K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 : Cho tam giac ABC có hai  đường trung tuýên BM va CN cắt nhau tại G . Gọi P , Q lần lượt là trung điểm của BG và CG . a) C/m tứ giác MNPQ là hình bình hành ?b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật c) C/m QP + MN = BCd) C/m diện tích của ba tam giác MNG , MGQ , MQC bằng nhauBài 2 : Cho tam gíac MNC vuông tại N . Đường trung tuyến ND . Gọi K là trung điểm của MN , E là điểm...
Đọc tiếp

Bài 1 : Cho tam giac ABC có hai  đường trung tuýên BM va CN cắt nhau tại G . Gọi P , Q lần lượt là trung điểm của BG và CG . 

a) C/m tứ giác MNPQ là hình bình hành ?

b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật 

c) C/m QP + MN = BC

d) C/m diện tích của ba tam giác MNG , MGQ , MQC bằng nhau

Bài 2 : Cho tam gíac MNC vuông tại N . Đường trung tuyến ND . Gọi K là trung điểm của MN , E là điểm  đối xứng với D qua MN .

a) C/m tứ giác DNCE là hình bình hành 

b) C/m tứ giác DNEM là hình thoi

c) Cho BC = 8cm , tính chu vi hình thoi DNEM

d) Tam giác MNC cần thêm điều kiện gì thì DCNE là hình thoi

Bài 3 : Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau . Gọi E , F , G , H theo thứ tự là trung điểm của AB , BC , CD , DA

a) Tứ giác EFGH là hình gì ? C/m 

b) Tính diện tích của tứ giac EFGH biết AC = 8cm , BD = 6cm

c) Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để tứ giác EFGH là hình vuông 

Bài 4 : Cho hình bình hành ABCD , K là giao điểm của hai đường chéo . Gọi M , N theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AD , BC . Các đường thẳng BM , DN cắt các đường chéo AC ở P và Q

a) Tứ giác BMDN là hình gì ? Vì sao

b) so sánh các đoạn thẳng AP , PQ , QC

c)Tứ giác MNPQ là hình gì ? C/m

d) Xác định tỉ số CA / CD để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật 

e) Tam gíac ABC phải thỏa mãn điều kiện gì để tứ giác MNPQ là hình vuông

 

 

 

 

 

0
24 tháng 10 2021

a: Xét ΔABC có 

N là trung điểm của AB

M là trung điểm của AC

Do đó: NM là đường trung bình của ΔABC

Suy ra: NM//BC và \(NM=\dfrac{BC}{2}\left(1\right)\)

Xét ΔGBC có 

P là trung điểm của GB

Q là trung điểm của GC

Do đó: PQ là đường trung bình của ΔGBC

Suy ra: PQ//BC và \(PQ=\dfrac{BC}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) suy ra MN//PQ và MN=PQ

hay MNPQ là hình bình hành

21 tháng 12 2021

a: Xét ΔABC có 

E là trung điểm của AB

D là trung điểm của AC

Do đó: ED là đường trung bình của ΔABC

Suy ra: ED//BC và ED=BC/2(1)

Xét ΔGBC có

M là trung điểm của BG

N là trung điểm của CG

Do đó: MN là đường trung bình của ΔGBC

Suy ra: MN//BC và MN=BC/2(2)

Từ (1) và (2) suy ra MN//DE và MN=DE

hay MNDE là hình bình hành

21 tháng 12 2016

A) ta có : ED là đường trung bình của tam giác ABC vậy ED song song với BC và ED=1/2BC*

              HK là đường trung bình của tam giác BGC vậy HK song song với BC và HK=1/2BC**

Từ *và ** suy ra : ED=HK=1/2BC; ED song song với HK

         vậy suy ra tứ giác EDHK là HBH

B) Nếu cần điều kiện từ tam giác ABC để tứ giác EDHK là HCN thì tam giác ABC cân tại A

 Vì khi tam giác ABC cân tại A thì ta sẽ có :  EB=DC

 xét tam giác EBC và tam giác DCB có :

EB=DC ( theo CM trên )

 BC cạnh chung

góc EBC = góc DCB ( vì ta đưa ra giả thiết tam giác ABC cân tại A)

vậy tam giác EBC= tam giác DCB

 suy ra : EC=DB 

mà ta lại có : EK=1/2EC

                   DH=1/2DB 

vậy EK=DB: mà theo phần a ta lại có tứ giác DEHK là HBH 

vậy tứ giác DEHK là HCN

Xét ΔABC có AN/AB=AM/AC=1/2

nên NM//BC và NM=1/2BC(1)

Xét ΔGBC có GP/GB=GQ/GC=1/2

nên PQ//BC và PQ=BC/2(2)

Từ (1), (2) suy ra NM//PQ và NM=PQ

=>MNPQ là hình bình hành

28 tháng 12 2015

bạn tự vẽ hình nha

a)Trong tam giác ABC có: E là trung điểm của AB; D là trung điểm của AC

=> ED là đường trung bình của ABC

=> ED//BC và ED=\(\frac{1}{2}\)BC (1)

=> tứ giác BEDC là hình thang

b) Trong tam giác CBG có: M là trung điểm của GB; N là trung điểm của GC

=> MN là đường trung bình của tam giác CBG

=> MN//BC và MN=\(\frac{1}{2}\)BC (2)

Từ (1) và (2) => ED//MN và ED = MN

=> tứ giác MEDN là hình bình hành

c) Tứ giác MEDN là hcn <=> MEDN là hbh

Có 2 đường chéo bằng nhau <=> EN = DM

Mà EN = \(\frac{2}{3}\)EC; DM = \(\frac{2}{3}\)DB

Lại có: hình thang BEDC có EC = BD

=> BEDC là hình thang cân tại A

Vậy tam giác ABC tại thì tứ giác MEDN là hcn

21 tháng 10 2021

TL:

a,Glà trọng tâm của tam giác ABC nên GD =1/2 BG suy ra GM= GD

Tương tự EG=GN suy ra MNDE là hình bình hành

^HT^