K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

Chuyện ở lớp

TÔ HÀ

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai.

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đã mực
Còn bôi bẩn ra bàn.

Vuốt tóc con, mẹ bảo:
- Thôi đừng kể đâu đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?...

Lời bình của Phạm Văn Tuấn:

Những bài thơ thành công viết cho thiếu nhi thường có hai dạng: khi viết về thiên nhiên và thế giới chung quanh mình buộc tác giả phải có sự quan sát tinh tế phát hiện những chi tiết thơ giàu hình ảnh với trường liên tưởng ảo hóa chắp thêm cho các em trí tưởng tượng phong phú; cách thứ hai là viết về các mối quan hệ xã hội gần gũi thân thiết như tình cảm: Mẹ con, thầy trò, bà cháu... Ở đây đòi hỏi bài thơ phải có tình huống, nhất là kết thúc tạo ra hiệu quả thẩm mỹ từ ngạc nhiên đến nhận thức. Bài thơ "Chuyện ở lớp" của nhà thơ Tô Hà viết theo kiểu này.

Chuyện thơ rất đơn giản: một em bé về kể lại cho mẹ nghe những chuyện xảy ra ở lớp, cụ thể là những bạn bè của mình. Con mắt trẻ thơ thường có những cách nhìn riêng nghiêng về phía dễ dàng phát hiện ra những thiếu hụt của thế giới chung quanh: một "Bạn Hoa không thuộc bài", một "Bạn Hùng cứ trêu con", một "Bạn Mai tay đã mực/còn bôi bẩn lên bàn".

Những hành vi sinh hoạt ấy thường gieo vào các em những câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Và chỉ có mẹ mới là chỗ dựa tin cậy để trả lời, giải thích các hiện tượng này. Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, vì thế các em dễ bị dị ứng trước những việc làm chưa tốt của những người chung quanh và cũng có thể dễ bắt chước vì tò mò và tính hiếu thắng.

Bài thơ từ tình huống này đã tạo ra kịch tính chờ đợi câu trả lời của người mẹ. Bình thường, trong cuộc sống có những người mẹ chỉ để tâm giải thích các hiện tượng trên nhưng thật bất ngờ khi:

"Vuốt tóc con, mẹ bảo:
Thôi đừng kể đâu đâu".

Mẹ không muốn đứa con mình chỉ quan tâm những mặt chưa tốt làm cho tâm hồn trong trắng ám ảnh những mặt tối mà khêu gợi hướng thiện tới những mặt tích cực của đời sống khích lệ tính tự tin của con:

"Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào".

Tâm lý trẻ em thường dễ nhớ nhưng lại chóng quên; khi kể tiếp cho mẹ nghe "Con đã ngoan thế nào" của mình ở lớp thì lập tức em sẽ quên ngay những điều chưa tốt của bạn bè.

Bài thơ ngắn gọn, dung dị theo điệu kể những tình huống bất ngờ được giải quyết không theo sự vận động của đời sống thực muôn hình muôn vẻ, đó chính cũng là giá trị giáo dục thẩm mỹ không phải bằng bài học luân lý thuần túy mà bằng trực cảm sâu sắc của trái tim người mẹ. Trong "Chuyện ở lớp" không có bóng hình cô giáo xuất hiện nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó hiện ra nụ cười độ lượng của cô vì mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên - trong mẹ có cả bóng hình cô giáo.

20 tháng 12 2017

đấy là tiếng việt mà bạn . bạn nhầm rồi

16 tháng 10 2021

tham khảo:

Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, nàng rơi vào nanh vuốt của mụ Tú Bà bán thịt buôn người. Hiểu ra tình cảnh nhục nhã, éo le của mình. Kiều đã liều tự sát. Sợ bị mất món lời to, Tú Bà hoảng hốt vội cứu sống Kiều và tạm cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích, với lời hứa sẽ gả chồng tử tế cho nàng. Trong những ngày này, Kiều sống trong tâm trạng khôn xiết buồn bã, đau đớn. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã vẽ nên cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích thành một bức tranh tâm tình đầy xúc động:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…………………………………..

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Đoạn trích trên nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.

Đoạn thơ là một minh chứng tỏ quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên ở đây bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uất, đau thương. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh là Kiều.

Đang sống trong không khí ấm êm, đùm bọc của gia đình; đang say sưa hạnh phúc với mối tình đầu ngọt ngào, trong sáng, Kiều bỗng dưng bị rơi vào cạm bẫy của cuộc đời. Nàng bị lừa gạt trắng trợn, bị đánh đập dã man, bị xúc phạm đến phẩm hạnh. Bao tai biến dồn dập đến với nàng trong một thời gian quá ngắn. Cả thể xác lẫn tâm hồn nàng bị những thế lực đen tối giày xéo, chà đạp không thương tiếc. Giờ đây, một mình ngồi trước lầu Ngưng Bích, giữa chốn đất khách quê người, Kiều hoàn toàn cô đơn, không một người thân thích để chia sẻ tâm sự đau thương. Bởi vậy, nỗi buồn đau càng lớn, càng sâu. Thúy Kiều chỉ còn biết san sẻ nỗi lòng cùng cảnh vật quanh nàng.

Sáu câu đầu là cảnh lầu Ngưng Bích. Cảnh được tác giả vẽ lên bằng những nét chấm phá: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa son,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Cha mẹ, các em, người yêu,... tất cả đã xa xôi, cách biệt với Kiều. Sống giữa một lũ mặt người dạ thú như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Kiều chẳng khác gì một chú cừu non giữa bầy lang sói. Có ai hiểu nổi lòng nàng trong tình huống này? Nhìn một dáng núi xa, ngắm một vầng trăng gần, nàng cảm thấy đó là bè bạn. Nhưng những những người bạn không lời này đâu có an ủi, chia sẻ được nỗi buồn đang chất ngất trong lòng nàng? Bởi thế, nỗi buồn không thể nào vơi cạn.

Dõi tầm mắt ra bốn phương, tám hướng, không hướng nào lóe lên được một chút vui:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Giữa người với cảnh vừa có nét tương phản, vừa có nét tương đồng. Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.

Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai biết mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng. Điều đó càng khẳng định rõ nàng là người con hiếu thảo.

Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”

Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài hoa trong việc tả cảnh, tả tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều, khiến người đọc thực sự xúc động, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy. Cảnh và tình cứ đan xen, hòa quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều.

22 tháng 11 2021

 C1

Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

C2

 Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

22 tháng 11 2021

Cảm ơi 

29 tháng 11 2021

sau khi đọc xong văn bản"lũy tre"của tác giả nguyễn công dường em có 1 ấn tượng sâu sắc về bài thơ.hình ảnh "ngọn đền cong gọng vó'' và"kéo mặt trời lên cao"qua sự liên tưởng đọc đáo của nhà thơ,các sự vật "ngọn tre","gọng vó","mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng chở nên gần gũi thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau,cảnh vật như hòa quện với nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh bài thơ

29 tháng 11 2021

nhớ ghi THAM KHẢO nha 

23 tháng 10 2018

 a)Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

 

b)Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.

Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.
 

