K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

\(\Rightarrow\) Bão có tác động đến sản xuất của các khu vực chịu ảnh hưởng là:

- Ngăn chặn việc xuất khẩu hàng hóa

- Cản trở việc thu hoạch nông nghiệp, thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp

- ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hóa 

- Ảnh hưởng nhiều đến các ruộng đồng, cây cối, các nhà máy, xí nghiệp ,... 

\(\Rightarrow\) Bão có tác động đến đời sống của các khu vực chịu ảnh hưởng là:

- Ở khu vực đồi núi, các nhà ở sẽ có nguy cơ bị sập, dột, bay nóc. Trên các sườn đồi núi sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất, sói mòn.

- Ở khu vực ven biển, gần biển, nước sẽ dâng cao và sóng đánh mạnh, nhà ở sẽ có nguy cơ bị cuốn trôi, ngập nước, cây cối cũng bị đổ và sóng biển dâng cao tràn vào thành phố.

- Có thể thấy bão có tác động rất lớn đến đời sống con người và đặc biệt là các khu vực chịu ảnh hưởng cũng thiệt hại rất nhiều về tài sản, tinh thần, tính mạng. 

- Ở một số nơi khác cũng sẽ bị thiệt hại đến tài sản, con người.

- Đời sống của con người sẽ gặp khó khăn, gian khổ.

 
7 tháng 9

$\begin{array}{c} \color{#db251566}{\texttt{Xin 1 tim}} \end{array}$

`-` Tác động đến sản xuất:

`+` Bão gây ngập úng, làm hư hại cây trồng và giảm năng suất nông nghiệp.

`+` Đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi bị hư hỏng, ảnh hưởng đến việc vận chuyển và tưới tiêu.

`+` Các nhà máy, xí nghiệp phải ngừng hoạt động do mất điện, ngập lụt hoặc hư hỏng cơ sở vật chất.

`+` Gia súc, gia cầm bị chết hoặc mất tích, chuồng trại bị phá hủy.

`+`  Ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị ngập lụt, cá tôm bị cuốn trôi hoặc chết.

`+` Vận chuyển hàng hóa bị đình trệ, gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

`-` Tác động đến đời sống:
`+` Nhiều ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng nặng, người dân phải sống tạm bợ hoặc di dời.

`+` Ngập lụt làm ô nhiễm nguồn nước, gây khó khăn trong việc cung cấp nước sạch và thực phẩm.

`+` Hệ thống điện bị hư hỏng, gây mất điện kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

`+` Nước ngập và điều kiện vệ sinh kém làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh.

`+` Người dân lo lắng, căng thẳng do mất mát tài sản và nguy cơ tái diễn bão lũ.

`+` Trường học bị ngập lụt.

 

27 tháng 2 2019

- Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).

- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa ( Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống sản xuất:

+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.

+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản: xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn, thành phố lớn, đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động và dân cư,..

- Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống xã hội:

+ Thay đổi đời sống của người dân và cấu trúc xã hội: nhờ công nghiệp hóa, giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội; những người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản.

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

20 tháng 6 2018

Sự thay đổi các mùa có tác dụng:

Trên bề mặt Trái Đất ở khắp mọi nơi đều có sự sống phát sinh, phát triển, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:

      - Đối với cảnh quan thiên nhiên: tùy theo mùa, theo khu vực mà cảnh quan thiên nhiên phát triển khác nhau.

      - Đối với hoạt động sản xuất: (Nhất là sản xuất nông nghiệp) con người phải tuân theo các mùa khác nhau mà tiến hành sản xuất khác nhau.

      - Đối với con người: phải biết được tính chất, đặc điểm cụ thể của từng mùa khác nhau. Có biện pháp hữu hiệu thích nghi cho cuộc sống

14 tháng 10 2019

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa. (0,5 điểm)

- Hoạt động sản xuất của con người bị chi phối bởi nhịp điệu mùa, đặc biệt với ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. (0,5 điểm)

4 tháng 11 2016

Do trồng trọt khó khăn nên hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục. Họ nuôi dê, cừu lạc đà...và đưa đàn gia súc từ nơi này đến nơi khác tìm nguồn thức ăn.

Một số dân tộc dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên ốc đảo. Một vài dân tộc sống định cư trong ốc đảo; họ trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu...trên mảnh vườn nhỏ và chăn nuôi dê, cừu.

Tham khảo
- Sự xuất hiện của kim loại có nhiều tác động quan trọng tới đời sống kinh tế - xã hội của con người.

+ Tác động tới đời sống kinh tế:

Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá.Nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi.Đưa tới sự xuất hiện một số ngành sản xuất mới, như: luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền,...Nhờ năng suất lao động tăng lên, con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

+ Tác động tới đời sống xã hội:

Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị

=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã.

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

5 tháng 4 2022

Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển

15 tháng 5 2021

Các lợi ích của sông là:

- Phát triển giao thông đường sông.

- Phát triển thủy điện.

- Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống.

- Cung cấp nguồn lợi thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Bồi tụ phù sa cho các đồng bằng.

- Tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái.

Tác hại của sông là: 

- Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.

 

 

 - Lợi ích: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng... 

- Tác hại của sông ngòi: Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.

1 tháng 4 2017

- Sự thay đổi các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùạ xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...).

- Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cùng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, đông xuân, hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cà phê, cây ăn quả...). Ngoài ra, trong công nghiệp khai thác và hoạt động du lịch cũng có tính mùa.

- Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở... để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.

1 tháng 4 2017

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa.

- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích nghi với nhịp điệu mùa.