K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2017

1.

Hiện nay ngành giáo dục nước ta đã được hoàn thiện và nâng cao hơn. Song, vẫn còn những vấn đề hết sức nan giải cần được giải quyết. Có thể nói, để thỏa lòng học sinh, một giáo viên giỏi là như thế nào? Với cương vị một học sinh, em mong muốn ý kiến của mình dưới đây sẽ góp phần vào ngành giáo dục nước ta ngày càng phát triển hơn.

Đối với em, điều tất yếu của một giáo viên giỏi là cần phải có đủ kiến thức, đủ hiểu biết không chỉ riêng về chuyên môn của mình mà còn ở các lĩnh vực khác. Muốn có được sự hiểu biết ấy, mỗi giáo viên cần phải có bằng cấp, trình độ tiêu chuẩn.

Như em vẫn biết, nhiều giáo viên dạy Văn mà vẫn còn viết sai chính tả, nhiều thầy cô dạy Toán vẫn làm sai một bài toán đơn giản. Nhầm lẫn có thể chấp nhận, nhưng cái sai nối tiếp cái sai sẽ khiến cho học sinh dẫn đến sai kiến thức, hay hoang mang về con đường học vấn của bản thân.

Kiến thức đủ, trình độ cao, nhưng cái tâm không có thì giáo viên ấy cũng không được nể trọng. Với em, cái tâm của thầy cô giáo vẫn là điều tiên quyết khiến cho học sinh kính phục và yêu mến.

Có nhiều giáo viên chỉ vì dạy giỏi hay dạy các môn chính mà lấy tiền học thêm của học sinh quá đắt. Hay nhiều thầy cô chỉ vì em này giỏi, nhà giàu, bố mẹ làm chức cao mà nâng điểm, thiên vị.

Thầy cô không chỉ dạy học sinh mặt chữ con số, mà còn dạy cả về đạo đức làm người. Nhưng ngay cả thầy cô còn không có tâm thì cái tâm của học sinh làm sao trong sáng và thanh khiết được?

Giáo viên giỏi là giáo viên cần phải có vốn sống nhiều, cư xử chuẩn mực đạo đức, lối sống và suy nghĩ không lấy lợi bản thân mà không nghĩ đến người khác. Từ đó, học sinh mới thành nhân, trở thành người có ích cho xã hội.

Với mong muốn của em, giáo viên giỏi còn phải yêu quý học sinh của mình, thân thiện, cởi mở, biết lắng nghe và cảm thông. Vì nhiều thầy cô vẫn còn nghiêm khắc, khó gần mà học sinh cũng đâm ra chán học, mệt mỏi và áp lực. Học kết hợp với chơi, hay sự thoải mái từ thầy cô sẽ khiến học sinh thích thú và ham học hơn.

Không những thế, theo em biết, nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn hay những vấn đề về tâm sinh lý mà không được giúp đỡ, động viên, chia sẻ của thầy cô, dẫn đến bỏ học, lang thang ngoài đời.

Thầy cô là những người bố người mẹ thứ hai của học sinh chúng em, để chúng em học được những bài học quý giá và bổ ích về văn hóa lẫn đạo đức. Quả đó là sự kính phục, nể trọng và yêu quý của chúng em dành cho thầy cô.

Cũng như lời bác Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý của chủ nghĩa xã hội”, em mong nước Việt Nam ta sẽ có thêm nhiều giáo viên giỏi, cũng như của ngành giáo dục nước ta. Để lớp trẻ đi sau chúng em trở thành những con người có ích, làm rạng danh dân tộc Việt Nam.

23 tháng 1 2017

2.

Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là ko khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Chế Lan Viên có câu :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay như Nguyễn Duy đã viết :“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Mẹ hi sinh tất cả để giành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống con đc trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ miếng cơm, manh áo…sự vất vả, tận tụy ấy ko thể kể hết đc bằng lời. Vậy mà trong xã hội hiện nay, một số người con ko hiểu đc điều ấy, đối xử tệ bạc với cha mẹ, bất hiếu, làm những điều mà ko ai có thể ngờ tới, vấn đề đang được xã hội lên án gay gắt. Những con người đó liệu có còn lương tâm hay ko khi họ đối xử như vậy với chính ruột thịt của mình. Đâu có khác nào tự lấy dao cứa vào da thịt mình ?

