K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Trang phục áo dài:  Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Từ lâu câu nói trên đã in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam để tưởng nhớ đến vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Hàng năm, cứ đến tháng 3 Âm lịch du khách thập phương lại cùng xuôi về vùng đất Phú Thọ để tham dự lễ hội Đền Hùng.

Theo quy định của nhà nước, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm người dân trên toàn quốc sẽ chính thức được nghỉ để ghi nhớ công ơn mười tám vị Vua Hùng đã có công dựng nước, đây cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dan tộc ta.

Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

2 tháng 2 2023

+ Địa danh: Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội.

+ Lịch sử hình thành: Từ hơn 500 năm trước.

+ Sản phẩm: Đồ gốm mĩ nghệ

2 tháng 2 2023

+ Địa danh: Tây Hồ - Phú Hồ - Phú Vang - Thừa Thiên Huế

+ Lịch sử hình thành: Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.

+ Sản phẩm: Nón lá

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

Địa phương: Hà Nội

* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:

- Ẩm thực:

+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.

+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....

+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

* Yêu cầu số 2:

- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)

+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

5 tháng 2 2023

- Truyền thống lễ hội Carnaval Hạ Long 

- Lễ hội là khởi đầu cho một mùa hè sôi nổi ở Hạ Long, và thường được tổ chức vào cuối tháng 4 - đầu tháng năm, trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5. 

8 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Tham khảo: Khám phá đất nước Oman

- Văn hóa của Oman được chia sẻ nhiều đặc điểm văn hóa với các nước láng giềng Ả Rập, đặc biệt là các nước của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Tuy nhiên, có những yếu tố quan trọng khiến Oman trở nên độc đáo ở Trung Đông. Điều này là kết quả từ địa lý và lịch sử cũng như từ văn hóa và kinh tế.

- Trang phục

+ Trang phục dân tộc của nam giới ở Oman bao gồm áo khoác, một chiếc váy đơn giản, không cổ, dài đến mắt cá chân và tay áo dài. Màu trắng là màu phổ biến nhất đối với Dishdasha, nhưng cũng có thể có các màu khác. Trang trí chính của áo là một tua (furakha) ở đường viền cổ áo, có thể ngâm trong dầu thơm. Dưới thời Dishdasha, đàn ông mặc quần tây rộng, thùng thình ôm sát cơ thể từ thắt lưng. Sự khác biệt khu vực đáng chú ý nhất trong thiết kế Dishdasha là phong cách thêu, thay đổi theo độ tuổi. Vào những dịp trang trọng, một chiếc áo choàng màu đen hoặc màu be được gọi là bisht có thể được mặc bên ngoài món ăn. Hình thêu trên áo dài này thường được làm bằng chỉ bạc hoặc vàng và có những họa tiết phức tạp.

+ Phụ nữ Oman mặc váy. Trang phục dân tộc nổi bật với các biến thể rõ ràng theo vùng. Toàn bộ bộ sản phẩm có màu sắc rực rỡ và trang trí và thêu tràn đầy năng lượng.Ẩm thực Oman Ẩm thực Oman rất đa dạng và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa.

- Ăn uống

+ Người Oman thường ăn bữa chính vào giờ ăn trưa, trong khi bữa tối nhẹ hơn. Trong tháng Ramadan, bữa tối diễn ra sau khi cầu nguyện taraweeh, đôi khi đến 11 giờ đêm. Tuy nhiên, lịch trình ăn tối khác nhau tùy thuộc vào từng gia đình: arsia là một bữa ăn lễ hội bao gồm cơm xay nhuyễn và thịt.

+ Một món ăn phổ biến khác trong ngày lễ là Shuwa, được làm từ thịt luộc. Gia vị và các loại thảo mộc trước khi nấu để tạo cho nó một hương vị rất đặc biệt. Cá cũng thường là món chính và cá bơn là một thành phần phổ biến. Mashuai là món ăn được chế biến từ cá vược nướng nguyên con và ăn kèm với cơm chanh muối.

+ Bánh mì Rukhal mỏng và tròn, ban đầu được nướng trên ngọn lửa lá cọ. Nó được phục vụ trong tất cả các bữa ăn, thường là với mật ong Omani vào bữa sáng hoặc nấu với cà ri cho bữa tối. Thịt gà, cá và thịt cừu thường được sử dụng trong các món ăn.

Halwa là một món tráng miệng bánh ngọt rất nổi tiếng, chủ yếu bao gồm đường thô nấu với quả óc chó. Nó có nhiều hương vị khác nhau, phổ biến nhất là Black Halwa (Original) và Saffron Halwa. Halwa là biểu tượng của lòng hiếu khách của người Oman truyền thống đi kèm với cà phê.

+ Cũng như ở các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư khác, đồ uống có cồn chỉ dành cho không phải là người Hồi giáo, nó có thể được tìm thấy trong nhiều khách sạn và một số nhà hàng.

- Lễ hội: Để đẩy mạnh ngành du lịch, hàng năm Chính phủ Oman đã tổ chức chương trình lễ hội Khareef với nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo. Vào dịp này, du khách được thưởng thức các điệu nhảy truyền thống, thăm các danh lam xanh mướt hiếm thấy ở vùng sa mạc, bảo tàng, tới các làng nghề truyền thống, đặc biệt được tham gia các trò chơi, thưởng thức các bữa ăn truyền thống...

25 tháng 12 2022

loading...

25 tháng 12 2022

Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.

Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.

Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.

 
18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...

-  Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....

+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...