K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2018

Soạn bài: Con cò - Chế Lan Viên

Bố cục:

   - Đoạn I (từ đầu đến "con ngủ chẳng phân vân"): Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ khi con còn bé thơ.

   - Đoạn II (tiếp theo đến "và trong hơi mát câu văn"): Hình ảnh con cò gắn bó với con cả cuộc đời, từ khi bé thơ, đến khi tới trường và cả mai sau.

   - Đoạn III (đoạn còn lại): Dòng suy ngẫm, triết lý của nhà thơ về ý nghĩa lớn lao của tình mẹ thể hiện qua hình ảnh cánh cò và những lời hát ru.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Con cò trong ca dao là hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống cần cù, vất vả. Chế Lan Viên chỉ khai thác hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng của mẹ và những lời hát ru.

Câu 2: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời. Con cò trong lời hát trở thành con cò nâng đỡ, dìu dắt con; thành con cò đồng hành với con suốt đời trong một tình yêu thiêng liêng, cao cả.

Câu 3: Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng - Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng - Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

Câu 4:

Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Câu 5:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên đây không phải là bài hát ru theo kiểu hát, mà lời ru gợi ra những suy ngẫm, triết lý, nên không cuốn người đọc vào giai điệu đều đều, êm ái mà hướng tâm trí vào suy ngẫm, chiêm nghiệm. Điều đó làm cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1 (trang 48 SGK): Cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và đối chiếu với bài Con cò

   

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹCon cò

- Lời ru xuất hiện đan xen với những đoạn thơ khác trong tác phẩm.

- Lời ru thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Tình yêu này được chuyển hóa, đồng nhất với những tình cảm lớn lao, như tình đồng bào (mẹ thương bộ đội, mẹ thương làng đói), tình yêu quê hương đất nước (mẹ thương đất nước).

- Lời ru thể hiện ước mơ của người mẹ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do song song với nó là niềm tin vào cuộc kháng chiến của dân tộc sẽ toàn thắng.

- Lời ru xuất hiện ở Đoạn I của bài thơ.

- Lời ru là dáng hình của cội nguồn văn hóa dân gian (những lời ru truyền thống). Lời ru ấy còn nhằm khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần, vất vả để chăm lo cho con thơ. Những nỗi vất vả ấy mẹ âm thầm chịu đựng để con có được những giấc ngủ an lành, không phân vân.

- Lời ru mang tinh thần nhân văn, nâng đỡ những tâm hồn trẻ thơ.

Câu 2 (trang 49 SGK) :

    Đoạn thơ trên kết tinh những suy ngẫm, triết lý sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẹ được nhà thơ đặt trong tương quan so sánh với hình ảnh cò, cánh cò. "Cò sẽ tìm con", "cò mãi yêu con" cũng như tấm lòng bao la của mẹ dù con ở đâu, dù là lúc nào, dù con làm gì mẹ vẫn luôn ở cạnh bên và trao cho con tình cảm yêu thương không gì có thể thay thế được. Tình yêu của mẹ như cánh cò chở che cho con trước những khó khăn, giông bão của cuộc đời. Hai câu thơ cuối cùng là lời khái quát vừa sâu sắc, lại vừa chân thành của nhà thơ về triết lý của tình mẫu tử. Đối với mẹ, con lúc nào cũng bé nhỏ và cần được nâng đỡ, chở che. Cuộc sống dù có biến chuyển, đối thay như thế nào thì tình yêu thương của mẹ vẫn nồng ấm, đong đầy, chữa lành những vết thương lòng cho con, nâng bước con trên những chặng đường dài. Đoạn thơ với những phép lặp cấu trúc "dù ở", hình ảnh "cò" mang tính biểu tượng cao được lặp lại hai lần, cùng với những câu văn có dung lượng ngắn, nhịp thơ nhanh, đã góp phần thể hiện thành công, cảm động triết lý về tình mẫu tử của nhà thơ.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Học sinh, qua bài thơ phân tích được ý nghĩa hình tượng con cò, đồng thời liên tưởng, kết nối với các bài ca dao dân ca khác cũng có hình ảnh con cò.

    - Từ đó nhận ra được sức mạnh, vẻ đẹp bất diệt, thiêng liêng của tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.

4 tháng 2 2018

Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Con cò trong ca dao là hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống cần cù, vất vả. Chế Lan Viên chỉ khai thác hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng của mẹ và những lời hát ru.

Câu 2: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời. Con cò trong lời hát trở thành con cò nâng đỡ, dìu dắt con; thành con cò đồng hành với con suốt đời trong một tình yêu thiêng liêng, cao cả.

