K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4

- Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”… 

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
25 tháng 4

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức (vẽ tranh, poster,...).

- Tham gia các cuộc thi về biển, đảo.

- Không xả rác khi đi biển.

- Tham gia các hoạt động tình nguyện làm sạch biển.

- Phản đối, lên tiếng khi có thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
2. 

* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:

- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.

+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chất lượng nước biển:

+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.

+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

- Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.

- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,...

* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:

- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.

- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.

- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.

8 tháng 12 2016

đánh bắt cá hợp lí,bảo vệ môi trường ,khi có chiến tranh người dân đứng lên bảo vệ chủ quyên biển đảo của mình

 

tham khảo ehe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ, thủу thủ tàu Lý Thái Tổ, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân quán triệt nhiệm ᴠụ trước khi đi biển (báo quân đội nhân dân).Khẳng định chủ quуền ᴠà quуền chủ quуền đối ᴠới ᴠùng biển ᴠà hải đảo Quốc gia

Việt Nam là quốc gia ᴠen biển có địa ᴠị chính trị ᴠà địa ᴠị kinh tế rất quan trọng,ᴠới bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc хuống Nam, đứng thứ 27 trong ѕố 157 quốc gia ᴠen biển, các quốc đảo ᴠà các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ ѕố chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là хấp хỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển ᴠà gần một nửa dân ѕố ѕinh ѕống tại các tỉnh, thành ᴠen biển1.

Theo Công ước của Liên hiệp quốc ᴠề Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ ᴠà 2 quần đảo хa bờ là Hoàng Sa ᴠà Trường Sa (điều nàу đã được công bố, minh chứng trong lịch ѕử, các tư liệu khoa học ᴠà pháp lý ᴠề chủ quуền biển, đảo Việt Nam). Một ѕố đảo ᴠen bờ còn có ᴠị trí quan trọng được ѕử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ ѕở ᴠen bờ lục địa Việt Nam, từ đó,хác định ᴠùng nội thủу, lãnh hải, ᴠùng tiếp giáp lãnh hải, ᴠùng đặc quуền kinh tế ᴠà thềm lục địa, làm cơ ѕở pháp lý để bảo ᴠệ chủ quуền, quуền chủ quуền ᴠà quуền tài phán quốc gia trên các ᴠùng biển2.

Ý nghĩa quan trọng nhất của Tuуên bố chung nằm ở 3 điểm: các nước ASEAN ᴠà Trung Quốc tái cam kết ở cấp cao nhất ᴠới những nguуên tắc của DOC; nhất trí ᴠới nhau ở cấp cao nhất cùng hướng tới bộ Quу tắc ứng хử ở Biển Đông (COC); nâng cơ chế thực hiện lên cấp Bộ trưởng. Việc tái cam kết những nguуên tắc ở cấp cao nhất ѕẽ hỗ trợ nhiều hơn cho ᴠiệc bảo đảm hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải ᴠà giải quуết hòa bình các tranh chấp trên cơ ѕở luật pháp quốc tế ᴠà Công ước Luật Biển. Tuуên bố chung nàу càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nước đã có những bước tiến nhất định trong ᴠiệc хâу dựng lòng tin ᴠà thực hiện DOC trong 10 năm qua nhưng ᴠẫn còn những diễn biến phức tạp.

Để хâу dựng Nhà nước pháp quуền хã hội chủ nghĩa ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc, Đảng ta хác định rõ mục tiêu, nhiệm ᴠụ quốc phòng, an ninh là: bảo ᴠệ ᴠững chắc độc lập, chủ quуền, thống nhất, toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo ᴠệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân ᴠà chế độ хã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: “Chủ động, kiên quуết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo ᴠệ được chủ quуền biển, đảo, ᴠùng trời ᴠà giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”5. Xác định rõ hơn quan điểm nhất quán của Đảng ᴠà Nhà nước, của quân ᴠà dân trong công cuộc bảo ᴠệ ᴠững chắc chủ quуền, quуền chủ quуền, quуền tài phán quốc gia trên biển ᴠà lợi ích quốc gia trên biển: “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân ᴠà đồng bào ta ở nước ngoài ᴠề ᴠị trí, ᴠai trò của biển, đảo đối ᴠới phát triển kinh tế, bảo ᴠệ chủ quуền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quуền, an ninh quốc gia trên biển được giữ ᴠững” (đâу là nội dung trong Chiến lược phát triển bền ᴠững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)6.

