K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2018

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :

- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:

    + Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.

    + Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.

    + Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.

- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:

    + Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

    + Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….

    + Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:

    + Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

    + Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.

    + Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

    + Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.

    + Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.

    + Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …

Nội dung chính

Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Mình khuyên mấy bạn nè:Em nghĩ rằng bức tranh này đã phác họa lên hình ảnh facebook đã gia tăng và đã làm mất bao nhiêu thời gian cho thế hệ học sinh ngày nay. Facebook tuy phát triển giúp cho nhu cầu giao tiếp của con người dễ dàng hơn ưng nó đã làm mất bao nhiêu thời gian của con người và nhất là những thế hệ trẻ học sinh ngày nay. Tái hiện của bức ảnh, em thấy con người trong ảnh đã...
Đọc tiếp

Mình khuyên mấy bạn nè:

Em nghĩ rằng bức tranh này đã phác họa lên hình ảnh facebook đã gia tăng và đã làm mất bao nhiêu thời gian cho thế hệ học sinh ngày nay. Facebook tuy phát triển giúp cho nhu cầu giao tiếp của con người dễ dàng hơn ưng nó đã làm mất bao nhiêu thời gian của con người và nhất là những thế hệ trẻ học sinh ngày nay. Tái hiện của bức ảnh, em thấy con người trong ảnh đã sống trong một thế giới ảo của facebook, luôn chăm chăm vào nó và nó đã làm mất bao nhiêu thời gian của người trong tranh.    

Facebook đã làm cho con người mê hoặc vào nó, họ quá coi trọng những người bạn ảo mà quên đi sự hiện diện của mọi người xung quanh mình. Thời mạng xã hội chưa phát triển, gia đình thường quây quân bên nhau, nói chuyện vui vẻ, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Còn bây giờ mỗi người một máy,sử dụng facebook đối với họ còn có sức hút hơn những người thân yêu, khiến cho tình cảm của những người trong gia đình không còn gắn bó. Họ chỉ là nhốt mình trong cuộc sống ảo của thế giới facebook và họ không biết rằng cuộc sống này đang còn nhiều điều hay và thú vị đang chờ họ khám phá .   Mạng xã hội , facebook là những trong mỗi vấn đề đáng lo ngại  đang cướp mất đi tình cảm giữa người với người, giảm tương tác giữa người thân của mình và những người xung quanh. Dần dần mối quan hệ sẽ bị mờ nhạt không còn thân thiết. Và em sợ một ngày nào đó việc nghiện mạng xã hội sẽ lấn át đi sự tương tác, trao đổi giữa con người với nhau. Face book sẽ là mối ngăn chạn lớn cho những thế hệ học sinh mai sau .   

Để tránh nghiện facebook, chúng ta nên giảm bớt, kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị điện thoại và hãy  thiết lập các kế hoạch, mục tiêu hoạt động trong ngày, ưu tiên các công việc chính như học tập, công tác, chăm sóc bản thân, tập thể dục, đặc biệc là vào buổi sáng. Những thời gian thường sử dụng mạng xã hội, làm một công việc khác tích cực hơn thay thế. Dành nhiều thời gian cho người xung quanh, tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện trực tiếp với mọi người và người thân thay vì sử dụng mạng xã hội , facebook để trò truyện.Cuộc sống này luôn dang tay đón chào chúng ta tận hưởng những vẻ đẹp mới để cho chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook , mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau ?

Các bạn hãy chung tay góp sức, tuy mình là một người công dân nhỏ bé  nhưng bạn có thể tuyên truyền với mọi người tác hại xấu của facebook sẽ làm cho con người ảnh hưởng thế nào và hãy nói ràng : "Ở trong cuộc sống này đang có nhiều điều cần chúng ta khám phá, vậy nên hãy thoát  những thế giới ảo của facebook để chúng ta có thể tận hưởng cuộc đời trọn vẹn và vui tươi " .

 

Chú ý hơn nhé, đừng chs nhìu quá!

Khuyên tí thôi đừng ném gạch!

