K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 9 2023

1.
Muốn lấy ví dụ thì em phải hiểu rõ khái niệm của lịch sử: là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Ví dụ: những việc em làm ở 5 phút trước đã trôi qua và hiện tại em đang làm việc khác.
2. 
một số kiến thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập lịch sử đã được em vận dụng vào thực tế: Em đã được biết về các di tích lịch sử, các di sản văn hoá và em sẽ đến tham quan khi đi du lịch
 

NG
19 tháng 9 2023

Tham khảo

Em thích nhất : Người Nguyên Thuỷ

Vì giúp cho em biết được xã hội và con người thời xưa như thế nào, đã làm được những gì để phát triển tới hiện tạ.

D
datcoder
CTVVIP
11 tháng 10 2023

- Em đã từng sử dụng nhiều kiến thức lịch sử liên quan đến toán học, vật lí, khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa … để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống.

- Ví dụ:

+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích ý nghĩa các hình ảnh in trên tờ tiền 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng, 500 nghìn đồng của Việt Nam.

+ Vận dụng kiến thức lịch sử về các nhân vật, sự kiện để giải đáp những thắc mắc về tên các con đường trong thành phố (đường 30/4, đường Mai Chí Thọ, Lê Văn Việt, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, …)

21 tháng 1 2021

Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…Trong thơ văn cỗ Việt Nam có một số tác phẫm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằng giang phú”cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.

 

 “Bạch Đằng giang phú” được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này. Bài cảm nhận về “Bạch Đằng giang phú” dựa trên văn bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên.

Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chữ, có những kiểu câu được quy pạm rõ rang. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể, có vần sử dụng phép đối rất sáng tạo:

… “Tiếng thơm đồn mãi,

Bia miệng không mòn.

Đến chơi sông chừ ủ mặt

Nhớ người xưa chừ lệ chan…”

Qua bài phú này, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gán liền với tên tuổi bao anh hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh

Hùng của dân tộc, sự bền vững của Tổ quốc muôn đời. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo của “Bạch Đằng giang phú”.

“Giương buồm giong gió chơi vơi”.

“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấmlòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.

Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngạon thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,…

Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “giang hồ” của mình:

“Nơi có người đi

Đâu mà chẳng biết”.

Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời.

“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.

“Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng”

Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trương” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:

“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,

Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”

“Bát ngát sóng kình muôn dặm”

Bạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”. Câu văn tả rhực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “ Đằng Vương các” “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng với trời xa một màu ). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết : “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằg máu người chết vẫn chưa khô”( Bạch Đằng giang –Dịch nghĩa ) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:

“ Bờ lau san sát

Bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy

Gò đầy xương khô

Bpờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” ( “Cửa Biển Bạch Đằng”).

Trương Hán Siêu miêu tả dòn sông Bạch Đằng bằng những đường nét, máu sắc gợi cảm.Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:

“ Buồn vì cảnh thảm

Đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.

Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”

“Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”

Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống đọng biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên:

“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,

Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.

8 tháng 11 2023

• Em đồng ý với ý kiến “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”.

• Giải thích: Lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tế bào. Cụ thể:

+ Vào những năm 1665, qua kính hiển vi tự chế thô sơ, Robert Hooke đã quan sát được hình dạng của các tế bào ở lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.

+ Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật.

+ Sau này, nhờ tiến bộ trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào.

24 tháng 12 2022

giúp mình với

 

 

24 tháng 12 2022

Để mà nói phan đình giót đã để lại cho em ấn tượng nhất. ko ngại j quản gian lao khi thấy quân ta cứ lên bước thì lại bị địc bắn mà hi sinh họ gọi là mưa đạn . trong đó anh đã thấy mục tiêu lao vào để láy thân mình lấp lỗ châu mai. khi mới hơn 20 tuổi 

16 tháng 9 2023

Vấn đề: Ý nghĩa của việc trân trọng các giá trị lịch sử

- Giải thích: giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy.

=> Giá trị lịch sử làm nên giá trị riêng của mỗi đất nước, dân tộc.

- Trân trọng giá trị lịch sử là thái độ, hành vi của con người đối với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc: học hỏi, giữ gìn, bảo vệ, kế thừa, phát huy,...

- Ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng.

+ Là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay, góp phần đẩy lùi sự “xói mòn” về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao lưu văn hóa toàn cầu.

+ Giúp con người chủ động tìm hiểu, từ đó có nhận thức sâu rộng hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước.

=> Có ý thức, trách nhiệm về vai trò của bản thân.

+ Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc.

29 tháng 5 2022

Tham khao:

-Lịch sử kể các câu chuyện đất nước, nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt mà đất nước trải qua, giúp thúc đẩy sự hiểu biết về các giá trị quốc gia và cam kết lòng trung thành với tổ quốc. Học lịch sử là cần thiết để trở thành người công dân tốt. Đây là lý do phổ biến nhất cho việc đưa lịch sử vào chương trình dạy học.

-Lịch sử cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý tình huống thông minh của người xưa trong cuộc sống, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử giáo dục lòng yêu nước qua các tấm gương khắc phục khó khăn, không ngại gian khổ, hy sinh, xả thân vì nước, thể hiện tinh thần “mình vì mọi người”.

dạ em cám mơn rất nhiềuu

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

+ Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....
+ Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

- Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.