K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2021

1.Sự thành lập.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941) tại Pác Bó – Cao Bằng. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

2.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945

Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do đảng ta lãnh đạo tồn tại trong vòng 10 năm (1941-1951, năm 1951 Mặt trậnVịêt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên Viêt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám.

-Mặt trậnViệt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi.

-Mặt trận Vịêt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

-Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của đảng giành thắng lợi.

-Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới., chuẩn bị cho kháng chiến.

21 tháng 1 2018

Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện nổi bật sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mới xuất hiện, sau một thời gian dài hàng trăm năm bị phân tán, chia rẽ, xói mòn. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã mở ra bước ngoặt trong việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc ở nước ta. Ngày 20-11-1941, Mặt trận Việt Minh đã nêu rõ mục tiêu là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với tiến bộ xã hội. Ðánh đuổi được Nhật, Pháp, nước ta xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, thực hiện phổ thông đầu phiếu, ban bố các quyền tự do dân chủ, nam nữ bình đẳng, các dân tộc thiểu số có quyền tự quyết, thực hiện giảm tô, chia lại công điền, thực hiện ngày làm 8 giờ, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, khuyến khích trí thức phát triển y tế, giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao...

Mặt trận Việt Minh tập họp mọi lực lượng yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đoàn kết với mọi tầng lớp, không phân biệt ngành nghề, sắc tộc, tôn giáo, mọi nhân sĩ, không thành kiến với quá khứ, cùng hợp tác vì mục tiêu cao nhất là độc lập, thống nhất cho đất nước.

27 tháng 4 2022

GIÚP MIK VỚI

2 tháng 4 2021

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :

 

Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

 

Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.

 

Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

 

Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.

Tk

16 tháng 3 2023

Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890 - 2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách mạng, lãnh tụ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, từ đó Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Với ý chí quyết tâm mãnh liệt đó, Nguyễn Ái Quốc đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

 

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:

-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.

-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.

-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.

-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

29 tháng 2 2016

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua  đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.

Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.

29 tháng 3 2021

Trong quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đóng nhiều vai trò quan trọng:

 

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

 

- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:

 

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

 

+ Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.

 

+ Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

 

+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

 

+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

 

- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

 

+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng.

 

+ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.