Mẹ là thân cò lặn lội qua bao sóng gió, khó khăn để cho kon khôn lớn nên người. Cho dù con có khôn lớn nhường nào, thay đổi ra sao thỳ con vẫn là con của mẹ, con là do mẹ sjnh ra, suốt cuộc đời mẹ sẽ luôn ở bên con,

Con có “đi trọn cả kiếp người” , niếm trải bao cay đắng, ngọt bùi thì “cũng không đi hết được những lời ru của mẹ”. lời ru của mẹ là những giai điệu êm dịu, trìu mến, đẹp đẽ nhất của đời người. Niềm mong ước, sự yêu thương của mẹ đều được gửi gắn vào những lời ru thiết tha ấy.

Mẹ theo từng bước chân ta từ khi còn bé cho tới lúc trưởng thành. Mẹ nuôi nấng, chăm bẵm ta từ khi ta mới chạp chững những bước đầu tiên cho đến khi ta bước những bước đy vững chắc trên con đường đời. Mẹ yêu con hơn cả bản thân mình, sẵn sàng hy sinh tất cả cho con được hạnh phúc . Mẹ như biển cả ôm lấy những ngọn sóng bé bỏng là con. Công ơn của mẹ không gì có thể sánh bằng.

Hãy để ý những đứa trẻ bé bỏng còn phụ thuộc nhiều vào mẹ ta sẽ thấy đi đâu chúng cũng chỉ theo mẹ, sợ hãi hay vui mừng chúng cũng chỉ gọi mẹ, đối với chúng mẹ là tất cả. “Mẹ ơi” hai từ thiết tha ấy luôn được chúng thốt lên mỗi khj vui hay buồn. Như R.Ta-go đã viết “ Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai biết mẹ con ta ở chốn nào”. Tình mẹ thiêng liêng và bất diệt như vậy đó, mẹ chính là bến bờ vô tận luôn mở rộng lòng để con sà vào đó.

Mẹ và con có một sự liên kết mật thiết, luôn có một sợi dây vô hình nối chặt con với mẹ từ khj con được sinh ra, và sợi dây vô tình ấy chính là tình yêu thương mẹ giành cho con sẽ bên con đến suốt cuộc đời.

Con người chúng ta ai cũng đều có rất nhiều thứ tình cảm đẹp như tình bạn, tình đồng đội, đồng chí… nhưng ko có thứ tình cảm nào có thể vượt qua đc sự thiêng liêng và ấm áp của tình mẫu tử, một thứ tình cảm bất diệt. Bỏi con người ta có thể gạt bỏ những tình cảm kja bởi một lý do nào đó nhưng đối với tình mẫu tử thỳ cho zù có bất cứ lý do j` đy chăng nữa, người con cũng ko thể gạt bỏ đc. Làm sao có thể gạt bỏ một thứ tình cảm gắn chặt với cuộc đời ta kể từ khj ta bắt đầu làm quen với cuộc đời. Hãy cảm ơn vì điều đó, cảm ơn mẹ đã sinh ra ta, cho ta đc niếm trải hương vị của cuộc đời.

Phật tổ có câu: “ Nếu ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để vương buồn lên mắt mẹ nghe không !”
Những ai còn mẹ, còn đc ở bên mẹ, còn đc mẹ yêu thương che trở thỳ hãy hiếu thảo với mẹ, đừng để mẹ phải buồn long, hãy làm sao cho xứng với những j` mẹ đã làm cho ta.
Các nhà văn giành hết tình cảm của mình vào các tác phẩm để tặng mẹ , còn với mỗi chúng ta thỳ long hiếu thảo luôn là những tác phẩm đẹp đẽ, quý giá và sâu sắc nhất mà chúng ta có thể tạo ra để tặng cho mẹ của mình.
Tình mẫu tử ấp áp, đẹp đẽ, thiêng liêng và bất diệt sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Hãy luôn gìn giữ nó bởi nó chính là nguồn động lực lớn nhất giúp ta vượt qua những khó khăn, sóng gió của cuộc đời.
Bay từ cửa phủ, bay về đồng đăng.

Câu ca dao khá quen thuộc với người Việt Nam. hình ảnh con cò cũng được mươn để ví cho hình ảnh những người phụ nữ. Đặc biệt là hình ảnh người mẹ, tình mẹ. cũng có lẽ vì thế mà năm 1962, nhà thơ trữ tình Chế Lan Viênđã sử dụng hình ảnh cánh có trong những câu ca dao để ca ngợi tình mẹ thiêng liêng, cao cả qua bài thơ "Con cò"- một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông.
con còn bế trên tay
........
sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.
những dòng thơ thật nhẹ nhàng, êm ái, thấm đẫm tình thương của mẹ. khi con còn nằm trong vòng tay của mẹ, con nào biết đến "con cò", "con vạc", con nào biết đến "những cành mềm mẹ hát" nhưng mẹ đã mang cánh cò đến với con trong những lời ru ấm êm của mẹ. ở các câu bốn và câu tám chữ, điệp ngữ "con cò" được nhắc đi nhắc lại như là lời ru ngân nga, dịu dàng, như là lời mẹ muốn kể cho con nghe về hình ảnh con cò bằng chất giọng mượt mà, êm ái.hình ảnh con cò đã được chế lan viên sử dụng làm hình tượng bao trùm lên toàn bài thơ mà đâu đó thấp thoáng có hình ảnh của mẹ, có hình ảnh của một người một đời tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. hình ảnh con cò "ăn đêm", cò "xa tổ", cò "sợ gặp cành mềm", cò "sợ xáo măng" gợi lên cho ta biết bao hình ảnh. hình ảnh cò lẻ loi một mình kiếm ăn trong đêm tối nhưng phải chăng đó cũng lả hình ảnh của mẹ, của người phụ nữ một đời vất vả với cuộc sống miêu sinh đầy khó khăn, gian khổ. thế nhưng mẹ vẫn luôn muốn hát cho con nghe về tình yêu quê hương, đất nước và rồi con sẽ hiểu được tình yêu mà mẹ dành cho con bao la, vô tận đến nhường nào. mẹ luôn muốn con yên tâm chìm vào giấc ngủ, mẹ muốn con hãy ngủ ngon để luôn nhìn thấy cánh cò bay lượn không biết mỏi vì đã có mẹ mãi ở bên vỗ về, che chở: "Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân".
mẹ luôn mong con được hưởng trọn tình yêu thương của tuổi ấu thơ. trong lời ru của mẹ không chỉ mang đến cho con những cánh cò mà nó còn mang đến cho con hơi xuân ấm áp, dòng sữa trắng trong ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng. Và mẹ lại vỗ về và chắp cánh cho những ước mơ của con trong câu hát ru ấy và trong cả những suy nghĩ của con.
ngủ yên! ngủ yên! ngủ yên
cho cò trắng đến làm quen
…….
cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.
mẹ nâng niu con trong từng câu hát và cũng là ấp iu nâng giấc con thơ. Một sự nhân hoá ở cánh cò để diễn tả cho sự chăm chút, ân cần của mẹ đối với con. Con và cò là bạn và cũng là con của mẹ, sẽ cùng nhau sánh bước trên đường đời tương lai.
Mai khôn lớn con theo cò đi học…
Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.
mẹ là người cho con sự sống, nuôi con lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ” - và cánh cò ở đây lại là khát vọng sáng tạo, ý chí vươn lên. Cánh cò trong những lời ru lại mang những suy nghĩ triết lý sâu sắc. con sẽ lớn lên và đi trên con đường của chính mình. Con sẽ không ở bên mẹ nữa nhưng con biết có 1 chân lý cuộc đời không bao giờ thay đổi:
dù ở gần con
dù ở xa con
…….
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

