K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

1) Bàng quan:

- làm ngơ, đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không dính líu gì đến mình

- đứng bên ngoài mà xem chứ không dự vào

 

Bàng quang:

- bọng đái

- bong bóng đái (cái bong bóng ở trong bụng người hay ở trong bụng các thú vật).

 

6 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nhiều nè!!! Cho mik hỏi câu 2 đâu ạ??? =))

13 tháng 11 2021

B đúng hoàn cảnh

 

13 tháng 11 2021

B vì hai từ này có nghĩa giống nhau đều là nói về cái chết của con người. Vì hi sinh là sử dụng kính ngữ-> thể hiện sự kính trọng với người đã khuất

23 tháng 5 2019

+ Giống: cùng chỉ cái chết

+ Khác: nghĩa của từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, nghĩa của từ bỏ mang có sắc thái mỉa mai, châm biếm

Hai từ này không thể thay thế cho nhau được.

16 tháng 1 2018

- Các từ dùng sai: hào quang (danh từ, không thể đóng vai trò như một tính từ)

     + Ăn mặc (động từ, không dùng như danh từ)

     + Thảm hại (tính từ, không thể sử dụng như danh từ

     + Giả tạo phồn vinh (sai về trật tự kết hợp)

- Chữa thành:

     + Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào nhoáng.

     + Cách ăn mặc của chị thật giản dị.

     + Bọn giặc chết thảm hại… bỏ mạng.

     + Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là phồn vinh giả tạo.

13 tháng 11 2019

giống : đều chỉ cái chết 

khác : 

Hi sinh : chết một cách anh dũng

bỏ mạng:Bỏ mạng : chết một cách vô nghĩa

Câu 1: 

* Giống nhau: về nghĩa: đều chỉ trạng thái ngừng hoạt động của sự vật: chết

* Khác nhau: về sắc thái ý nghĩa

- Từ bỏ mạng: mang sắc thái mỉa mai, châm biếm, khinh bỉ, coi thường

- Từ hi sinh: mang sắc thái tôn kính, kính trọng

Câu 2:

-Từ đồng âm là từ đá

 - Từ đá trong con ngựa đá(1):  là 1 động từ chỉ hành động: đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa

- Từ đá trong con ngựa đá (2) : là 1 danh từ chỉ 1 loại chất rắn

Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảma) Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)?– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(đàn bà).– Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn).–...
Đọc tiếp

Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a) Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)?

– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(đàn bà).

– Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn).

– Bác sĩ đang khám tử thi (xác chết).

b) Các từ Hán Việt (in đậm) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn trích dưới đây?

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạthần chỉ xin một chiết dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

(Theo Chuyện hay sử cũ)

1
8 tháng 2 2018

Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a, Các từ phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ thể hiện sự trang trọng, tôn kính, tao nhã

Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ, thô tục

b, Các từ Hán Việt như: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.