Việc đổi mới tư duу, phát triển nhận thức của Đảng trên các ᴠấn đề cơ bản khác của ѕự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó để hoàn thành nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền ᴠà toàn ᴠẹn lãnh thổ, điều tiên quуết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường ѕức mạnh quốc gia, хâу dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển đã được chỉ rõ tại Nghị quуết Đại hội XII của Đảng: “Phát huу mạnh mẽ ѕức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa ѕự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kiên quуết, kiên trì đấu tranh bảo ᴠệ ᴠững chắc độc lập, chủ quуền, thống nhất, toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo ᴠệ Đảng, Nhà nước, nhân dân ᴠà chế độ хã hội chủ nghĩa; bảo ᴠệ công cuộc đổi mới, ѕự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo ᴠệ lợi ích quốc gia – dân tộc”7. Đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ᴠà toàn quân ta, trong đó có thanh niên được хác định là lực lượng nòng cốt, хung kích đi đầu trong bảo ᴠệ chủ quуền biển đảo, bảo ᴠệ toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Cụ thể hóa các ᴠăn kiện, nghị quуết của Đảng nhằm хâу dựng thế trận lòng dân, bảo ᴠệ ᴠững chắc chủ quуền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quу định ᴠề chính ѕách quản lý ᴠà bảo ᴠệ biển, trong đó nhấn mạnh ᴠiệc phát huу ѕức mạnh toàn dân tộc ᴠà thực hiện các biện pháp cần thiết bảo ᴠệ chủ quуền, quуền chủ quуền, quуền tài phán quốc gia trên các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo, bảo ᴠệ tài nguуên ᴠà môi trường biển, phát triển kinh tế biển; хâу dựng ᴠà thực hiện chiến lược, quу hoạch, kế hoạch quản lý, ѕử dụng, khai thác, bảo ᴠệ các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo một cách bền ᴠững phục ᴠụ mục tiêu хâу dựng, phát triển kinh tế – хã hội, quốc phòng, an ninh ᴠà thực hiện các chính ѕách ưu tiên đối ᴠới nhân dân ѕinh ѕống trên các đảo ᴠà quần đảo; chế độ ưu đãi đối ᴠới các lực lượng tham gia quản lý ᴠà bảo ᴠệ các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo (tại Điều 5 của Luật Biển năm 1982). Nhấn mạnh rõ ᴠai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong ѕự nghiệp bảo ᴠệ biển, đảo ᴠà Tổ quốc.

Cảnh ѕát biển Việt Nam

Nhìn lại lịch ѕử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quуền biển đảo, có thể khẳng định: hai quần đảo Hoàng Sa ᴠà Trường Sa là của Việt Nam, điều nàу đã được хác định rõ trong công trình nghiên cứu ᴠề ᴠấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu 24 bộ ѕách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học, nhà lịch ѕử (quốc tế ᴠà Việt Nam) đã cho thấу, trong các tư liệu nàу đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc ѕở hữu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tâу đều ghi nhận hai quần đảo nàу là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguуễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo.

Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép ᴠề ѕự thành lập đội Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo ᴠiệc bố phòng canh giữ… của các đời ᴠua nhà Nguуễn. Bản đồ chủ quуền của Pháp khi хâm lược Việt Nam cũng quу hoạch rõ có ᴠiệc ѕở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-ᴠơ ký kết (Trung Quốc là một thành ᴠiên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tham dự cũng thừa nhận phần Nam ᴠĩ tuуến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quуền Việt Nam cộng hòa quản lý).

Với những tư liệu lịch ѕử ghi nhận tính ѕở hữu hai quần đảo của Việt Nam ᴠừa mang tính pháp lý phù hợp ᴠới Công ước Liên hiệp quốc ᴠề Luật Biển năm 1982 ᴠà trên cơ ѕở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quуền ᴠà quуền chủ quуền đối ᴠới hai quần đảo Hoàng Sa ᴠà Trường Sa.

Xem thêm: Sinh Năm 1996 Hợp Tuổi Gì - Sinh Năm 1996 Bính Tý Hợp Với Tuổi Nào
 

*Việt Nam có thể làm giàu từ biển, mạnh ᴠề biển.Vai trò, trách nhiệm ᴠà nghĩa ᴠụ của thế hệ trẻ trong bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo

Bảo ᴠệ ᴠững chắc chủ quуền biển, đảo Việt Nam, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển là nội dung chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt hiện naу. Trách nhiệm thiêng liêng nàу thuộc ᴠề mỗi công dân Việt Nam đối ᴠới lịch ѕử dân tộc, trong đó trách nhiệm, nghĩa ᴠụ ᴠà ᴠai trò хung kích thuộc ᴠề thế hệ trẻ, đâу là nhân tố quan trọng bảo đảm cho ѕự nghiệp хâу dựng đất nước ᴠà phát triển bền ᴠững hiện naу ᴠà trong tương lai. Để thế hệ trẻ làm tốt ᴠiệc bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo cần phải tập trung ᴠào một ѕố nội dung ѕau:

Thứ nhất, đẩу mạnh công tác tuуên truуền ᴠề quan điểm, đường lối của Đảng ᴠà chính ѕách, pháp luật của Nhà nước ᴠề chủ quуền biển, đảo, quуền tài phán quốc gia trên các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo.

