K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2020

Trả lời :

a, đặc điểm : có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..

chức năng : câu được dùng để hỏi

b, Những câu nghi vấn trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên:

   

- Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

- Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Không phải ngẫu nhiên trong bài thơ "Ông Đồ" lại xuất hiện những câu nghi vấn. Những câu nghi vấn này có thể nói là những điểm nhấn rất đắt.

1. Đó là những câu hỏi hướng đến một lớp người năm xưa từng trọng chữ Nho mà nay theo sự đổi thay của thời cuộc lại trở nên thờ ơ, vô cảm. Câu hỏi như một lời trách móc về sự đổi thay của con người.

2. Câu hỏi thể hiện sự trăn trở, tiếc thương, xót xa của tác giả trước thân phận của ông Đồ, trước sự đổi thay của thời cuộc. Đồng thời cho thấy tấm lòng hoài niệm đáng quý trước văn hóa cổ truyền của dân tộc.

3. Câu hỏi tu từ không lời đáp khiến cho giọng điệu bài thơ trở nên buồn thương, da diết, xoáy sâu vào lòng người đọc.

4. Những câu hỏi này cũng góp phần làm cho tứ thơ được mạch lạc hơn.

  chúc bạn học tốt !  
19 tháng 2 2021
 Đặc điểm hình thứcChức năng
Câu nghi vấncó dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..dùng để hỏi
Câu cầu khiếncó các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm thandùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,...
Câu cảm tháncó các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm thandùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)
10 tháng 3 2021

hihako biết bạn ạ

 

a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? b.Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn? 1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: -...
Đọc tiếp

a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? b.Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn? 1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) 3. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ? (Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô) 4. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao, Lão Hạc) 5. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) 6. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không? (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) 7. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (Nam Cao, Lão Hạc)

0
Câu 1: Chép theo trí nhớ khổ 3 bài thơ "Nhớ rừng", chỉ ra các câu nghi vấn và cho biết chức năng của chúng>Câu 2: Hình ảnh hoa đào mở đầu và kết thúc bài thơ "Ông đồ" có ý nghĩa gì?Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghê thuật và chức năng của chúng trong các câu sau        a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.        b, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.        c, Chiếc thuyền im bến mỏi chở về nằm.Câu 4: Biện...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép theo trí nhớ khổ 3 bài thơ "Nhớ rừng", chỉ ra các câu nghi vấn và cho biết chức năng của chúng>
Câu 2: Hình ảnh hoa đào mở đầu và kết thúc bài thơ "Ông đồ" có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghê thuật và chức năng của chúng trong các câu sau

        a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

        b, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

        c, Chiếc thuyền im bến mỏi chở về nằm.

Câu 4: Biện pháp so sánh trong 2 câu thơ sau có gì khác nhau

        a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

        b, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Câu 5: Âm thanh tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ có gì giống và khác nhau.

Câu 6: Chỉ ra chất thép, chất tình, chất cổ điển, chất hiện đại trong bài "Ngắm trăng".

Câu 7: Chỉ ra "thú lâm tuyền" của Bác với các nhà nho xưa có gì giống và khác nhau.

Câu 8: Bài thơ "Đi đường" có mấy lớp nghĩa, đó là những lớp nghĩa nào.

1
26 tháng 3 2021

mình ko bt

 

14 tháng 3 2022

2. Thể thơ: thơ 5 chữ. PTBĐ: biểu cảm.

3. Câu nghi vấn: Hồn ở đâu bay giờ?

=> Câu hỏi tu từ để thể hiện cảm xúc, sự buồn bã, nỗi niềm thương tiếc đối với ông đồ, với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

4. Đoạn thơ trên thể hiện cảm xúc tiếc nuối trước sự suy tàn của Nho học đương thời.

5. Suy nghĩ về tinh thần yêu nước được gửi gắm qua văn bản: chúng ta cần gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

11 tháng 2 2022

Câu 1 : 

Câu nghi vấn  : Hồn ở đâu bây giờ?

Tác dụng : Khẳng định 1 sự việc xảy ra

Câu 2 

Nói về thời kì suy tàn của ông đồ , sự vắng bóng của ông đồ khiến mọi thứ trở lên vắng vẻ

a) Mở SGK (tr.8-9)

- Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.

- Xuất xứ : trong Thi nhân Việt Nam

b) Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.

Thể loại : Thơ năm chữ

c,d,e : đoạn thơ nào?

5 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ? Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ?

`-` Chức năng : hỏi 

Tham khảo :

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ? Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ?