K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

?????

15 tháng 5 2018

- Hai câu thơ vẽ lên một cảnh vật mùa xuân tràn đầy sức sống, đang vận động trỗi dậy, không phải mùa xuân yên lặng. Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn

14 tháng 1 2018

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

14 tháng 1 2018

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

14 tháng 11 2016

_ Thời gian : vào lúc đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

Ko gian : tiếng suối trong trẻo ; trăng , cổ thụ , hoa quấn quýt , lung linh , huyền ảo ; tràn ngập ánh trăng .

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

 

14 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều ngaingung

16 tháng 12 2019

1. Giải thích

- Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người nên đọc một câu thơ là ta gặp gỡ tâm hồn một con người.

- Nhà thơ Tố Hữu cũng từng khẳng định thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.

2. Tâm hồn Hồ Chí Minh qua Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

- Tâm hồn yêu thiên nhiên -> chất trữ tình, thi sĩ.

- Lo lắng việc nước, việc quân -> chất thép, chiến sĩ.

=> Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh được thể hiện sâu sắc qua hai bài thơ.

8 tháng 2 2017

Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

26 tháng 5 2019

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

 + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình