K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 a. Read about writing festival blog posts. Then, read the blog post about the Khánh Hạ Festival again and circle the information about the festival's history.(Đọc về bài đăng blog lễ hội. Sau đó đọc lại bài blog về lễ hội Khánh Hạ và khoanh thông tin về lịch sử lễ hội.)Writing Skill (Kỹ năng viết)Writing blog posts about festivals (Viết blog về lễ hội)To write a good blog post about a festival, you should (Để viết một bài blog hay về...
Đọc tiếp

 a. Read about writing festival blog posts. Then, read the blog post about the Khánh Hạ Festival again and circle the information about the festival's history.

(Đọc về bài đăng blog lễ hội. Sau đó đọc lại bài blog về lễ hội Khánh Hạ và khoanh thông tin về lịch sử lễ hội.)

Writing Skill (Kỹ năng viết)

Writing blog posts about festivals (Viết blog về lễ hội)

To write a good blog post about a festival, you should (Để viết một bài blog hay về lễ hội, bạn nên): 

1. Begin with a title - The name of the festival: The Hội An Lantern Festival 

(Mở đầu với một chủ đề - Tên lễ hội: Lễ hội đèn lồng Hội An)

2. Describe the location - Where the festival is: The festival takes place in Hội An Old Town. 

(Mô tả địa điểm - nơi lễ hội diễn ra: Lễ hội diễn ra ở phố cổ Hội An.)

3. Say when it happens - The date(s) of the festival: every month January/Autumn 

(Nói khi nào nó xảy ra - Ngày tổ chức lễ hội: mỗi tháng Một/ mùa thu)

4. Explain the history (optional): The festival started in 1998 to celebrate the monthly full moon. 

(Giải thích lịch sử (tùy chọn): Lễ hội bắt nguồn từ năm 1998 để đón trăng tròn hàng tháng.)

5. Add extra details - The things that happen in the festival: During the festival, the local people light colorful lanterns. 

(Thêm chi tiết - Những gì xảy ra ở lễ hội: Suốt lễ hội, người dân địa phương thắp đèn màu.)

6. Give an opinion (optional): It is a very beautiful festival.

(Đưa ra ý kiến/ quan điểm (lựa chọn): Nó là một lễ hội tuyệt.)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 10 2023

The information about the Khánh Hạ Festival's history:

(Thông tin về lịch sử lễ hội Khánh Hạ)

The festival celebrates the victory of the Truong brothers. Over 1,500 years ago, the brothers defeated some demons in a mud ball wrestling game. 

(Lễ hội kỷ niệm chiến thắng của anh em nhà Trương. Hơn 1500 năm trước, hai anh em đã đánh bại một số con quỷ trong một trò chơi đấu vật bóng bùn.)

28 tháng 4 2020

Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked,offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.

Chúc bạn học tốt!!

18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

8 tháng 5 2021

1,3. In Vietnam there are many festivals. Most festivals are wonderful and interesting. Here I would like to tell a few festivals that I think are the most important. The first is the Hung Temple Festival - the death anniversary of King Hung Vuong. This is a traditional festival of Vietnamese people commemorating Hung Vuong's country building. A traditional ceremony is held annually on the 10th day of the third month of the lunar calendar at Hung Temple. Next is the Perfume pagoda festival. Perfume Pagoda is a famous landmark. Unlike any pagoda, Huong pagoda makes a collection of many caves and pagodas in a combined structure that is both natural and artificial. The attraction of Huong Son is not only on the outside but also on the inside. That is the deep beauty rich in folk philosophy of the cave. Therefore, the Huong pagoda festival is one of the most interesting in Vietnam. Thirdly, the Bai Dinh pagoda festival is a pilgrimage festival to the ancient capital of Hoa Lu in Ninh Binh province. The annual Bai Dinh festival always attracts many tourists to participate. Tourists come here not only to worship and offer incense to Buddha but also to travel to spring, to admire the magnificent scenery, to mingle with the vast and pure sacred space in the Buddha realm. In Loc Vuong Ward, Nam Dinh City, Nam Dinh Province, Tran Temple Festival is held from 15th to 20th of the eighth lunar month every year in Loc Vuong ward, Nam Dinh city, Nam Dinh province to gratitude for the work of 14 Tran kings. Since 2000, Nam Dinh has held the Opening Ceremony of Tran Temple at dawn on January 15. At first, the custom of opening the seal was confined to the village of Tuc Mac, gradually becoming a great festival. The above are just some of the wonderful festivals in Vietnam, I like the most, the ceremony to Hung because it shows the gratitude of our people to the Hung kings for making the country.

