K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2023

2. Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.

=>Mẹ còn nói:" Người ta cười chết!"

b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiêu điều lắm.

=>Mọi người giống nhau nhiêu điều lắm.

c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

=>Tuy vậy, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

Nếu bỏ trạng ngữ trong các câu trên thì nội dung những câu văn không còn đầy đủ, chi tiết và khiến người đọc cảm thấy hay như trước nữa.

NG
22 tháng 12 2023

a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!” 

Nếu bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này” thì câu chỉ thông tin về sự việc chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể. 

b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. 

Nếu bỏ “Trên đời” câu sẽ mất đi tính phổ quát – điều mà người viết muốn nhấn mạnh. 

c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. 

Nếu bỏ cụm “Tuy vậy, trong thâm tâm” câu sẽ không cho ta biết điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu. 

NG
3 tháng 12 2023

- Các trạng ngữ trong câu khi bị lược bỏ sẽ khiến nội dung câu bị thiếu, không rõ ràng thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, nguyên nhân,...

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,...

4 tháng 12 2023

- Các trạng ngữ trong câu khi bị lược bỏ sẽ khiến nội dung câu bị thiếu, không rõ ràng thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, nguyên nhân,...

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,...

Bài 1: Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ)và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:1.     Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.2.     Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.3.     Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.4.     Vào khoảng tháng tư...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ)

và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

1.     Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.

2.     Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

3.     Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.

4.     Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.

5.     Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.

6.     Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.

Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím

1
8 tháng 4 2022

1.     Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.

2.     Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

3.     Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.

4.     Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.

5.     Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.

6.     Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.

Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím

In đậm ngiêng=trạng ngữ

In đậm:Chủ ngữ

in ngiêng=vị ngữ

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình,...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?

B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.

C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?

D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện        B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ điều kiện             D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ        B. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ

C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ        D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

A. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

C. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.

D. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.

Câu 5: Cho các câu:

(1) Nó rơi từ trên tổ xuống.

(2) Tôi đi dọc lối vào vườn.

(3) Con chó chạy trước tôi.

(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.

(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.

Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?

A. (2) - (3) - (5) - (4) - (1)          B. (2) - (3) - (1) - (4) - (5)

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)          D. (2) - (3) - (4) - (5) - (1)

1
11 tháng 6 2018

trả lời :

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy ? 

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện  

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ 

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

câu 5 :

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)      

cái này mik chưa chắc lắm đâu ! 

hok tốt

13 tháng 3 2022

  - các trạng ngữ : Năm ấy , Chẳng bao lâu, Khi chia tay

\(\Rightarrow\) nếu lược bỏ câu văn sẽ không rõ ý , không xác ddingj được thời gian địa điểm nơi chốn ...

13 tháng 3 2022

Cảm ơn nha!!

 

NG
5 tháng 10 2023

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả.

Trạng ngữ: Nay trong thời bình