23 tháng 10 2018

1. Trước hết, chúng ta hãy lắng nghe và suy nghĩ về tiếng đàn của Thạch Sanh.

Chẳng rõ, sau khi nhận cây đàn kí niệm của vua Thuỷ Tề, trở lại dương thế, tiếp tục sống cuộc đời lam lũ, Thạch Sanh đã luyện được phép màu kì diệu nào mà khi tiếng đàn cất lên ở trong ngục, nó nỉ non, thánh thót, nhiều cung, nhiều nghĩa đến thế. Truyện văn xuôi chỉ kể ngắn gọn : “Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy”. Còn truyện thơ thì miêu tả tiếng đàn ấy rất cụ thể : Đàn kêu : Ai chém chằn tinh  Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang ? Đàn kêu : Ai chém xà vương  Đem nàng công chúa triều đường về đây ? Đàn kêu : Hỡi Lí Thông mày  Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân ? Đàn kêu : Sao ở bất nhân  Biết ăn quả lại quên ân người trồng ? Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát,… như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kính thành, vọng tới cung vua. Nghe tiếng đàn, nàng công chúa bấy lâu im tiếng, nay “bỗng cười nói vui vẻ”. Thạch Sanh được gặp nhà vua. Tiếng đàn ấy dã hoá giải mọi bi kịch của cuộc đời chàng Thạch Sanh dũng sĩ – nghệ sĩ. Tên Lí Thông độc ác bị trừng phạt. Công lao, tài đức của Thạch Sanh được đền đáp. Tiếng đàn có phép thần thông kì diệu, hay đó chính là khát vọng công lí, khát vọng nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc ta ? Trong các truyện cổ tích khác, niềm khát vọng dó thường được biểu hiện bằng hình tượng Tiên, Bụt, hoặc những biến hoá huyền ảo, hoang đường. Ở truyện Thạch Sanh, tác giả dân gian sử dụng “tiếng đàn” biết nói, nói thấu tình, đạt lí để đấu tranh cho lẽ phải, giành lấy hạnh phúc. Hình tượng “tiếng dàn” vừa gần gũi vừa độc đáo và dậm chất nghệ sĩ. Độc đáo và nghệ sĩ hơn nữa là từ trong nhà ngục, từ tay chàng dũng sĩ – tù nhân đơn độc, tiếng đàn ra giữa chiến trường, từ tài năng, đức độ của một phò mã, tấu lên sức mạnh chính nghĩa, khát vọng hoà bình. Trước quân tướng của mười tám nước chư hầu đầy hận thù và tham vọng xâm lược, thay mặt nhà vua, thay mặt triều đình và cả dân tộc, Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tấu lên khúc nhạc thần kì. “Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa”. Lời kể chỉ ngắn gọn một câu mà gợi cho người đọc, người nghe bao nhiêu tưởng tượng, suy nghĩ. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã ngân vang những cung bậc gì mà kì diệu đến thế, có sức thuyết phục con người đến thế ? Phải chăng đấy là tiếng nói nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình của cả triều đình, cả dân tộc ta lúc bấy giờ. Trước kia, tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên từ ngục tối, như tiếng én gọi xuân, thức dậy tâm hồn, tình yêu của nàng công chúa. Nó hoá giải bi kịch riêng cho chàng dũng sĩ. Giờ đây, tiếng đàn ấy ngân vang “như nước cành dương tưới nhuần” (lời miêu tả tiếng đàn trong truyện thơ Nôm Thạch Sanh). Như vậy, tiếng đàn Thạch Sanh đã hoá giải một tình thế khó khăn, nguy cấp – có thể coi là một bi kịch của cả dân tộc. Sáng tạo ra hình tượng tiếng đàn có sức mạnh chiến thắng như thế, phải chăng các tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh (cả trong truyện kể và truyện thơ) muốn ngợi ca một chiến lược quan trọng của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ? Đó là nghệ thuật “mưu phạt tâm công” – đánh vào lòng người, dùng văn chương, nghệ thuật hỗ trợ cho thanh gươm, khẩu súng. Từ “tiếng đàn Thạch Sanh”, chúng ta nhớ tới bài thơ Nam Quốc sơn hà đời Lí, những bức thư Nguyễn Trãi thuyết hàng giặc Minh đời Lê và biết bao tác phẩm văn nghệ khác ở các giai đoạn lịch sử sau này. “Tiếng đàn Thạch Sanh”, binh pháp Việt Nam kì diệu biết bao!