ôi! tình mẹ bao la biết mấy. cho dù khi con còn tấm bé cho đến lúc trưởng thành, mẹ vẫn luôn dõi theo những bước đi của con trên đường đời. mỗi lần con vấp ngã, mẹ sẽ luôn ở bên con, sẽ là động lực để con đứng dậy và tiếp tục bước đi trên chính đôi chân của mình.
nhưng dù con có khôn lớn, con có đi hết trăm núi, ngàn khe nhưng có bao giờ con hiểu hết lòng của mẹ:
con đi trăm núi ngàn khe
chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
trước tình mẹ bao la vô tận đến thế, ta đã cảm động biết bao. nhưng bất chợt lại cảm thấy hối hận biết bao. hối hận vì những lần đã hiểu lầm mẹ. thật ra, trong mỗi chúng ta cũng đã không ít lần hiểu lầm mẹ. vậy mà mẹ luôn vì con. vì con mà mẹ phải chịu đựng tất cả. vì con mà đã nhiều đêm mẹ khóc thầm không ngủ. nhưng chúng ta ai nào có biết tâm trạng mẹ lúc ấy, ai nào có biết mẹ đã khóc nhiều như thế. lại một lần nữa ta đã hiểu được sự chịu đựng của mẹ như thế nào.
rồi có những ngày con đau ốm, mẹ luôn túc trực suốt đêm không chợp mắt. mẹ lại khóc, mẹ khóc vì thương cho đứa con bé bỏng, tội nghiệp. mẹ luôn mong người bị ốm hôm nay không phải là con mà chính là mẹ. mẹ luôn muốn nhận những gì đau khổ và vất vả nhất về mình vì con. thế nhưng, ai đã biết, ai đã hiểu cho tình thương của mẹ.
không chỉ có thế, mẹ luôn là người có tấm lòng bao dung và độ lượng nhất. mẹ luôn tha thứ cho những lỗi lầm của con để mong con có thể vững bước trên đường đời. tất cả, tất cả những gì mẹ mang đến cho con đều là những tình thương sâu thẳm tận đấy lòng của mẹ.
Cho dù con đã trưởng thành, đã từng nếm trải nhiều lẽ của cuộc đời thì bao giờ con cũng là con của mẹ và mẹ luôn mong muốn che chở, bao dung con như khi con còn thơ bé. một triết lý của cuộc sống nhưng sao vẫn rất nhẹ nhàng.
À ơi!
một con cò thôi
…….
đến hát
quanh nôi.
Hai tiếng “à ơi” quen thuộc trong những lời ru được cất lên thật mượt mà. chỉ là một con cò trong lời mẹ hát thôi thế nhưng có biết bao điều vừa gần gũi vừa sâu xa. Khi cất lên những lời hát ru, là lúc mẹ gửi gắm trong cánh cò cả cuộc đời mẹ, có những cay đắng lẫn ngọt bùi. mặc dù CLV không nhắc đến những nếm trải của cuộc đời mẹ song những câu thơ của ông cho ta hiểu thêm rằng trong cánh cò kia chất chứa những nỗi nông sâu của cuộc đời mẹ.
lời ru là một khúc hát yêu thương mà mẹ dành cho con. m ẹ đã hoá thân thành cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ sự hi sinh, gian khổ để những lời yêu thương càng thêm sâu sắc. và hình ảnh cò đã dần đi vào tầm thức của tuổi thơ con, nó sẽ theo con suốt cuộc đời bởi vì đâu đó trong hình ảnh cánh cò kia đó là hình ảnh của người mẹ con kính yêu

thế đấy, tình mẹ thật thiêng liêng, cao đẹp. hình ảnh mẹ luôn đẹp nhất và rực rỡ trong lòng chúng con.
hình ảnh những con cò thật giản dị nhưng nhờ sự khéo léo của mình, chế lan viên đã mượn hình ảnh ấy ví cho hình tượng của người mẹ, người phụ nữ việt nam - một hình tượng bất tử.

30 tháng 8 2018

câu thơ có y nghĩa dù có lớn mấy mẹ vẫn luôn yêu thương,che chở cho con,vẫn luôn dõi nhìn theo con

13 tháng 12 2021

   Từ xưa đến nay, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh người mẹ - người đã mang nặng đẻ đau, chịu bao gian lao vất vả để nuôi ta khôn lớn là chúng ta lại nhớ đến một tình cảm bao la, chân thành và ấm áp. Dù chúng ta có ở đâu đi chăng nữa thì đôi mắt mẹ vẫn dõi theo ta, vẫn cùng ta bước đi trên con đường trưởng thành. Đó là tình mẫu tử - tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên cõi đời này. Hồi còn thơ bé, mỗi lần vấp ngã, ta đều cất tiếng gọi mẹ để được mẹ ôm vào lòng và vỗ về, an ủi. Vòng tây của mẹ luôn dang rộng để chào đón chúng ta, nó ôm gọn cả những nỗi đau không thể nào xoa dịu. Cứ nhớ đến người phụ nữ tần tảo và hiền dịu ấy, nước mắt tôi lại trào ra, như một sự cảm thông dành cho người mẹ đã nuôi lớn tôi từng ngày. Chỉ qua hai câu thơ ngắn ngủi, nhà thơ Chế Lan Viên đã gửi đến người đọc mộ thông điệp giàu cảm xúc: Đừng bao giờ biến mình thành một người con bất hiếu, đừng bao giờ quên ơn nghĩa của người mẹ mà ta luôn kính trọng.

3 tháng 10 2016

Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết :

 

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” 

 

 

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.


Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật chữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng ,mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

 

Vâng, từ xưa đến nay Trong đời sống của mỗi con người có vô vàn mối quan hệ tình cảm hết sức tinh tế, phức tạp và phong phú, nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê hương đất nước, thì tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất và vĩnh cửu nhất, có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và sâu nặng nhất có lẽ, bao giờ cũng là tình mẫu tử … Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào" … 

Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau

 

Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ Mẹ hi sinh tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống con đc trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ miếng cơm, manh áo…sự vất vả, tận tụy ấy ko thể kể hết đc bằng lời.

3 tháng 10 2016

Mẹ luôn quan tâm đến con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang quý báu giúp con vào đời. Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Có một nhà văn đã nói: “Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi...Nhưng khi đứng trước mẹ con thấy miình nhỏ bé làm sao”.