4

hí lu bn chủ tus cute phô mai que ~ 

thanks vì đã nhắc và khuyên bn tớ như v nhưng bn oy 

đây là chỗ hok ( not_pải_fb_ạ ) 

thik thỳ bn lên face mak khuyên 

Nếu bn cảm thấy phiền thỳ I am sorry nhá ! ( ko cố ý muốn mắng bn chỉ tại bn wa đà wa bn ạ ) 

thik thỳ kb ko thik thỳ thui khỏi ( thật lòng khuyên bn đừng nên spam như v ) 

#ri'ss

7 tháng 2 2019

mk ko phải cute phô mai que ok

26 tháng 8 2016

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8,  hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa  con người với con người. 

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: 
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
“Anh em như thể tay chân 
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau"

26 tháng 8 2016

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: 
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
“Anh em như thể tay chân 
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau"

Câu 1: Yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? *1 điểmLà truyền thống tốt đẹp của dân tộc làm cho xã hội lành mạnh, giúp cho con người sống đẹp hơn.Là điều kiện cần thiết để con người gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.Góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.Giúp con người có thể thăng tiến nhanh trong công việc.Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự...
Đọc tiếp

Câu 1: Yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? *

1 điểm

Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc làm cho xã hội lành mạnh, giúp cho con người sống đẹp hơn.

Là điều kiện cần thiết để con người gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.

Giúp con người có thể thăng tiến nhanh trong công việc.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? *

1 điểm

Tích cực học tập, phát huy truyền thống gia đình.

Đưa nghề làm gốm ra thị trường nước ngoài.

Bỏ nghề truyền thống gia đình để làm việc khác.

Truyền lại kinh nghiệm cho con cháu.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện yêu thương con người ? *

1 điểm

Bóc lột sức lao động của người giúp việc.

Tham gia các hoạt động nhân đạo.

Luôn giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Biết hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác khi cần thiết.

Câu 4: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là gì? *

1 điểm

Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

Chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân không biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình và dòng họ? *

1 điểm

Sống trong sạch và lương thiện.

Không lưu giữ nghề truyền thống của gia đình.

Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.

Tham gia quảng bá làng nghề.

Câu 6: Trái với siêng năng, kiên trì là gì? *

1 điểm

Trung thực, thẳng thắn.

Lười biếng, ỷ lại.

Cẩu thả, hời hợt.

Qua loa, đại khái.

Câu 7: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người như thế nào? *

1 điểm

Thành công ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Sống yêu thương mọi người.

Yêu đời hơn.

Không còn buồn phiền.

Câu 8: Để rèn luyện siêng năng, kiên trì con người cần phải làm như thế nào? *

1 điểm

Việc dễ mới làm.

Việc khó dễ dàng bỏ qua.

Bỏ dở giữa chừng công việc.

Có mục đích và cách làm việc rõ ràng.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì? *

1 điểm

Vượt đèn đỏ.

Thường xuyên không làm bài.

Bỏ học chơi game.

Luôn làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

Câu 10: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về tôn trọng sự thật?

1 điểm

Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.

Trẻ con thì không cần nói thật.

Nói đúng sự thật là do mình quyết định.

Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

Xóa lựa chọn

Câu 11: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? *

1 điểm

Làm cho con người nghi ngờ lẫn nhau.

Làm cho con người không tự tin vào bản thân.

Làm cho tâm hồn không thanh thản.

Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn giúp con người tin tưởng gắn kết với nhau hơn.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tự lập? *

1 điểm

Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

Dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

Luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

Tìm mọi thủ đoạn để mình được thành công.

Câu 13: Tự lập có ý nghĩa như thế nào? *

1 điểm

Giúp con người có thể có nhiều tiền và được mọi người trọng vọng.

Giúp con người thành công trong cuộc sống và được mọi người yêu mến.

Giúp cho mọi người có cuộc sống xa hoa, phú quý.

Giúp cho bạn bè gần gũi, yêu thương nhau hơn.

Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì? *

1 điểm

Đục nước béo cò.

Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.

Há miệng chờ sung.

Chị ngã em nâng.

Câu 15: Hành động nào không biểu hiện lòng yêu thương con người? *

1 điểm

Quyên góp sách giáo khoa cũ, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ lụt.

Chăm sóc, quan tâm ông bà, bố mẹ, anh chị em của mình khi bị ốm đau.

Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp và trong trường.