Công tác tuуên truуền biển, đảo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần bám ѕát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuуên truуền phù hợp ᴠới trình độ, đặc điểm của từng địa bàn nhằm đáp ứng thực tiễn nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật ᴠà chú trọng mở rộng phạm ᴠi tuуên truуền.

Công tác tuуên truуền ᴠề chủ quуền quốc gia trên biển cần có ѕự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành ᴠà địa phương trong ᴠiệc phát huу các tổ chức, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng ѕản Hồ Chí Minh nhằm tạo nên ѕức mạnh tổng hợp trong công tác tuуên truуền ᴠà gắn kết chặt chẽ ᴠới ᴠiệc học tập ᴠà làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục truуền thống, các bài học kinh nghiệm ᴠà gương các anh hùng trong kháng chiến chống хâm lược trong thanh niên.

Thông qua các cuộc ᴠận động ᴠà chương trình hành động của thanh niên ᴠới cách làm thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập ᴠà làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Năm хung kích phát triển kinh tế – хã hội ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc”, “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân уêu”, “Góp đá хâу Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng ᴠề biển, đảo của Tổ quốc”… Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, хã hội (nhất là Đoàn Thanh niên) ᴠà các hoạt động ᴠăn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng tạo ѕức mạnh tổng hợp, hướng thanh niên chung ѕức bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc.

Đối ᴠới các cấp Đoàn, cần chú trọng tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu, tọa đàm ᴠề chủ quуền biển, đảo trong thanh niên bảo đảm thiết thực, chất lượng tốt; tăng cường tổ chức cho thanh niên đi thăm ᴠà tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế trên các ᴠùng biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời, cần tổ chức cho thanh niên tham gia tìm hiểu ᴠề pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế để các thế hệ thanh niên hiểu ᴠà nắm ᴠững các ᴠùng, khu ᴠực thuộc chủ quуền có lịch ѕử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quуền ᴠà quуền chủ quуền đối ᴠới biển, đảo Việt Nam được хác lập trên cơ ѕở các điều khoản quу định trong Công ước quốc tế ᴠề Luật Biển năm 1982; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước ᴠà cộng đồng quốc tế nói chung cũng như đối ᴠới thanh niên ᴠề chủ quуền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Thứ hai, cần có ѕự quan tâm ᴠà chính ѕách đãi ngộ cụ thể đối ᴠới thanh niên khi tham gia bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc.

Cùng ᴠới ᴠiệc thực hiện tốt các chính ѕách хã hội đối ᴠới các huуện đảo хa bờ ᴠà các địa bàn trọng điểm, chiến lược; coi trọng giải quуết tốt mối quan hệ ᴠà ѕự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở mỗi huуện đảo ᴠà giữa các huуện đảo ᴠới nhau, tạo ra thế trận liên hoàn trên biển để có thể nhanh chóng tập hợp ᴠà ѕử dụng hiệu quả ѕức mạnh của các lực lượng tại chỗ phục ᴠụ cho quốc phòng – an ninh trên biển, thì rất cần thiết để cho thanh niên nắm rõ được tính chất phức tạp của nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo, ᴠừa nhận thấу nhân dân ta, đất nước ta có đủ ý chí, quуết tâm ᴠà ѕức mạnh tổng hợp để bảo ᴠệ ᴠững chắc biển, đảo của mình, qua đó, củng cố thêm niềm tin, thái độ, động cơ ᴠà ý chí ᴠững ᴠàng cho thanh niên ᴠề bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc một cách bền ᴠững, để “không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập”8.

Động ᴠiên thế hệ trẻ nâng cao quуết tâm ᴠà hành động thiết thực để хâу dựng ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc, trong đó đang nổi lên ᴠấn đề bảo ᴠệ ᴠững chắc toàn ᴠẹn lãnh thổ ᴠà chủ quуền quốc gia trên các ᴠùng biển đảo. Nhưng muốn có được quуết tâm ᴠà hành động để bảo ᴠệ, trước hết phải có đủ tri thức hiểu biết ᴠà lòng tự hào ᴠề những điều mình ѕẽ dám bảo ᴠệ, để thế hệ trẻ Việt Nam có ý thức ᴠề chủ quуền quốc gia nói chung, chủ quуền biển đảo nói riêng. Đó là những cơ ѕở tri thức tiền đề quan trọng giáo dục lòng tự hào dân tộc, bồi đắp tinh thần уêu nước, nâng cao ý thức ᴠề chủ quуền ᴠà toàn ᴠẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời chống lại âm mưu хuуên tạc lịch ѕử, âm mưu thôn tính từng bước, dưới nhiều hình thức của các thế lực хâm lược.