2. Niêu cơm nhân nghĩa Chiến thắng của tiếng đàn Thạch Sanh mới chỉ ở chặng đầu.

Quân chư hầu mười tám nước bằng lòng lui binh. Các hoàng tử cởi giáp xin hàng. Nhưng đội ngũ vẫn trùng trùng điệp điệp trước kinh thành. Làm thế nào đây ? Phải cấp lương thực để cho chúng no bụng, vui vẻ về nước chứ. Lúc bấy giờ nhà vua lo lắng. Cả triều đình lo lắng, nghĩ kế, bày mưu. Thạch Sanh chẳng nghĩ nhiều, chàng sai dọn một bữa cơm thết đãi kẻ bại trận. Bữa cơm… chỉ vẻn vẹn có “một niêu cơm tí xíu” khiến lũ giặc “bĩu môi”, như chế giễu, như hỏi han, chất vấn. Thạch Sanh “đố họ ăn hết và hứa sẽ trọng thưởng”. Một câu đố – một bài toán, lại xuất hiện “bài toán” trong tác phẩm. Đơn giản quá, dễ dàng quá, cái “bài toán niêu cơm”. Vậy mà, hàng vạn quân của mười tám nước chư hầu không giải được bài toán ấy. Chúng đành phải “cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”. Chao ôi ! Niêu cơm của Thạch Sanh, cái vật dụng đất nung nhỏ bé, bình thường mà sao có sức chứa lớn lao phi thường như vậy. Thật lạ lùng và thú vị ! Tôi chợt nhớ thành ngữ xưa “nước lọ, cơm niêu” cha ông ta dùng dể thở than về cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo từng đày đoạ bao kiếp người lao động.  Rồi nhớ, một lần nhà thơ Xuân Diệu giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, rằng : “Tại sao phải ăn trông nồi ? Vì nếu không “trông nồi” để liệu mà xới cơm, bớt miệng thì, con ơi, cháu ơi, bay sẽ ăn hết cả phần ông bà, cha mẹ, anh chị em ! Khổ cực thế ! Bốn nghìn năm nay, cái nồi cơm, cái niêu cơm Việt Nam nó nhỏ lắm, nó bé lắm. Nhưng cũng bốn nghìn năm nay, dân tộc Việt Nam chúng ta biết dạy nhau, nhường nhịn nhau để sống, để đánh giặc, giữ nước, dựng nước…”. Và tôi nhớ lại truyền thuyết về đạo sĩ Nguyễn Minh Không triều đại nhà Lí. Đạo sĩ ở ẩn trong rừng, dưới túp lều tranh, ngày ngày chỉ ăn một niêu cơm, vẫn khoẻ mạnh, tìm thuốc, chữa bệnh cho dân quanh vùng. Triều đình cử một đoàn sứ giả đến mời Minh Không về chữa bệnh cho vua. Khách có hơn chục người. Minh Không chỉ thổi một niêu cơm đãi.

Đoàn người ăn mãi không hết, niêu cơm vơi rồi lại đầy. Chẳng biết cái “niêu cơm” trong thành ngữ, tục ngữ, trong truyền thuyết xa xưa và trong sự cảm nhận của thi sĩ Xuân Diệu ngày nay có liên quan gì với “niêu cơm” của Thạch Sanh không mà sao nó trở thành một hình tượng kì vĩ trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt Nam, từ người nghệ sĩ bình đàn đến những nhà văn, nhà thơ bác học đến như vậy ? Dù nguyên cớ gì thì “niêu cơm” nhỏ xinh ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mĩ đặc sắc khiến cho câu chuyện “dũng sĩ giết chằn tinh trừ hại cho dân”, “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” trong nhiều thần thoại, cổ tích của thế giới trở thành cổ tích Thạch Sanh đậm dà chất Việt Nam, đích thực là sản phẩm tinh thần dộc đáo của trí tuệ, tâm hồn Việt Nam. Khác với tiếng đàn, niêu cơm chẳng nói nửa lời, cứ lặng lẽ vơi rồi đầy, giúp cho một người no nê, sảng khoái, rồi mười người, trăm ngàn người, biến họ từ những kẻ hung dữ, kiêu ngạo thành người hiền lành, phục thiện. Từ sản vật bình thường, niêu cơm đem lại cho Thạch Sanh sức mạnh tinh thần phi thường, to lớn. Nó tượng trưng cho lòng bao dung, độ lượng, chí tình, chí nghĩa của chàng dũng sĩ xuất thân dân dã. Nó bắt nguồn từ truyền thống khoan hồng, từ chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam mà biết bao anh hùng cứu nước từng thực hiện và nhắc nhở. Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã viết (và đã thực hiện): “Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc ; Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run…” (Bình Ngô đại cáo). Khi lãnh đạo nhân dân ta chống giặc Mĩ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc : Nếu quân giặc từ bỏ ý chí xâm lược, thì dân tộc ta sẽ trải chiếu hoa tiễn họ về nước. Niêu cơm Thạch Sanh không chỉ là biểu tượng cho đạo lí  Việt Nam trong công cuộc giữ nước mà còn là khát vọng nghìn đời của cả dân tộc ta vể miếng ăn, về của cải vạt chất có để nuôi sống mình, gia đình mình và để cho kẻ thù nể sợ. Sáng tạo ra hình tượng “niêu cơm” ở cuối câu chuyện, tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh thực sự rất am hiểu, rất mến yêu và trân trọng quê hương, đồng ruộng, hạt gạo, nồi cơm, tâm hồn, khát vọng cùng biết bao giá trị khác nữa trên mảnh đất và trong tâm hồn Việt Nam. Cái thời “nước lọ, cơm niêu” đói khổ đã qua rồi. Ngày nay, ở nhiều khách sạn của nhiều thành phố Việt Nam, “cơm niêu” xuất hiện trở lại, như một biểu tượng của đặc sản cao cấp Việt Nam, thật là thú vị! Không biết, khi mời khách, nhất là khách nước ngoài, các nhà hàng có kể cho họ nghe về cái “niêu cơm” Thạch Sanh huyền thoại – sản phẩm thần kì của mảnh đất trí tuệ và tâm hồn dân tộc ta ? Những hình tượng thẩm mĩ độc dáo một khi bắt nguồn từ cuộc sống, nhất là cuộc sống đẫm mồ hôi và nước mắt của người lao động, qua sự sáng tạo tài tình của người nghệ sĩ thì nó sẽ trẻ mãi không già, sẽ trường tồn và trở đi trở lại với chúng ta trong cuộc sống, cũng như trong lòng người. So với những truyện cổ tích quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam như Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Cây khế, Trầu can, Sọ Dừa,… cổ tích Thạch Sanh có nội dung, kết cấu, số phận, tính cách nhân vật phong phú, đa dạng hơn nhiều. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện vừa mang những nét đặc trưng của các nhân vật dũng sĩ trong anh hùng ca thời thị tộc – bộ lạc, vừa có những nét tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật trong cổ tích thần kì ra đời trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì thế, Thạch Sanh vừa là biểu tượng cho con người lương thiện, nêu cao điều thiện, để đấu tranh diệt trừ cái ác vừa là người anh hùng tài năng, trí dũng vẹn toàn chiến đấu chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Đỉnh cao của phẩm chất nhân nghĩa, anh hùng trong Thạch Sanh phải chăng là tiếng đàn và niêu cơm ? Kéo tấm màn huyền thoại, hoang đường, sương khói kì ảo của trí tưởng tượng dân gian, chúng ta nhìn thấy được những chứng tích lịch sử, lắng nghe được những tiếng nói cua cha ông về khát vọng hoà bình, no ấm tự ngàn đời nay vọng lại. Tiếng đàn Thạch Sanh hay chính là văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam có khả năng hoá giải mọi bi kịch ? Niêu cơm Thạch Sanh, hay chính là hạt thóc, nồi cơm, của cải vật chất trên mảnh đất Việt Nam đã từng nuôi lớn dân tộc, đã từng chiến thắng ngoại xâm và sẽ mãi mãi đem lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình, cho mọi người Việt Nam chúng ta ? Ôi, tiếng đàn kì diệu, niêu cơm nhỏ bé mà có sức chứa vô hạn, vô biên, đáng yêu, đáng nhớ làm sao!

