K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

viết bằng tiếng anh hay tiếng việt

26 tháng 1 2018

my loving mother

I can not imagine how much I miss you! Every week, the seventh day is the mood I restless restless sitting. Out of the gate waiting for her mother waiting, not see again go to read the story. Just want to call: "Mi ơi! Mother back then! Open the gate for your mother! " At times like that, despite reading the story to the most reunited, most dramatic, I also stopped, but ran out the door open for her mother. For more than a month now, my mother stayed on that, not to you, I am sad to die! Does the mother learn too much? Do not be sad, mummy! Mother, I have to eat a lot to learn new health to hear her mother. For the past few weeks, my mother has given me money to go to school, and I saved ten in my bag. When mom comes home, she will cover mother to eat Hue beef noodle, food that my mother loved it. Finished, my mother with me!

26 tháng 1 2018

my loving mother

I can not imagine how much I miss you! Every week, the seventh day is the mood I restless restless sitting. Out of the gate waiting for her mother waiting, not see again go to read the story. Just want to call: "Mi ơi! Mother back then! Open the gate for your mother! " At times like that, despite reading the story to the most reunited, most dramatic, I also stopped, but ran out the door open for her mother. For more than a month now, my mother stayed on that, not to you, I am sad to die! Does the mother learn too much? Do not be sad, mummy! Mother, I have to eat a lot to learn new health to hear her mother. For the past few weeks, my mother has given me money to go to school, and I saved ten in my bag. When mom comes home, she will cover mother to eat Hue beef noodle, food that my mother loved it. Finished, my mother with me!

22 tháng 10 2017

Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
 

6 tháng 11 2017

Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do

10 tháng 10 2020

mik ko bik nx srry bn nha

15 tháng 12 2017

Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.

   An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.

Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.

Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.

 

Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.

Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ồng đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.

17 tháng 12 2023

ok lun

Làm cho con thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ cho con; bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con... là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp 1.

Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học.

Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm (phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp 1, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.

Hiện nay có hai quan điểm của các bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1. Thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về.

Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ (vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác...). Ở lớp 1, thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.

chun-bi-tam-ly-cho-tre-di-hoc-lop-1-the-nao

Chuyển từ môi trường mẫu giáo sang lớp 1, trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ.

Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con mình sẽ học giỏi ở lớp 1. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô mẫu giáo. Khi biết đọc, viết trước trẻ rất chủ quan trong học tập và rất dễ vi phạm nội quy của lớp học. Vì trẻ không hứng thú và muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết mình đã biết điều đó, dẫn đến mất tập trung trong giờ học.

Hơn nữa, khi các ngón tay trẻ chưa đạt đến độ cứng vững nhất định mà phải viết sớm thì khi vào lớp 1 trẻ rất sợ viết. Đó là chưa nói đến việc rất có thể trẻ sẽ cầm bút không đúng cách dẫn đến tình trạng lên học lớp 1 khó có thể sửa được nên trẻ sẽ viết chậm và xấu.

Vậy chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lớp 1 như thế nào là đúng?

1. Cần làm cho con thích đến trường, thích được đi học lớp 1

Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường... Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.

Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập của mình.

2. Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát 

Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.

Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?... Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.

3. Cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo hai yêu cầu. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu. Thứ hai, phải hiểu được nhũng người khác nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ.

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là từ lúc 3 tuổi là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên đọc truyện cho con, đặc biệt là truyện tranh có hình vẽ to, đẹp của Việt Nam, đọc cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ riêng của trẻ.

Trẻ 3-6 tuổi có hiện tượng “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật. Điều này rất cần thiết cho trẻ khi tri giác tranh ảnh để có vốn biểu tượng phong phú về cuộc sống, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen nhớ dần các chữ cái, chữ số... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác.

4. Cha mẹ cần giữ gìn và bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con

Đối với trẻ tiểu học, thầy cô giáo là thần tượng, là “mẫu” lý tưởng trực tiếp của trẻ. Thầy cô là người duy nhất đúng trên đời đối với trẻ. Vì vậy, khi trẻ đi học lớp 1, muốn tác động đến trẻ, phụ huynh nên thông qua thầy cô của con. Nên trao đổi với thầy cô để hiểu rõ hơn vì sao thầy cô lại có ứng xử như vậy với trẻ và phối hợp thống nhất cách tác động giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Ví dụ ở trường cô khen về nhà mẹ cũng khen, khi con mắc lỗi cô nhắc nhở thì về nhà mẹ cũng cần nhắc nhở con. Nếu có sự mâu thuẫn giữa việc giáo dục của gia đình và nhà trường, trẻ rất dễ hoang mang không biết theo ai. Bởi vậy, cha mẹ không nên chê thầy cô giáo trước mặt con trẻ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc thầy cô giáo cùng các vị phụ huynh rèn cặp con.

chun-bi-tam-ly-cho-tre-di-hoc-lop-1-the-nao-1

Cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi vào lớp 1.

5. Dạy con biết chơi hòa đồng với các bạn

Khi đi học, trẻ rất muốn được các bạn chơi cùng bởi trẻ tiểu học sống bằng tình cảm. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc nhở con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt.

6. Khích lệ mặt tích cực của trẻ

Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.

7. Chuẩn bị vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ

Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh rất cần thiết cho trẻ khi đi học. Bố mẹ cần giúp cho trẻ hiểu được các khái niệm: trên dưới, trong ngoài, trước sau, xa gần, cao thấp, phải trái, to nhỏ... cũng như công dụng của các đồ vật xung quanh: ghế để ngồi, không ngồi lên bàn học, sách để đọc, vở để viết... Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh càng phong phú thì khi đi học lớp 1 trẻ càng dễ dàng hiểu được lời cô thầy dạy. Muốn vậy, bố mẹ cần khơi dậy trí tò mò của trẻ và giải thích cặn kẽ khi trẻ thắc mắc về những điều chưa hiểu.

8. Tập cho trẻ chú ý trong một thời gian nhất định cũng như một số phẩm chất ý chí cần thiết khi trẻ đi học lớp 1

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích... để hoàn thành công việc được giao.

Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.

29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo: 

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn. 
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có.