Chế giễu, cười đùa bạn bè yếu thế hơn mình.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện siêng năng, kiên trì? *

1 điểm

Không học bài, làm bài mà thầy cô yêu cầu.

Giả vờ đau chân để không phải học thể dục.

Tự học Tiếng Anh khi rảnh rỗi.

Làm việc bỏ dở ngắt quãng theo ngẫu hứng.

Câu 17: Hành vi nào thể hiện N là người siêng năng, kiên trì? *

1 điểm

N thường xuyên trốn học.

N luôn giúp mẹ làm việc nhà.

N không phụ giúp mẹ bán hàng.

N thường bỏ qua các công việc để đi chơi với bạn.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây không thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? *

1 điểm

Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

Không quay cóp trong giờ kiểm tra.

Không nói dối.

Quay cóp trong giờ kiểm tra.

Câu 19: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập? *

1 điểm

Tự mình đi xe đạp đến trường.

Nghiêm túc làm bài kiểm tra.

Khi thi trao đổi đáp án với bạn.

Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 20: Hành động nào dưới đây thể hiện tính tự lập? *

1 điểm

D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ còn mình thì đi chơi.

K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.

M thường để mẹ nhắc nhở mới đi học bài.

H luôn tự đi học và đi học đúng giờ.

Câu 21: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện tính tự lập? *

1 điểm

Nhờ mẹ chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.

Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.

Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.

Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 22: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì? *

1 điểm

Quan tâm, động viên, khích lệ con kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Yêu thương con cháu trong gia đình, dòng họ.

Giúp đỡ con cháu trong gia đình, dòng họ.

Quan tâm con cháu trong gia đình, dòng họ.

Câu 23: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. H- bạn của C đã báo với giáo viên để kịp thời can thiệp. Trong tình huống này, việc làm của H thể hiện H là người như thế nào? *

1 điểm

Ích kỉ, nhỏ nhen.

Là người ngay thẳng, tôn trọng sự thật.

Là người nhiều chuyện.

Không phải là người đáng tin cậy.

Câu 24: Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì? *

1 điểm

Thích thể hiện mình trước đông người.

Muốn được mọi người trên xe khen mình.

Thể hiện sự thật thà.

Lòng yêu thương con người của bạn A.

Câu 25: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì? *

1 điểm

Tinh thần yêu nước.

Tinh thần đoàn kết.

Lòng yêu thương, tương thân tương ái.

Lòng trung thành.

Câu 26: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Là lớp trưởng N luôn lắng nghe và phân tích để lựa chọn ý kiến đúng nhất. Việc làm đó thể hiện điều gì? *

1 điểm

N là người cẩn thận, kỹ tính.

N là người biết tôn trọng sự thật.

N là người nhút nhát, kém cỏi.

N là người luôn lo chuyện của người khác.

Câu 27: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà để mặc chị gái và mẹ chuẩn bị đồ dùng cho T mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì? *

1 điểm

T là người tự lập.

T là người ỷ lại.

T là người tự tin.

T là người tự ti.

Câu 28: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác? *

1 điểm

Bác là người vĩ đại.

Bác là một anh hùng.

Bác là người tự lập.

Bác là người khiêm tốn.

Câu 29: Trong dợt dịch Covid 19 kéo dài ở thành phố Hồ Chí Minh, rất nhiều y bác sỹ đã gác lại công việc và gia đình để lên đường làm nhiệm vụ chống dịch, chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch.Theo em, hành động của đội ngũ y bác sỹ đã mang lại điều gì? *

1 điểm

Giúp cho thành phố Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn.

Khiến cho người dân trong đó cảm thấy mặc cảm.

Khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.

Khiến cho tình hình dịch bệnh càng căng thẳng.

Câu 30: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty "Thái độ sống Attitude Is Altitude". Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Nhận xét nào dưới đây là đúng về câu chuyện của Nick? *

1 điểm

Nick là người rất may mắn và rất giàu.

Nick là người có mối quan hệ rất rộng rãi.

Nick là người có khả năng kinh doanh rất giỏi.

Nick là tấm gương sáng về đức tính tự lập, biết vươn lên trong cuộc sống.

