K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2023

đám trẻ : chủ ngữ 

còn lại : vị ngữ

26 tháng 12 2023

76+76

 

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Các em nhỏ và cụ già1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! 

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?

A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

B. Vào buổi trưa nắng ắm

C. Vào một buổi bình minh

4
25 tháng 3 2019

Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.

24 tháng 12 2020

Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

Câu đầu tiên của đoạn 1

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám...
Đọc tiếp

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

1
16 tháng 2 2018

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là đại từ chỉ ngôi, từ nào là danh từ ?Viết tắt ĐT (đại từ), DT (danh từ) xuống dưới từ được gạch dưới để trả loiwg:a. Tôi1 còn nhớ, vừa ngẩng đầu lên, tôi2 liền bắt gặp những giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt hiền hậu của mẹ.3-Sao đấy, mẹ4 ?- Mẹ5 sung sướng quá, con6 ạ. Thế là con7 đã bắt đầu nuôi gia đình rồi.b.Sau một...
Đọc tiếp

Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là đại từ chỉ ngôi, từ nào là danh từ ?

Viết tắt ĐT (đại từ), DT (danh từ) xuống dưới từ được gạch dưới để trả loiwg:

a. Tôi1 còn nhớ, vừa ngẩng đầu lên, tôi2 liền bắt gặp những giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt hiền hậu của mẹ.3

-Sao đấy, mẹ4 ?

- Mẹ5 sung sướng quá, con6 ạ. Thế là con7 đã bắt đầu nuôi gia đình rồi.

b.Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ1 ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

. Bỗng các em2 dừng lại khi thấy một cụ già3 đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông mặt cụ4 mới hiền lành làm sao.

– Chuyện gì xảy ra với ông5 thế nhỉ ? – Một em trai6 nói.

–  Hay ông7 đánh mất cái gì ?

– Hay ông8 bị ốm ? - Mấy em9 khắc nói tiếp

 Các em10 tới chỗ ông cụ11. Em12 có mái tóc vằng như tơ lễ phép hỏi:

– Thưa ông13, chúng cháu14 có thể giúp gì ông15 không ạ ?

Cụ già16 thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên nhữnq tia ấm áp :

–  Ông21 đang rất buồn. Bà lão nhà ông22 nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi, ông23 ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Dẫu các cháu24 không giúp gì được, nhưng ông25 cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ26 lặng đi. Các em nhìn cụ, ái ngại. 

Một lát sau, chúng27 chào cụ28 ra về. Các em29 có nói lời gì đó với nhau. Nhưng rồi lời nói chuyện ríu rít ban nãy im hẳn.

0
Đọc truyện và trả lời câu hỏi:Các em nhỏ và ông cụ Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một ông cụ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông ông rất mệt mỏi, đôi mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?– Một em trai nói. - Hay ông cụ đánh mất cái gì?–...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

Các em nhỏ và ông cụ

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một ông cụ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông ông rất mệt mỏi, đôi mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

– Một em trai nói. - Hay ông cụ đánh mất cái gì?

– Chúng mình nên hỏi thử xem đi.

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

– Ông ơi, chúng cháu có thể giúp gì ông không ạ?

Ông cụ thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tin ấm áp:

– Cảm ơn các cháu! Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

Ông cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Vợ của ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ẩm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn ông cụ đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo mãi mới ra về.

                   (Theo V. A. Xu-khôm-lin-xki, Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

a. Ông cụ đã gặp khó khăn gì?

b. Các em nhỏ đã thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ ông cụ như thế nào?

c. Sự cảm thông, giúp đỡ của các em nhỏ mang lại điều gì cho ông cụ?

1
NG
2 tháng 8 2023

a. Vợ ốm nặng, nằm viện đã mấy tháng và khó mà qua khỏi.
b. Các em nhỏ đã lễ phép, quan tâm hỏi han, thương cảm, chia sẽ nỗi đau cùng ông cụ.
c. Ông cụ đã nhẹ lòng hơn so với trước khi gặp được các em nhỏ.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:''Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội'Câu 1: a) Xác định 2 cụm danh từ trong câu văn gạch chân.b) Xác định chỉ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

''Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội'

Câu 1: 

a) Xác định 2 cụm danh từ trong câu văn gạch chân.

b) Xác định chỉ từ trong câu văn gạch chân và cho biết chỉ từ vừa tìm được đảm nhiệm chức vụ gì.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích là gì?

Câu 3: Ếch ngồi đáy giếng va Thầy bói xem voi là câu chuyện ngụ ngôn đem đến cho người đọc bài học về nhận thức, nhắc người ta không được chủ quan trong cách nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh. Mỗi truyện lại có những điểm riêng. Hãy chỉ ra điểm riêng của bài học trong từng truyện ngụ ngôn trên.

Câu 4: Kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết.

Các hãy cho mình câu trả lời đúng, bạn nào có câu trả lời đúng nhất tớ sẽ tick

3
4 tháng 1 2020

dài quá bạn ơi !!!

4 tháng 1 2020

Câu 4: 

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.

Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể: "Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”

Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay đếm hương thuê ở ngoài xóm. Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Vănn sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Văn thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

3 tháng 10 2018

Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo từ hai tiếng tạo thành

+ Sự gần âm, giống nhau về âm tạo thành sự ngân vang về mặt âm

Khác nhau:

+ Đăm đăm: láy hoàn toàn

+ Mếu máo: láy phụ âm đầu

+ Liêu xiêu: láy phần vần