Đúng vây, dù sau này ta có vị trí trong xã hội hay...gì gì đó đi chăng nữa, thì khi đứng trước mẹ, con vẫn chỉ là đứa trẻ tội nghiệp, yếu ớt cần sự chở che , đùm bọc. Cuộc sống của con sẽ ra sao nếu không có mẹ Chẳng thể nào nói hết được tình mẹ đối với con cái. Chỉ biết rằng mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó.Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, thì vai trò của người mẹ càng được khẳng định. Người mẹ không chỉ chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, với những đứa con tuỏi mới lớn mẹ còn là người bạn , người chị luôn quan tâm, chia xẻ những tâm tư nhiều khi phức tạp của con.Chính điều đó mẹ trở nên gần gũi con hơn bao giờ hết...

 

Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có mẹ. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó... 

Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?".Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ!!!Hãy luôn là những đứa con ngoan, tu dưỡng đạo đức, học thật giỏi để đền đáp những công lao, những tình cảm mà mẹ đã dành cho chúng ta.

Hiện nay, trong xã hội không hiếm những kẻ bất hiếu, làm cho mẹ pải khóc không thiếu những kẻ sống lạnh nhạt, Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án cần cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta. Câu chuyện "Hoa hồng tặng mẹ" có giá trị hơn nhiều lần những bài luân lí nói về lòng nhân hậu, tình người, tình mẫu tử. Sức mạnh của văn chương nghệ thuật thật cực kì sâu xa Mẹ không thể sống đời với chúng ta vì thế hãy quan tâm mẹ hơn khi còn ở bên cạnh bạn.

 

Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“…Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thi` cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi ! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.

9 tháng 2 2019

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ. đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
câu thơ phải nói đã đi vào lòng của bao con người, lặng đi và sống lại mỗi giây phút nghĩ mình vẫn là một đứa con thơ dù đã trưởng thành. câu thơ đậm chất nhạc, gợi nhắc một tình mẫu tử bao la. và đối với tôi đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tình Mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng
cho tôi trong suốt cuộc đời này. Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình Mẫu tử, dẫu bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng. Và vì thiêng liêng nên nó là bất diệt, vĩnh cửu, là sợi dây vô hình bền chặt không gì thay đổi nổi kể cả thời gian và khoảng cách của không gian như con dẫu lớn nhưng lòng mẹ mãi theo con.
Tình mẫu tử là sợi dây vô hình mà chúng ta không thể cầm nắm, giữ lại hay vứt bỏ... Nó chỉ đọng lại bởi ý nghĩa, bởi cảm nhận và bao la thứ bởi khác. Tôi không khẳng định chính xác được tình mẫu tử là gì. Nhưng trong tôi, nó như sự hy sinh thầm lặng của mẹ từng ngày, như bao gánh nặng đè lên vai mẹ và như tình yêu thương mênh mông mà mẹ dành cho tôi. Và tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về tình mẫu tử, bởi nó là đề tài được chú ý nhất hay nói cách khác là một đề tài hot trong tim tôi.
Mẹ! Đó là tiếng gọi thiêng liêng nhất trong tâm khảm của mỗi con người. Và tiếng gọi ấy như tuyệt vời hơn khi ta lồng ghép vào chữ " yêu thương". Mẹ là người sinh ra và nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Có thể nói, k một ai hiểu con như mẹ. Mẹ dõi theo bước ta từng ngày, dạy ta từ lời ăn tiếng nói đến cách hành xử, xử sự. Mẹ yêu ta bằng một ty vĩnh cửu, nâng niu và bảo vệ ta trước mọi hiểm nguy xung quanh. Mẹ là thế, luôn cho đi mà không đòi hỏi nhận lại thứ gì cao sang, chỉ muốn con khôn lớn trưởng thành. Bởi vậy, tôi yêu mẹ hơn yêu chính bản thân mình.
Con người ta dù lớn bao nhiêu vẫn cảm thấy mình thật nhỏ bé khi được trong vòng tay mẹ. Và có lớn thế nào người ta vẫn không rủ bỏ được một sự thật ngọt ngào: " Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Mẹ sinh ra ta. Bởi vậy, đi đâu, con vẫn là con mẹ, và mẹ vẫn mong, yêu thương con đến từng phút giây. Mẹ ngày ngày hướng lòng mình về phía con đi, ngóng chờ ở con đường quen thuộc nơi con từ giã mẹ, và đêm đêm mẹ nhớ con mà khóc một mình trong im lặng, chìm đắm giữa tình mẫu tử thiêng liêng. Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ
bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được
mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không? Chắc có nếu bạn biết yêu mẹ thực sự, phải không?
Tôi, tôi luôn sẵn sàng chia sẻ với bạn về tình mẫu tử của chính bản thân mình. Vì tôi tự hào về nó, tự hào về mẹ_ một người giáo viên mà trong tim tôi thì " giỏi việc trường và quá đảm việc nhà". Tôi ca ngợi mẹ và tôi thấy dịu lòng vì sự ca ngợi ấy....
Dù bạn là ai, nhìn mẹ như thế nào thì cũng hãy nhớ yêu thương và kính trọng mẹ. Để khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình Mẫu tử bị đứt đoạn sẽ mãi nguyên tươi. Nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.
Tôi viết những dòng này, thực ra không phải viết mà là tâm sự, tâm sự cùng nỗi lòng một người mẹ. Và tôi hiểu hơn hết câu thơ" con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Nó sẽ thành nốt nhạc nhẹ mỗi khi tôi nhớ, nghĩ về mẹ. Và tôi hy vọng bạn trân trọng tình mẫu tử. Để một đêm chợt hình ảnh mẹ ùa về, lắng đọng trong kí ức, bạn sẽ không ân hận và đủ tự tin để mỉm cười thật tươi.
Yêu và trân trọng tình mẫu tử biết mấy!!!