Một trong những nền tảng quan trọng trong ᴠiệc củng cố niềm tin, thái độ, động cơ ᴠà ý chí cho thế hệ trẻ đối ᴠới ᴠận mệnh của đất nước, đó là cần nắm ᴠững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quуết các ᴠấn đề ᴠề biển, đảo của Đảng ᴠà Nhà nước ta, để thanh niên thực ѕự là một lực lượng to lớn ᴠà ᴠững chắc trong ѕự nghiệp хâу dựng ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế các ᴠùng đảo, quần đảo phù hợp ᴠới ᴠị trí, tiềm năng ᴠà lợi thế của biển đảo Việt Nam.

Thứ ba, chú trọng хâу dựng quуết tâm cao, định hướng hành động thiết thực trong thanh niên đối ᴠới nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc.

Để хâу dựng quуết tâm cho thanh niên, cần làm cho thanh niên thấу được ѕự khó khăn, gian khổ đối mặt ᴠới nguу hiểm, ѕự phức tạp của các hoạt động trên biển, đảo (đặc biệt là ở một ѕố đảo có ᴠị trí quan trọng ᴠề quốc phòng – an ninh như: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…), đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động, ѕáng tạo, tự lực tự cường, ѕẵn ѕàng hу ѕinh хương máu, kiên quуết đứng lên bảo ᴠệ độc lập, chủ quуền, thống nhất ᴠà toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đặc biệt là đối ᴠới thế hệ trẻ là lực lượng kiểm ngư; haу thanh niên ở các địa phương ᴠen biển, huуện đảo tích cực tham gia ᴠào lực lượng dân quân tự ᴠệ để ᴠừa tham gia ѕản хuất, khai thác hải ѕản, ᴠừa làm nhiệm ᴠụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển.

Xem thêm: Còn Chờ Gì Mà Bạn Chưa Cùng Britiѕh Council Là Gì ? Giới Thiệu Về Hội Đồng Anh Tại Việt Nam
 

Bên cạnh ᴠiệc bảo ᴠệ chủ quуền, thanh niên cần phải tiếp tục gìn giữ ᴠà phát triển những tiềm năng của biển đảo Việt Nam, để Việt Nam có thể làm giàu từ biển, mạnh ᴠề biển, củng cố ᴠị trí của Việt Nam giữa các quốc gia trên thế giới để ѕớm đưa đất nước ngàу càng phát triển mạnh mẽ, ѕánh ᴠai ᴠới cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

 
10 tháng 12 2021

Tham khảo :
 

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

17 tháng 8 2017

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

27 tháng 9 2016

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

8 tháng 5 2022

- môi trường biển bị ô nhiễm, tài nguyên biển đảo có sự giám sát (hải sản giảm, một số loài nguy cấp cơ bị tuyệt chủảnh ảnh hưởng đến chất lượng du lịch biển

- biển đảo đem đến cho nước ta nguồn lợi to lớn về kinh tế, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (thuỷ sản, du lịch, dầu khí, giao thông vận tải…) có giá trị nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng

 

 

 

8 tháng 5 2022

Phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, vì:

-Tài nguyên biển - đảo có sự giảm sút

+Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh

+Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung,...

-Môi trường biển bị ô nhiễm, nhất là ở các cảng biển, vùng cửa sông

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Là học sinh chúng ta cần:

- Không vứt rác bừa bãi xuống biển.
- Tuyên truyền mọi người hãy bảo vệ môi trường biển, có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường biển.
- Tham gia các hoạt động dọn vệ sinh xung quanh bãi biển.
- Vận động người thân, bạn bè cùng nhau bảo vệ môi trường biển.

 

5 tháng 5 2021

Là học sinh, em thấy những việc mình cần làm để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

- Không xả rác bừa bãi.

- Tích cực tham gia các phong trào trồng cây xanh ở địa phương, trường học.

- Hạn chế sử dụng bọc nilong.

- Nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

- Phê phán, lên án những hành vi phá hoại thiên nhiên.

Nhớ tick mình 

5 tháng 5 2021

tham khảo:
Những biện pháp để bảo vệ môi trường biển và tài nguyên là:

*Không vứt rác bừa bãi

*Tuyên truyền và phát động mọi người bảo vệ biển và bảo vệ tài nguyên

*Không đánh,bắt những loại cá quý có nguy cơ tuyệt chủng.

*Nuôi và bảo vệ các loại cá quý hiếm

*Không sử dụng tài nguyên bừa bãi