K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2021
 Đặc điểm hình thứcChức năng
Câu nghi vấncó dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..dùng để hỏi
Câu cầu khiếncó các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm thandùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,...
Câu cảm tháncó các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm thandùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)
10 tháng 3 2021

hihako biết bạn ạ

 

28 tháng 12 2016

1.

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt...

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào...

2.


- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
3.

+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

4.

Thí nghiệm: Đặt chậu cây vào chỗ tối. Dùng giấy đen bịt kín một phần lá ở hai mặt. Đem chậu cây ra chỗ có ánh sáng.Tẩy diệp lục của lá, rồi rửa sạch lá trong nước ấm.Bỏ lá vào cốc có dung dịch iốt loãng.

Chất mà là chế tạo được khi có ánh sáng là tinh bột.

28 tháng 12 2016

mink rất cần nókhocroi

16 tháng 10 2016

Câu 1 :

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 2 : 

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền

- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ

16 tháng 10 2016
Câu 3 :  Các loại rễ biến dạng:  - Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. Ví dụ : cây củ cải, cà rốt ... - Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. Ví dụ : cây trầu không ... - Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí Ví dụ : cây bụt mọc ... - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ : cây tầm gửi, dây tơ hồng ... Câu 4 : - Thân củ : Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa. Ví dụ : củ su hào, củ khoai tây ... - Thân rễ : Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa. Ví dụ : Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta - Thân mọng nước : Dự trữ nước. Quang hợp Ví dụ : Xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…
23 tháng 12 2016

Câu 1:

Giống nhau: đều có vỏ( biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa( Các bó mạch, ruột)

Khác nhau:

Rễ( miền hút):

Biểu bì có lông hút

Thịt vỏ không có diệp lục tố

Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành một vòng

Thân non:

Biểu bì không có lông hút

Thịt vỏ có diệp lục tố

Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ

Câu 2:

  • Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá
  • Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép

- Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến. Cả cuống và phiến rụng cùng lúc. ( Vd: lá bàng, lá cây dâu, lá mồng tơi,..)

-Lá kép: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con chỉ mang 1 phiến( lá chét), chồi nách chỉ có ở cuống chính, không có ở cuống con. Thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. (Vd: lá hoa hồng, lá phượng,..)

Câu 3:

  • Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá.

Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt hình dạng và kích thước khác nhau, là phận rộng nhất của lá giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.

Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung

Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép

  • Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

Câu 4

  • Nước + khí cac bô nic →​ *trên mũi tên là ánh sáng, dưới mũi tên là chất diệp lục* Tinh bột + khí ôxi
  • Ý nghĩa của quang hợp: các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo thành cần cho sự sống của hầu hết tất cả các sinh vật trên sự sống này kể cả cong người

Câu 5:

Sơ đồ hô hấp:

  • Các chất hữu cơ + Khí ôxi → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước
  • Hô hấp có ý nghĩa quan trọng với cây vì hô hấp tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây.

Câu 6:

  • Ngoài chức năng quang hợp, hô hấp, lá còn có chức năng thoát hơi giúp cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời
23 tháng 12 2016

câu 2: lá gồm 3 bộ phận: cuống , gân, phiến.

Lá có 2 loại là lá đơn và lá kép:

Lá đơn: cuống lá nằm dưới chồi nách, mỗi cuống mang một phiến lá.

VD:mồng tơi,...

Lá kép : mang một cuống chính phân nhiều cuống con, mỗi cuống mang 1 phiến lá gọi là lá chét.

VD:hoa hồng,...

6 tháng 9 2017

a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình

- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo

- Khác :

    + Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)

    + Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).

b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :

- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.

- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.

- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn

- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.