9 tháng 2 2019

Tham khảo:

Trong mỗi chúng ta người quan trọng nhất trong cuộc đời đó là Mẹ, mẹ đã vất vả sinh ra ta, cho ta uống những giọt sữa mát lành, ngọt ngào, và nuôi ta trưởng thành lớn khôn, dù ta có lớn đến đâu thì trong mắt mẹ ta mãi là người con bé bỏng, mẹ vẫn luôn dõi theo và lo lắng quan tâm tới ta, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

”Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Câu thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc nhất trong bài thơ ” Con cò” của Chế Lan Viên, tác giả khẳng định tình mẹ là bao la và bất diệt. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều.

Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .

Với những công lao to lớn như vậy mỗi chúng ta cần làm gì để đáp đền công ơn của mẹ? cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập chăm ngoan để mẹ vui lòng luôn vâng lời, chăm chỉ giúp mẹ những công việc phù hợp với sức lao động của mình, đặc biệt phấn đấu học giỏi, động viên mẹ bằng những điểm 10.

Khi lớn lên công thành danh toại cũng là lúc mẹ chúng ta đứng tuổi thì chúng ta cần biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chu đáo. Khi ta biết công lao của mẹ và biết trân trọng mẹ cũng có nghĩa là ta đang trân trọng tình cảm trong gia đình, tình cha con, tình cảm ông bà, tình cảm anh chị em…. Đây là những thứ tình cảm bền vững trong đời sống, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh nhiều người biết đề cao trân trọng mẹ của mình thì còn có những người con cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng, rồi có những người con khi mẹ về già không lo phụng dưỡng mà chỉ biết kể công ” cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể – con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Bên cạnh những người mẹ yêu thương con cái thì cũng có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ đứa con của mình đó là hành vi xấu đáng nên án.

Tóm lại câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng, mẹ là người rất quan trọng với tất cả chúng ta, chúng ta hãy biết quan tâm, chăm sóc và luôn làm cho mẹ vui, chúng ta còn đang là những học sinh thì hãy chăm chỉ học tập thật tốt, về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc trong khả năng của mình.

21 tháng 2 2017

1)

MONG ƯỚC GỬI THẦY CÔ imgp8540_752_x_500_500

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11, vào hồi 7h 30 phút, ngày 19 tháng 11 năm 2011, tại trường trung học phổ thông Nga Sơn, thầy và trò nhà trường đã tiến hành buổi lễ kỉ niệm mang tên“Mong ước gửi thầy cô”.

Tới dự buổi lễ trang trọng và nhiều ý nghĩa này, có sự tham dự của Ban giám hiệu trường THPT Nga Sơn, đại diện của huyện ủy Nga Sơn, hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.

Mở đầu buổi lễ, các em học sinh đã dành tặng thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm như một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tiếp theo, đại diện hội cha mẹ học sinh đã lên chúc mừng các thầy cô với lời phát biểu khá bao quát và ấn tượng: “Nếu con cái là hy vọng của cha mẹ thì thầy cô chính là niềm tin của phụ huynh” .

