K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2021

giúp tớ đi

 

30 tháng 5 2021

c

3 tháng 4 2021

Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.

Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.

4 tháng 4 2021

Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: “một ngày đàng”, tức là đi xa, đến một địa phương, một nơi khác so với nơi mình ở; “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lý mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi chốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.

Câu tục ngữ quả là một chân lý, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-di-son … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Bác, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, trở thành quốc gia độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.

Câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.

11 tháng 3 2023

Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:

- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi.

- Cậu biết tại sao không, Lan?

- Tại sao vậy?

- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?

- Tháng 5, nhưng mà sao?

- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bầu trời thật khó hiểu, chỗ thì âm u chỗ lại bừng sáng. Em ra sân ngắm trời, băn khoăn không biết thời tiết ra sao để sắp xếp các việc vào buổi chiều. Vừa lúc đó, bà em từ trong nhà đi ra, em hỏi bà: 

- Bà ơi, thời tiết khó hiểu quá!

- Sao cháu lại nói vậy?

- Nhìn lên bầu trời mà cháu không biết sẽ mưa hay nắng ạ. 

Bà cười hiền từ rồi nói: 

- Cháu hãy nhìn những chú chuồn chuồn nhé: 

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Em cảm ơn bà vì điều bổ ích và thú vị!

16 tháng 4 2022

Tham khảo:

-Trai mà chi, gái mà chi; sinh ra có ngãi có nghì thì hơn:

+ Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ.

+Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.

Học tốt

17 tháng 4 2022

khi bố mẹ hay cả hai đều khinh nam trọng nữ

đúng cho mik 1 tick nha

6 tháng 4 2018

dù gái hay trai chỉ 2 là phặc

:)))))))

6 tháng 4 2018

- Nghì trong câu “Trai mà chi, gái mà chi/ Con nào có nghĩa có nghì là hơn” được bachkhoatrithuc.vn giải thích: “Có con trai hay con gái không quan trọng, miễn là đứa con ấy biết ăn ở có hiếu, có nghĩa với cha mẹ”.

Cũng trong từ điển trực tuyến này, ở mục từ Bộ râu có đoạn: “Đàn ông không râu vô nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con (bất nghì: tức là bất nghĩa, không sống theo đạo lý, lẽ phải)”.

Từ điển tiếng Việt (tra trực tuyến tại informa.uni-leipzig.de) giải thích cụ thể hơn: (1) Nghì: chữ “nghĩa” được đọc chệch ra; (2) Nghì: (danh từ) Tình nghĩa thủy chung: Ăn ở có nhân có nghì; (3) Nghì trời mây: Ơn nghĩa cao cả như trời mây.

Như thế, “nghì” ban đầu là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau thành danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”. Với trường nghĩa này sẽ dễ dàng hiểu hai câu ca dao đang xét, nhất là câu Con nào có nghĩa có nghì là hơn (nếu nghì = nghĩa thì câu ca trùng lắp ý).

Về chữ “nghì” trong câu ca “Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không nhũ lấy gì nuôi con”, có người cho rằng “nghì” có nghĩa là nghị lực, suy diễn từ việc đàn ông ít hoặc không có râu là do thiếu nội tiết tố nam và thiếu nội tiết tố nam nên... không có nghị lực (!).

Cũng nói về đề tài này, tác giả bài “Phiếm luận về râu” đăng trên Khoa học & Đời sống - Sống vui sống khỏe số Xuân Mậu Tý (2008) có đoạn diễn giải như sau:

“Người phương Đông cũng cực kỳ coi trọng bộ râu. Bộ râu đàn ông đối sánh với bộ nhũ của đàn bà: Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.

Nghì là gì? Theo từ điển, nghì tức là nghĩa, tình nghĩa. Bất nghì tức là bất nghĩa, sống bội bạc. Nghì cũng là dũng, là oai phong. Như vậy, không có râu tức là không còn ra cái thể thống đàn ông cả về hình dung lẫn tính cách. Như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi”khác với Từ Hải “râu hùm hàm én, mày ngài”.

Cùng suy nghĩ cho rằng “nghì” (trong “không râu bất nghì”) là dũng, là oai phong nên có tác giả cho rằng chữ “nghì” này là chữ “nghi” (儀) đọc chệch thành “nghì” cho xuôi “vận” của câu văn vần (thể lục bát). Chữ “nghi” đọc chệch âm là “nghì” này cũng có nhiều nghĩa. Nhưng dựa vào ý câu ca dao trên, thì chữ “nghi” ở đây là danh từ, chỉ dáng vẻ, dung mạo (như: uy nghi là dáng vẻ nghiêm trang oai vệ). Tác giả này kết luận: “Do vậy, nghĩa câu ca dao trên là: (Theo quan niệm người xưa) Người đàn ông không có râu, thì tướng mạo trông không uy nghi. Người đàn bà không có vú thì trông nhan sắc không được đẹp”.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu nghì chính gốc là nghi (dáng vẻ, dung mạo) thì trong câu ca dao trên cứ để nguyên là nghi chứ hà cớ gì phải “đọc chệch” thành nghì, bởi nghi vẫn “xuôi vận của câu văn vần (thể lục bát)”.

Tóm lại, “nghì” trong hai câu ca dao nói trên đều là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau đứng riêng thành một danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”.

Nói thêm, một số tác giả đã “lạm dụng” từ “nghì” trong một thành ngữ Hán Việt là “bất khả tư nghị”, có nghĩa là không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được, vượt ngoài lý luận; câu này dùng để tả cái tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết. Rất tiếc là đã có không ít người đã đọc nhầm câu triết lý uyên thâm Phật giáo này thành “bất khả tư nghì”.

15 tháng 4 2018

Nguyễn Thị Thục Quyên

-Trai mà chi, gái mà chi; sinh ra có ngãi có nghì thì hơn:

+ Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ.

+Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.

Học tốt

15 tháng 4 2018

tình huống cơ mà

8 tháng 4 2018

Tình huống : 

Khi bố mẹ hay cả hai đều trọng nam khinh nữ , không muốn sinh con gái 

Chúc học tốt !!! 

8 tháng 4 2018

Trai mà chi, gái mà chi; sinh ra có ngãi có nghì thì hơn:

: Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ. Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.Thì con tai hay con gái cũng không quan trọng chỉ cần có hiếu.

Mk nghĩ vậy

24 tháng 2 2021

Tham khảo:

Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Giải thích: Thương người như thể thương thân là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ, giúp người khác coi như giúp chính bản thân mình