K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      “Con đường mùa đông” là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.

12 tháng 5 2020

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

"Nguyệt cầm" của Xuân Diệu là bài thơ ẩn chứa một nét đẹp tinh tế và sâu sắc vượt thời gian và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không dài nhưng đong đầy tình cảm này đưa ta vào một thế giới mộng mơ, nơi mà trong tiếng đàn nguyệt êm đềm rung lên trong đêm trăng thanh vắng, tình yêu được thể hiện qua những khung trời vắng lặng và giọng hát ngọt ngào của những người yêu nhạc. Tuy chỉ là một bản tình ca nho nhỏ, nhưng bài thơ lại vang lên một thông điệp lớn lao về tình yêu thương đầy sự chân thành và lãng mạn. Những câu thơ dễ hiểu nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn, gửi gắm một thông điệp không hề nhỏ bé. Và khi đọc lại "Nguyệt cầm", bất cứ ai cũng cảm thấy rung động và rộn ràng vì bài thơ đã truyền tới tâm hồn cảm giác của tình yêu và nỗi nhớ đầy vơi. Bài thơ nói lên sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và tình yêu, mang lại một cảm xúc tuyệt vời cho những người yêu thơ.

26 tháng 2 2021

Tham khảo:

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!

Bạn không chỉ rõ tác phẩm nào ạ?

17 tháng 11 2023

🍉

5 tháng 5 2020

a,

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

b, Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Những điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.Lượm ngây thơ và hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời. Dáng điệu và cử chỉ của chú thật đáng yêu biết bao: Ca lô đội lệch - mồm huýt sáo vang. Lượm khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng.Con đường vàng một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm, Tố Hữu dành cho chú đội viên nhiều trìu mến, trân trọng và yêu thương. ( ko chắc nha :D)

Câu c mình chưa ngĩ ra sr :(

26 tháng 4 2021

"con đường vàng" mà Lượm đang đi có thể hiểu theo ba nghĩa

Nghĩa thứ nhất:con đường trải đầy nắng

Nghĩa thứ hai:con đường có lúa đang trổ bông

Nghĩa thứ ba:con đường của cánh mang, của vinh quang

sai gì thì mong bạn thông cảm

Bạn tham khảo :Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình.Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? Vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
24 tháng 1 2021

 ui cảm ơn bạn nhiều nha yeu

a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng caoB. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi. b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?A. Vần chân, vần bằng, gieo ở...
Đọc tiếp

a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?

A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao

B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.

D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.

 

b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?

A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

 

c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).

1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận                                

2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …)                                

3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc.                                                                    

4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, …                                                                                               

5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. 

6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc.  

7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi                                                                 

8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.                          

0