K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2021

chia câu hỏi ra đi @đường tam

30 tháng 5 2021

1/ Hà Nam từ thế kỉ x đến hết  thế kỉ XIX  thuộc trấn nào? 

2/ Huyện Thanh Liêm thuộc Phủ nào3/ xã em thuộc huyện nào?

4/ Hà Nam đã đóng góp cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ x đến  đầu thế kỉ xx.

5/ Kể tên các danh nhân của Hà Nam. Trong số các danh nhân đó em thích nhất danh nhân nào? Tại sao.

Giúp mình với

1 tháng 6 2021

1) Trấn Sơn Nam (Sơn Nam Thượng)

2) Phủ Lý Nhân

3) Xã bạn là gì mình ko biết, nhưng mình thấy bạn học trường Đinh Công Tráng, nên là huyện Thanh Liêm.

4) Đóng góp không ít đâu, VD: phong trào Tây Sơn, cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ,...

5) Các danh nhân: Lê Hoàn, Lương Khánh Thiện, Đinh Công Tráng, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Trần Bình Trọng, Trần Khát Chân,...

http://tuhn.vn/566/-danh-nhan-ha-nam.html (xem ở link này)

1 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

undefined

Câu 2:

undefined

1. Em hiểu gì về đặc điểm và tác dụng của chính sách “Ngụ binh ư nông”.2.Trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV nhân dân Đại Việt đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm nào? Kết quả của những cuộc kháng chiến ra sao?3.Chỉ ra nuyên nhân thắng lợi / thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của thế kỉ X đến thế kỉ XV.4.Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa...
Đọc tiếp

1. Em hiểu gì về đặc điểm và tác dụng của chính sách “Ngụ binh ư nông”.

2.Trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV nhân dân Đại Việt đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm nào? Kết quả của những cuộc kháng chiến ra sao?

3.Chỉ ra nuyên nhân thắng lợi / thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của thế kỉ X đến thế kỉ XV.

4.Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý?

5.Những yếu tố cơ bản nào tạo nên thắng lợi của nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

6.Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt dưới thời Lý?

7.Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

8.Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?

9.Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.

0
20 tháng 5 2021

+Nguyên nhân thắng lợi.

+Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn thời Trần với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.

+Sự đoàn kết của nhân dân

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước ,tinh thần quyết chiến đánh giặc đã tham gia ,giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi sự khó khăn

+Biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù 

các vị danh nhân văn hóa xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),....

em thích vị danh y Hải Thượng Lãn Ông nhất vì ông là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu nhập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển)

8 tháng 6 2021

cảm ơn bạn :3

12 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Bảng thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:

Triều đại

Thời gian tồn tại

Người sáng lập

Tên nước

Kinh đô

1. Ngô

939 - 965

Ngô Quyền

Chưa đặt

Cổ Loa

2. Đinh

968 - 980

Đinh Bộ Lĩnh

Đại Cồ Việt

Hoa Lư

3. Tiền Lê

980 - 1009

Lê Hoàn

Đại Cồ Việt

Hoa Lư

4. Lý

1009 - 1225

Lý Công Uẩn

Đại Việt

Thăng Long

5. Trần

1226 - 1400

Trần Cảnh

Đại Việt

Thăng Long

6. Hồ

1400 - 1407

Hồ Quý Ly

Đại Ngu

Thanh Hoá

7. Lê sơ

1428 - 1527

Lê Lợi

Đại Việt

Thăng Long

8. Mạc

1527 - 1592

Mạc Đăng Dung

Đại Việt

Thăng Long

9. Lê Trung Hưng

1533 - 1788

Lê Duy Ninh

Đại Việt

Thăng Long

10. Tây Sơn

1778 - 1802

Nguyễn Nhạc

Đại Việt

Phú Xuân (Huế)

11. Nguyễn

1802 - 1945

Nguyễn Ánh

Việt Nam

Phú Xuân (Huế)

-Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay.

19 tháng 1 2022

Tham khảo: 

 Do biết phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Thu phục được lòng dân, được nhân dân ủng hộ.

- Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

- Ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập của nhân dân Đại Việt.

19 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.