Quay lại

Gửi

Xóa hết câu trả lời

 

4
27 tháng 12 2021

thi ko dám ạ

27 tháng 12 2021

luyen thoi ban a

Xin chào các bạn, mình là Mỹ Anh.Hôm nay,mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cuốn sách tên là : Kỹ năng sống dành cho học sinh - Lòng biết ơn. Ở lứa tuổi chúng ta, hầu như các bạn chỉ chăm lo đến việc học của mình mà có lẽ quên đi rằng kỹ năng sống của mình cũng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Và mình thấy được bộ sách “Kỹ năng sống dành cho học sinh” rất phù hợp...
Đọc tiếp

Xin chào các bạn, mình là Mỹ Anh.Hôm nay,mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cuốn sách tên là : Kỹ năng sống dành cho học sinh - Lòng biết ơn. Ở lứa tuổi chúng ta, hầu như các bạn chỉ chăm lo đến việc học của mình mà có lẽ quên đi rằng kỹ năng sống của mình cũng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Và mình thấy được bộ sách “Kỹ năng sống dành cho học sinh” rất phù hợp và hữu ích với lứa tuổi chúng ta. Bộ sách này của NXB Văn học, gồm 7 cuốn: Lòng biết ơn, Biết chấp nhận, Biết trân trọng, Sự kiên cường, Học cách sống, Biết lựa chọn. Và sau đây, mình xin được giới thiệu quyển “Lòng biết ơn-Đến lúc đó con có còn nắm tay mẹ nữa hay không ?”. Quyển sách có 45 câu chuyện được chia làm 3 phần với các chủ đề: Vị trí của tình yêu thương, Yêu thương trọn vẹn, Có tình yêu thương sẽ không cảm thấy chân trời còn xa nữa. Mỗi câu chuyện trong cuốn sách có thể không quá dài nhưng nó lại chứa đựng những nội dung và bài học vô cùng ý nghĩa. Sau mỗi câu chuyện đều có phần suy ngẫm. Suy ngẫm về bài học trong câu chuyện và đưa vào áp dụng cuộc sống. Các câu chuyện đều có nội dung hướng về tình yêu thương bao la vô tận cha mẹ dành cho con cái và từ đó giáo dục lòng biết ơn cho những người có bổn phận làm con. Tình yêu thương ấy có thể không được thể hiện bằng những việc lớn lao, bằng nhiều vật chất mà là từ những việc làm, cử chỉ quan tâm nhỏ nhất cũng đã chứa đựng bao tình thương của mẹ cha. Đọc cuốn sách, đôi lúc tôi đã khóc khi tưởng tượng ra hình ảnh người cha cõng đứa con tật nguyền đi học hát phải vượt qua con đường gồ ghề, khúc khuỷu hàng chục cây số. Tấm lưng của ông dần còng xuống nhưng người cha ấy vẫn muốn cùng con đốt cháy bừng lên ước mơ của con. Hay một người mẹ có đứa con học kém nhất lớp nhưng bà không trách mắng con mà lại động viên, khích lệ, khen ngợi con. Và rồi sau này cậu bé kém cỏi ngày ấy trở thành sinh viên của một trường đại học trọng điểm. Các bạn ạ, cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con của mình, chỉ là tình yêu thương ấy không được thể hiện theo cách chúng ta muốn mà thôi. Trong cuộc đời mỗi con người, những việc đòi hỏi phải giải quyết cho trọn vẹn là vô hạn nhưng cơ hội để báo đáp ân tình của cha mẹ là hữu hạn. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội ấy thì cả đời ta sẽ sống trong ân hận, day dứt. Đọc cuốn sách để những câu chuyện về tình cha, tình mẹ dần thấm vào tâm hồn chúng ta. Làm ta thấy yêu, thấy thương, thấy qúy cha mẹ hơn. Để từ đó ta thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một tấm lòng chan chứa tình yêu hương và sự chân thành. Hãy đọc quyển sách hay này nhé!

3
4 tháng 12 2018

Hay quá ! 

Mình chấm 10 / 10 ! 

Very good 

Mình chắc chắn bạn là một hs giỏi môn Văn .

12 tháng 10 2021

Hay quá ! 

Mình chấm 10 điểm luôn! 

Very good !

Mình chắc chắn bạn là một hs giỏi môn Văn .