay xấu. Còn điều ngược lại không xảy ra vì lý do rất đơn giản, những người không hợp nhau sẽ không thể kết bạn và chơi với nhau được.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người để nhận thức chính xác về câu thành ngữ đó. Đối với câu thành ngữ này cũng tương tự với câu thành ngữ ” gần mực thì đen gần đèn thì rạng “.

#Châu's ngốc

12 tháng 2 2020

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã ” = ” ngựa tìm đến ngựa, trâu tìm đến trâu “

Nghĩa bóng 

Câu này áng chỉ những người bạn có chung chí hướng, mục đích sẽ tìm đến nhau để kết bạn cho dù mục đích đó là tốt hay xấu. Còn điều ngược lại không xảy ra vì lý do rất đơn giản, những người không hợp nhau sẽ không thể kết bạn và chơi với nhau được.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người để nhận thức chính xác về câu thành ngữ đó. Đối với câu thành ngữ này cũng tương tự với câu thành ngữ ” gần mực thì đen gần đèn thì rạng “.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

14 tháng 10 2017

a) lửa lựu( láy bộ phận ); lập lòe(láy bộ phận)

b) lom khom; lác đác

14 tháng 10 2017

bạn ơi viết đoạn văn về cách sử dụng từ láy đó