8 tháng 5 2021

1. Dalat Flower Festival is a festive event held in Da Lat city, Lam Dong, Vietnam and some other localities in Lam Dong province in December - the month when Dalat has the best weather of the year. Flower Festival is an opportunity for the city to display and exhibit vegetables, flowers and ornamental plants from the locality as well as from many regions of the country and some other countries with the aim of attracting tourists to visit. resting in Da Lat, promoting economic growth for the city. Flower Festival is also an activity to honor the value of flowers and flower growing, to call for investment in the flower growing industry of Dalat, as well as to promote the image and beauty of the city, culture and people of Dalat. . This is an event of national and international stature, what do you think, if you want to go to Da Lat, please refer to my article.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

     Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp G, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.

     Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

     Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

     Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

     Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

     Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1) 

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề: 

- Đối tượng cần thuyết phục: Ban Chủ nhiệm của Câu lạc bộ. 

- Mục đích: Thuyết phục Ban Chủ nhiệm chấp nhận em trở thành thành viên mới.

- Cách thức thuyết phục: Viết bài luận về bản thân để gửi Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn:

+ Điều kiện kết nạp thành viên của Câu lạc bộ là gì?

→ Thành tích học tập tốt, có niềm đam mê và quan tâm đặc biệt tới nội dung hoạt động của CLB.

+ Năng lực của bản thân trong việc đáp ứng các điều kiện của Câu lạc bộ như thế nào?

→ Tự nhận thấy bản thân có khả năng đáp ứng và mong muốn cống hiến, hoạt động và học hỏi trong CLB

+ Nguyện vọng của em là gi?

→ Giao lưu hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, có thể làm quen nhiều người có cùng sở thích, giúp đỡ nhau trong học tập

+ Em cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ ra sao?

→ Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương

- Lập dàn ý cho bài viết:

- Lập dàn ý cho bài thảo luận:

Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mong muốn gia nhập Câu lạc bộ và khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của một tình nguyện viên trong việc tổ chức hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương

Thân bài

+ Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điếm.

+ Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau: 

• Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, lớp, hiểu biết, mục đích tham gia Câu lạc bộ, ...). 

• Niềm yêu thích, sự sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết,... của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

• Khả năng tham gia hỗ trợ (hoặc tổ chức) các hoạt động lễ hội hay giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. Ví dụ: Viết bài giới thiệu, viết nội quy, hướng dẫn khách tham gia lễ hội/ di tích; biên tập, cập nhật thông tin về lễ hội/ di tích trên trang web của địa phương: tham gia tổ chức hoạt động tìm hiểu thực tế cho các đoàn khách, nhất là học sinh, sinh viên và người nước ngoài (nếu em giỏi ngoại ngữ) ... 

• Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ và địa phương

Kết bài

+ Khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia Câu lạc bộ và thực hiện các hoạt động được phân công 

+ Cảm ơn Ban Chủ nhiệm về sự quan tâm đọc và xét duyệt.

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập.

- Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp, thể hiện sự chân thành, nghiêm túc và mong muốn được đáp ứng nguyện vọng của bản thân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính thưa Ban quản lý di tích Thành phố Hà Nội

Em là Lê Kim Ngân, lớp 10A7, trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình.

Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài luận đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để phát hiện lỗi và tự sửa lỗi theo hướng dẫn sau:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Mở bài: Đã dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết chưa?

- Thân bài:

+ Có lần lượt trình bày các luận điểm; sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm không?

+ Đã sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân chưa?

– Kết bài: Có khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân không?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 10 2023

A: What's your favorite festival?

(Lễ hội yêu thích của bạn là gì?)

B: It’s Mid- Autumn festival.

(Đó là tết Trung thu.)

A: Where does it happen? 

(Nó diễn ra ở đâu?)

B: It happens in some countries in Southeast Asia. 

(Nó diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.)

A: When does it take place?

(Khi nào nó diễn ra?)

B: It takes place from14th to 15th of the eighth month of Lunar calendar.

(Nó diễn ra từ 14-15 tháng Tám âm lịch.)

A: How did it start? 

(Nó bắt đầu như thế nào?)

B: The history of the Mid-Autumn Festival dated back over 3,000 years.

(Lịch sử của Tết Trung thu có niên đại hơn 3.000 năm.)

A: Why does it happen?

(Tại sao nó xảy ra?)

B: Because the Chinese believe that the Moon is at its brightest and fullest size, coinciding with harvest time in the middle of Autumn.

(Bởi vì người Trung Quốc tin rằng Mặt trăng có kích thước sáng nhất và đầy đủ nhất, trùng với thời gian thu hoạch vào giữa mùa thu.)

A: What do people do in the festival? 

(Mọi người làm gì ở lễ hội?)

B: People carry lanterns, eat moon cake, egg yolk, ...

(Mọi người mang đèn lồng, ăn bánh trung thu, lòng đỏ trứng,...)

A: What do you think of the festival?

(Bạn nghĩ gì về lễ hội?)

B: I think it’s so interesting.

(Tôi nghĩ nó thật thú vị.)

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.