Câu 3: Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng - Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng - Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

Câu 4:

Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Câu 5:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên đây không phải là bài hát ru theo kiểu hát, mà lời ru gợi ra những suy ngẫm, triết lý, nên không cuốn người đọc vào giai điệu đều đều, êm ái mà hướng tâm trí vào suy ngẫm, chiêm nghiệm. Điều đó làm cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán và sáng tạo.

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tậpĐiêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

2. Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru.

3. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

4. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

5. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

- Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

6. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Dựa vào đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, có thể nhận diện:

1. Về thể thơ:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lý.

2. Về hình ảnh:

 

Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.

 

21 tháng 2 2016

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

– Không thầy đố mày làm nên.

– Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

* Diễn đạt bằng so sánh:

– Một mặt người bằng mười mặt của.

– Học thầy không tày học bạn.

– Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi”(người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành… Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

– Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

– Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8

 

20 tháng 2 2016

Trả lời câu hỏi

1. Đọc

2. Phân tích từng câu tục ngữ

- Câu 1 : đề cao giá trị của con người

- Câu 2 : Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người

- Câu 3 : Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp

- Câu 4 : Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa

- Câu 5 : Đề cao vị thế người thầy

- Câu 6 : Đề cao việc học bạn

- Câu 7 : Đề cao ứng xử nhân văn

- Câu 8 : Phải biết ơn với những người có công lao, giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả

- Câu 9 : Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết

3. Hau câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận và đánh giá vai trò của người thầy và xác định được việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết.

- Không thầy đố mày làm nê

- Học thầy không tày học bạn

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ này đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ  cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học và học tập những điều hay lẽ phải, từ kinh nghiệm của bạn bè thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của đặc điểm trong tục ngữ :

a) Diễn đạt bằng so sánh :

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, có tác dụng làm cho các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

Phép ẩn dụ có tác dụng làm mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa

Tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt  và hoàn cảnh giao tiếp

 

 

16 tháng 10 2017

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

   + Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

   + Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

   + Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

   + Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

   + Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

16 tháng 10 2017

http://loigiaihay.com/soan-bai-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-trang-96-sgk-van-6-c33a22870.html

17 tháng 10 2017

Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"

- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.

- Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:

    + Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới

    + Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp

    + Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân

    + Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng

    + Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

- Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.

Câu 2:

Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:

    + (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

    + (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;

    + (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;

    + (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;

Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)

Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:

    + (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;

    + (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;

    + (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;

    + (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;

    + (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".

- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:

    + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

    + Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.

Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".

a. Mở bài:

    + Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

    + Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài:

- Cảnh dọc đường đi:

    + Phong cảnh, những nét đặc biệt.

    + Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

- Đến nơi:

    + Hoạt động đầu tiên.

    + Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

- Kết thúc chuyên đi:

    + Chuẩn bị trở về.

    + Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

c. Kết bài:

    + Suy nghĩ về chuyến đi.

    + Mong ước.

17 tháng 10 2017

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cho biết các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

  • Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
  • Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
    • Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
    • Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
    • Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
    • Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
    • Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
  • Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,... Câu chuyện có sự phát triển và có những hồi kết và đó là bài học quý giá, có nguồn gốc câu chuyện, diễn biến câu chuyện, đỉnh điểm của câu chuyện và kết thúc câu chuyện.

2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã….Liệu thằng bé có rút được bài học này không?
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
Trả lời:
Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện:

  • Ngỗ bỏ học lêu lổng.
  • Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
  • Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
  • Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

3. Ghi nhớ

  • Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
  • Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...

(Tự thuật của một học sinh)

 Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện? 

Trả lời : 

  • Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
  • Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. Đồng thời giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”. Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.

Câu 2: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.

Trả lời :

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài:

  • Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? 
  • Giới thiệu lý do tại sao có chuyến đi chơi xa, chuyến đi đó gồm có những ai?

B. Thân bài:

  • Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (miền núi, vùng biển, nông thôn, thành thị).
  • Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè, thăm ông bà)
  • Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh, những điều khiến em ấn tượng về nơi đó)
  • Chuyến đi ấy đã giúp em rút ra được bài học gì?
  • Tâm trạng của em qua chuyến đi ấy?

C. Kết bài:

  • Chuyến đi kết thúc ra sao?
  • Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào trong tương lai?
18 tháng 10 2017

bn đợi mk lát nhé rồi mk soạn cho , bài này mk học rồi

18 tháng 10 2017

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu

trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

21 tháng 1 2017

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé Tà-ôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ, thống nhất tình yêu con với tình yêu cách mạng. Bài thơ Con cò gợi lại điệu hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ngợi ca tình mẹ.

14 tháng 9 2016
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
15 tháng 9 2016

muộn rồi bạn ạ minh làm xong lâu rồi

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.