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, trước đó thầy và trò trường THPT Nga Sơn đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như: thi đua dạy tốt học tốt và đặc biệt là hưởng ứng cuộc thi sáng tác văn học mang đậm giá trị nhân văn tiến bộ, gợi nhiều suy nghĩ qua “mong ước gửi thầy cô” của các em học sinh. Trong buổi lễ, thầy và trò không chỉ ôn lại lịch sử của ngày hiến chương nhà giáo mà nhiều thành tích học tập cũng như kết quả cuộc thi sáng tác văn học cũng được khẳng định, đánh giá cao. Đây được coi như những món quà vô giá, là lời tri ân sâu sắc học sinh gửi tặng thầy cô giáo của mình. Tuy bài thơ, câu văn của các em đôi chỗ còn những vụng về, sai sót nhưng vượt lên tất cả những hạn chế ấy là tình cảm, mong ước rất chân thành, trong sáng, đáng quí của các em. Đúng như một học sinh đã chia sẻ: “ Thầy cô không chỉ mang lại kiến thức, sự hiểu biết, mà quan trọng hơn thầy cô đã dạy chúng em cách làm người”. Bởi vậy các em cũng rất mong khi chấm bài “thầy cô không chỉ chấm điểm về kiến thức mà xin thầy cô hãy chấm điểm cho ý chí, cho cố gắng, cho sự tiến bộ dù rất nhỏ của chúng em”. Kết quả cuộc thi được thể hiện qua con số các giải thưởng: ba giải khuyến khích, hai giải ba, một giải nhì và một giải nhất.

Xen kẽ trong chương trình kỉ niệm là những tiết mục văn nghệ mang lời ca tiếng hát, điệu múa, mang tấm lòng của biết bao thế hệ học trò dâng tặng cho thầy cô kính yêu như: Những điều thầy chưa kể, Thứ ba học trò, Em chọn lối này, Tri ân người thầy… Không những thế, hội cha mẹ học sinh cũng dành một tiết mục hát múa đặc sắc, góp phần làm cho không khí buổi lễ thêm tưng bừng, mang màu sắc riêng của trường THPT Nga Sơn, mặt khác còn cho thấy sự quan tâm đúng mức của các bậc cha mẹ đối với con em mình.

Thay mặt huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn, đồng chí đại biểu đại diện cũng dành tặng thầy cô lẵng hoa chúc mừng và gửi gắm niềm tin lớn đối với thầy và trò nhà trường, hi vọng nhà trường sẽ có những bước phát triển mới vững mạnh hơn.

Cuối cùng, cô giáo Nguyễn Thị Mai, phó hiệu trưởng nhà trường- một người có rất nhiều ý tưởng độc đáo, mới mẻ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đã khẳng định quyết tâm của những người cùng chung trên một chuyến đò: thầy cô sẽ đưa học trò qua sông, cập bến an toàn bằng ngọn lửa yêu nghề, yêu người, bằng tâm huyết, ý thức tự học, tự nghiên cứu, bằng niềm tin, khát vọng để cho những cánh chim sẽ bay cao, bay xa, bay ra biển lớn của tri thức, của tình yêu con người. Buổi lễ kết thúc trong dư âm của niềm vui, trong tình nghĩa của thầy trò, trong hương sắc của những bông hoa đất trời và những bông hoa điểm mười…

2)

Trong mỗi chúng ta người quan trọng nhất trong cuộc đời đó là Mẹ, mẹ đã vất vả sinh ra ta, cho ta uống những giọt sữa mát lành, ngọt ngào, và nuôi ta trưởng thành lớn khôn, dù ta có lớn đến đâu thì trong mắt mẹ ta mãi là người con bé bỏng, mẹ vẫn luôn dõi theo và lo lắng quan tâm tới ta, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

” Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

tình mẹ

Câu thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc nhất trong bài thơ ” Con cò” của Chế Lan Viên, tác giả khẳng định tình mẹ là bao la và bất diệt. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều.

Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .

Với những công lao to lớn như vậy mỗi chúng ta cần làm gì để đáp đền công ơn của mẹ? cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập chăm ngoan để mẹ vui lòng luôn vâng lời, chăm chỉ giúp mẹ những công việc phù hợp với sức lao động của mình, đặc biệt phấn đấu học giỏi, động viên mẹ bằng những điểm 10.

Khi lớn lên công thành danh toại cũng là lúc mẹ chúng ta đứng tuổi thì chúng ta cần biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chu đáo. Khi ta biết công lao của mẹ và biết trân trọng mẹ cũng có nghĩa là ta đang trân trọng tình cảm trong gia đình, tình cha con, tình cảm ông bà, tình cảm anh chị em…. Đây là những thứ tình cảm bền vững trong đời sống, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh nhiều người biết đề cao trân trọng mẹ của mình thì còn có những người con cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng, rồi có những người con khi mẹ về già không lo phụng dưỡng mà chỉ biết kể công ” cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể – con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Bên cạnh những người mẹ yêu thương con cái thì cũng có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ đứa con của mình đó là hành vi xấu đáng nên án.

