K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Bức thông điệp gợi ra trong em từ đoạn trích là: dù có đi xa đến đâu, con người cũng không bao giờ quên quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất, là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ. Dù có bao nhiêu khó khăn, gian khổ, con người cũng luôn hướng về quê hương, mong muốn được trở về một ngày nào đó.

Trong đoạn trích, ông lão kể cho thằn lằn nghe về quê hương của ông. Ông kể về mưa, gió, ốc sên, tắc kè... Những con vật bình dị, thân thuộc ấy đã gợi lại trong ông những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ. Ông cũng kể về những khó khăn, gian khổ mà ông đã phải trải qua khi đi xa quê hương. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, ông vẫn không bao giờ quên quê hương.

Bức thông điệp của đoạn trích là một lời nhắc nhở con người hãy luôn hướng về quê hương, dù có đi xa đến đâu. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi có những người thân yêu nhất, là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ.

 

12 tháng 12 2021

BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm biểu cảm

Cho thấy câu chuyện mà ông kể cho thằn lằn nghe.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC-HIỂU THAM KHẢOĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:ĐỀ 1: “Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây, chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,… May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy...
Đọc tiếp

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC-HIỂU THAM KHẢO

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐỀ 1:

“Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây, chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,… May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất”.

                                                                   (Trích Giọt sương đêm, Trần Đức Tiến). Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu: “Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế”

Câu 4. Rút ra thông điệp ý nghĩa nhất với em qua đoạn trích trên. Lí giải thông điệp.

0
*Đề 1: HS đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hởi bên dưới:[...]Rồi ông kể cho Thằn Lằn nghe.Chuyện mây, chuyện gió,chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm heo hút này lại giống cái xóm nhỏ của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt làm ăn xa, mãi làm ăn,ông quên khuấy đi mất.    -Tôi về quê đậy bác ạ   ...
Đọc tiếp

*Đề 1: HS đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hởi bên dưới:

[...]Rồi ông kể cho Thằn Lằn nghe.Chuyện mây, chuyện gió,chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm heo hút này lại giống cái xóm nhỏ của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt làm ăn xa, mãi làm ăn,ông quên khuấy đi mất.

    -Tôi về quê đậy bác ạ

    Bọ Dừa khóac ba lô, hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn. Thằn lằn ngơ ngẫn nhìn theo khách hồi lâu, rối lại phi đến nhà cụ giáo Cóc.Chú kể cho Sọ Dừa nghe chuyện hôm qua nhớ quê đến mất ngủ, sáng nay sấp ngưa bay về.Nghe xong cụ giáo ho khụ khụ

-         Ấy đấy !Chú thấy chưa.Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương. [...]

Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.

Câu 3: Điều gì làm Bọ Dừa nhớ quê nhà?

Câu 4Việc Bọ Dừa quyết định về quê gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5 Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

Thằn lằn ngơ ngẫn nhìn theo khách hồi lâu, rồi lại phi đến nhà cụ giáo Cóc.

1
7 tháng 12 2021

Câu 1 : Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến

C2 : Thằn Lằn ; Ốc Sên ; Tắc Kè ; Bọ Dừa ;Cóc ; Sọ Dừa ; Gió

C3 : Nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ làm ông nhớ quê

C4 : Không biết

C5 : Không biết :(

26 tháng 2 2022

`-` Có 2 biện pháp tu từ trong đoạn trích : nhân hóa và liệt kê.

`-` Biện pháp tu từ : nhân hóa "Thằn Lăn nghe"

`-` Tác dụng : Nhân hóa Thằn Lăn có những hành động giống con người để làm cho con vật thêm sinh động và cũng đồng thời thể hiện sự thân thiện của Thằn Lằn khi kể chuyện.

`-` Biện pháp tu từ : Liệt kê "chuyện mây, chuyện gió, chuyện ốc sên, chuyện tắc kè...."

`-` Tác dụng : sử dụng biện pháp liệt kê để nói lên rằng ông rất có nhiều chuyện để kể, tâm sự cho Thằn Lằn nghe.

 

23 tháng 2 2018

A/Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?Gợi ý:– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?• Em gặp bà tiên, ông bụt,......
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gợi ý:

– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?

– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?

• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?

• Em sẽ nói những gì?

• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?

• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

2. Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.

– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

3. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?

– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

– Câu cuối có ấn tượng không?

– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

– ?

4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

1
NG
15 tháng 10 2023

1.

- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…

- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật

- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất. 
3. 

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

4. 

Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.

28 tháng 12 2021

hưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”

Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.