k mk nhé

7 tháng 3 2021

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

       Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

       Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

       Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

       Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

       Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

       Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

       "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

       Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ haha 

7 tháng 3 2021

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

       Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

       Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

       Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

       Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

       Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

       Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

       "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

       Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

25 tháng 5 2021

Vẻ đẹp của Hà Nội qua các cảnh quan danh thắng và lòng tự hào dân tộc:
- Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
- Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. 

TK

24 tháng 5 2021

Hà Nội chính là thủ đô thân yêu của chúng ta! Là nơi mang nhiều vẻ đẹp đặc sắc, tiêu biểu của nền văn hóa nước nhà. Có thể kể đến như Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử giám, Hoàng thành Thăng Long,... Hiện nay, ngôi nhà thân yêu ấy đang bị hoành hành bởi dịch bệnh covid 19. Một dịch bệnh đã cướp đi sự sống của biết bao người dân trên thế giới. Có lẽ bởi vậy mà Hà thành đã cấm cửa tất cả các du khách trong và ngoài nước, yêu cầu mọi người dân hãy ở nhà và chỉ ra ngoài đường những lúc cần thiết. Do đó mà trong những ngày tháng này, đường phố Hà Nội vốn sầm uất nay thật hiu hắt và không một bóng người. Các hàng quán cũng đóng cửa hết. Trên phố Hồ Gươm, chẳng còn một ai đi bộ vào mỗi buổi sáng. Một khung cảnh thật là đượm buồn. Thật vậy, Hà Nội của chúng ta mang một vẻ đẹp riêng biệt mà không nơi nào có được. Nó chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi người dân hãy gìn giữ và đừng để nó mất đi "cái duyên dáng, bản lĩnh oai nghiêm" nhé!

24 tháng 5 2021

thanks haha