Tóm lại câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng,mẹ là người rất quan trọng với tất cả chúng ta, chúng ta hãy biết quan tâm, chăm sóc và luôn làm cho mẹ vui, chúng ta còn đang là những học sinh thì hãy chăm chỉ học tập thật tốt, về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc trong khả năng của mình.

3)

Đức hy sinh là một đức tính rất tốt, cần được phát huy. Đức hy sinh có nghĩa là sự cống hiến quên mình vì một sự nghiệp cao cả chung của đất nước, sẵn sàng xả thân vì người khác mà không màng đến lợi ích của mình, luôn đứng lên đấu tranh vì cái chung. Trong cuộc sống đã có rất nhiều sự hy sinh thầm lăng, các chiến sỹ hải đảo đang phải ở nơi biển đảo xa xôi, xa người thân để giữ chắc tay súng vì hòa bình của đất nước, những người mẹ hàng ngày tảo tần để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con ăn học, những người cha lao động miệt mài để làm tròn trách nhiệm là trụ cột gia đình. Tuy nhiên trong một số trường hợp hy sinh lại thành mù quáng. Ví dụ một người mẹ cứ hy sinh cả cuộc đời, tảo tần vì một người con hư hỏng, bất hiếu với cha mẹ, một người vợ hy sinh cả tuổi thanh xuân vì một người chồng không ra gì, cặp bồ, ruồng rẫy vợ con. Đức hy sinh là một đức tính cao quý, nhưng hãy hy sinh vì những thứ đáng được hy sinh.

4)

+ Biểu đạt tình cảm, tư tưởng, cảm xúc.

+ Sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.

+ Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

Bài văn trên được viết theo

- Thể loại trữ tình. Nó có thể là:

+ Thơ trữ tình.

+ Ca dao trữ tình.

+ Tùy bút.

- Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là:

+ Tình cảm đẹp.

+ Gợi tình yêu thương con người, thiên nhiên, yêu quê hường, Tổ quốc.

+ Ghét những thói tầm thường, độc ác, ghét kẻ thù...

- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.

Đọc Mùa xuân của tôi ta thấy tác giả nhiều lúc trực tiếp biểu lộ tình cảm.

“Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi. nó muốn cho người ta muốn phát điên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. ”

[...] “Đẹp quá đi mùa xuân ơi"

5) mình chưa hiểu đề nhé .

6) Link : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/83152.html

 Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con...
Đọc tiếp

 Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ 

Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được chở che con sẽ thấy cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng con sẽ không thể sống thanh thản Nếu con đã làm cho mẹ buồn phiền dù có hối hận có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ là vô ích mà thôi Lương Tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình en-ri-cô này Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng Cha Mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó

Câu1 . Hãy định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu2 . Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Câu3 đoạn trích trên có đảm bảo tính liên kết không ?Vì sao?

Câu4. Đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với cha mẹ

0
“... Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những...
Đọc tiếp

“... Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị
khổ hình. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó...”
(Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.10)
Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.

6

-Đoạn (1)(1) Nói về người con khi cãi lại người mẹ khiến mẹ buồn lòng

-> Trong hoàn cảnh thời gian (và không gian)

-Đoạn (2)(2) Nói về khi ngày khai trường của con đến và đó cũng là ngày lễ của toàn xã hội để nói về cái sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

->Hoàn cảnh : ngày khai trường của con  (đêm trước)

-Đoặn (3)(3) Nói về tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường 

-> Hoàn cảnh : Đêm hôm trước

Đoạn trích cho tháy người mẹ rất yêu thương các con , anh em iết đùm bọc nhau

-Đoạn (1) Nói về người con khi cãi lại người mẹ khiến mẹ buồn lòng

-> Trong hoàn cảnh thời gian (và không gian)

-Đoạn (2) Nói về khi ngày khai trường của con đến và đó cũng là ngày lễ của toàn xã hội để nói về cái sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

->Hoàn cảnh : ngày khai trường của con  (đêm trước)

-Đoạn (3) Nói về tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường 

-> Hoàn cảnh : Đêm hôm trước

Đoạn trích cho thấy người mẹ rất yêu thương các con , anh em đùm bọc nhau

7 tháng 12 2016

Câu 1:

-Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

-Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ

- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Câu 2:

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi).v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …Câu 3:Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên,bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người.Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!